![]() | ![]() |
Đỗ Phong
![]() |
Lễ ký thỏa thuận thực hiện Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM chiều 23/8. Ảnh: Lê Văn |
GS Châu cho biết, Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM là lần đầu tiên tại Việt Nam một doanh nghiệp tài trợ cho một hoạt động khoa học mà lại là một chuỗi bài giảng dù trên thế giới, hình thức này khá phổ biến.
"Hy vọng rằng chuỗi bài giảng đặc biệt của VIASM theo hình thức này sẽ là mở đầu cho sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam tới các hoạt động khoa học. Bởi lẽ, bên cạnh việc tài trợ cho các hoạt động thể thao, giải trí các doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn tới các hoạt động khoa học" - GS Châu nói.
Chuỗi bài giảng về toán ứng dụng sẽ có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đến Việt Nam để chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng toán học trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng Toán trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.
Theo GS Châu, từ 2 năm trước, VIASM đã nhận ra rằng công đồng toán Việt Nam vẫn còn yếu về nghiên cứu ứng dụng. "Đến nay đa phần các nghiên cứu (toán học) vẫn chưa có địa chỉ ứng dụng thật sự hiệu quả" - GS Châu nói.
Chính vì vậy, VIASM mong muốn chuỗi bài giảng toán ứng dụng sẽ là bước đầu triển khai các nghiên cứu ứng dụng toán học và các khóa đào tạo, từ đó thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng toán học, triển khai thí điểm và ứng dụng toán học trong nhiều lĩnh vực kinh tế - tài chính - xã hội.
Bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng đặc biệt này là về ứng dụng toán trong cơ học chất rắn được thực hiện bởi GS John Ball đến từ Trường ĐH Oxford, Vương quốc Anh từ 23-25/8. Vào năm tới, dự kiến sẽ có bài giảng về ứng dụng toán trong ứng phó biến đổi khí hậu do GS Henri Berestycki đến từ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Toán CAMS.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản Việt, đại diện đơn vị tài trợ cho biết, đơn vị này sẽ tài trợ khoản kinh phí từ 10.000-15.000 đô la Mỹ mỗi năm để VIASM để thực hiện chuỗi bài giảng này.
Lê Văn
" alt=""/>'Nghiên cứu toán học của Việt Nam chưa có ứng dụng hiệu quả'Trục trặc từ khâu trung gian
Trải nghiệm Thông tư 30 từ những ngày đầu đi vào triển khai, điều mà chị Cao Thị H (một giáo viên tiểu học ở Hà Nội) cảm nhận rõ nhất là sự dài dòng và nhàm chán trong việc đánh giá học sinh. Tuy nhiên, chị H vẫn phải cam chịu bởi đó là chỉ đạo từ cấp phòng giáo dục.
“Đa số đồng nghiệp của tôi đi tập huấn Thông tư 30 về đều chia sẻ rất hoang mang. Hai buổi nghe chuyên viên phòng giáo dục nói mà điều ấn tượng nhất trong đầu chúng tôi chỉ là nỗi sợ hãi khi phải ghi nhiều trong các cuốn sổ”, chị H kể.
![]() |
Nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư 30 bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Chị H cho rằng, không chỉ chị mà hầu hết các giáo viên không ngại khó, ngại khổ khi nhận xét học sinh, mà ức chế bởi làm việc trong trạng thái bị áp đặt. “Đáng lẽ các lãnh đạo ngành phải hiểu chuyện viết nhận xét được tất cả học sinh là phi thực tế trước nền giáo dục mà sĩ số học sinh mỗi lớp là quá đông. Giáo viên chấm điểm đã hết giờ huống hồ ghi nhận xét được hết học sinh”, chị H phàn nàn.
Chị nói thêm: “Bộ trưởng hãy thử “vi hành” thực sự mà không đánh động báo trước các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường thì sẽ hiểu giáo viên vất vả ra sao. Áp lực từ phụ huynh đã khổ sở, giáo viên còn chịu áp lực lớn hơn gấp bội từ phòng giáo dục và nhà trường”.
Từng 20 năm kinh nghiệm và nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố, chị Vũ Thị Nhung (Nam Định) cho rằng TT30 gặp sự phản ứng của giáo viên một phần cũng bởi những bắt bẻ, áp đặt máy móc từ cấp phòng, sở.
Chị Nhung kể: “Tôi đã trực tiếp góp ý với lãnh đạo cấp trường nhưng thực tế là không ăn thua gì. May ra đến “tai” Bộ có biết được thì mới mong thay đổi được một chút. Tinh thần TT30 có rất nhiều mặt tích cực đặc biệt không gây áp lực cho học sinh, nhưng về tới phòng giáo dục thì bắt giáo viên ghi thế này thế khác, thậm chí áp đặt từng câu từng chữ”.
Chị Nhung chia sẻ: “Nói thật giờ dạy một lớp 50-60 học sinh mà bắt bẻ từng câu từng chữ, mỗi em một lời phê khác nhau thì chúng tôi không thể nghĩ ra được để tránh trùng lặp”.
Theo chị Nhung, để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT cần quán triệt, làm tư tưởng đến các khâu trung gian để giáo viên không bị ép.
“Cũng cần có khung cụ thể để thực hiện chứ nói chung chung rất dễ xảy ra chuyện mỗi cấp sẽ làm theo cách hiểu của mình mà Bộ cũng khó kiểm soát và giáo viên cũng không biết dựa vào cái gì để mà nói”, chị Nhung đề xuất.
Anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên tiểu học ở Bình Phước chia sẻ: “Thực tế không phải giáo viên không biết tinh thần nhân văn của TT30 và quan điểm của Bộ. Nhưng có xuống thực tế với giáo viên một ngày mới thấy, TT30 nhân văn nhưng qua những khâu trung gian đã bị méo mó. Giáo viên vất vả quá đâm chán. Nói nhiều quá nhưng chả ai nghe, chúng tôi cũng chả buồn nói nữa”.
![]() Bộ GD-ĐT chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30 Ngoài việc chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30 đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra những giải thích để gỡ rối trong quá trình thực hiện. " alt=""/>“Thông tư 30 méo mó vì các cấp quản lý trung gian”
|