Theo đó, nếu giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ nếu được tuyển chọn dạy tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh sẽ nhận được hỗ trợ từ 100 - 220 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu các thầy cô có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh và có cam kết lâu dài (ít nhất 10 năm) thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương giá trị 1 căn nhà ở xã hội trên địa bàn TP Bắc Ninh có diện tích khoảng 70 m2).
Nghị quyết có hiệu lực từ 1/8, đến nay đã hơn 7 tháng.
![]() |
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Huy Phú, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính (Sở GD-ĐT Bắc Ninh) cho hay, Nghị quyết 02 sau khi ra đời đã kế thừa chính sách thu hút nhân tài của Nghị quyết cũ và đã giải quyết được chế độ chính sách cho 2 tiến sĩ dù 2 người này được tuyển dụng từ trước.
“Cũng có một số người tham khảo, nhưng từ tháng 8/2021 đến nay do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cũng chưa thu hút được thêm trường hợp nào. Cụ thể, những người học hàm giáo sư, phó giáo sư thì chưa thấy liên hệ. Còn tiến sĩ, có một số tiến sĩ trẻ hoặc đang giảng dạy ở một số trường dạy nghề liên hệ. Tuy nhiên, qua trao đổi, nói rõ việc phải tham gia giảng dạy đối tượng học sinh chuyên thì họ cũng tự rút lui. Số liên hệ tới Sở cũng chưa nhiều”, ông Phú nói.
“Cũng có thể họ lăn tăn về trường với sự đãi ngộ và sự quan tâm như thế trước mắt có thuận lợi, song cũng lo ngại, có sức ép rằng liệu mình có thể đảm bảo hoàn thành công việc như kỳ vọng”.
Ông Phú nói là đầu mối trung gian, Sở cũng có những kênh thúc đẩy kết nối qua kênh thông tin của các thầy cô, các thế hệ cựu học sinh chuyên giới thiệu, song kết quả chưa được như kỳ vọng.
Bởi tầm giáo sư thì thường đã tập trung công việc nghiên cứu sâu ở các trường đại học. Các trường hợp tiến sĩ thì có thể họ thấy chính sách tốt nhưng còn cân nhắc việc gia đình, thay đổi môi trường công tác, bậc dạy.
“Tôi có điện trao đổi, tư vấn thì cũng có trường hợp bảo dù rất muốn nhưng nếu về, bản thân thuận, nhưng gia đình chưa chắc đã thuận. Bởi khi họ về Bắc Ninh thì phải kéo theo cả gia đình, vợ con về cho thuận tiện, nhưng đi kèm với những xáo trộn về công việc, học hành, nên cũng rất lăn tăn”.
Ông Phú cho rằng, dù chính sách đãi ngộ tốt nhưng để giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về tỉnh/trường, phải phụ thuộc nhiều yếu tố, chứ không chỉ ở mặt tài chính.
“Những người đang công tác ổn định ở một địa phương, giờ bảo chuyển về tỉnh Bắc Ninh công tác thì cũng phải cân nhắc. Tôi nghĩ chính sách này sẽ phù hợp với những trường hợp còn trẻ, chưa quá ổn định mọi mặt và xác định Bắc Ninh làm bến đỗ luôn, còn nếu phải xáo trộn cả một hệ thống thì chắc chắn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều”.
Ông Nguyễn Nho Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - đơn vị thụ hưởng của chính sách này cũng thừa nhận dù rất mong muốn kiếm được một vài trụ cột nhưng: "Từ khi Nghị quyết 02 của tỉnh có hiệu lực đến nay, rất tiếc chưa trình đề xuất chi được đồng nào”.
Ông Hòa nói, người có học hàm phó giáo sư trở lên “vắng bóng” hoàn toàn nhưng số tiến sĩ ở các tỉnh ngoài liên hệ với ông để hỏi chuyện về trường cũng đến chục người. Tuy nhiên, cũng chỉ mới dừng lại ở việc hỏi, chưa thấy ai thông tin muốn về hay không.
“Cũng không phải dễ gì mà thu hút được. Bởi những người có trình độ, có uy tín, được biết đến nhiều và nhiều nơi muốn tuyển thì nói thật 1 tỷ đồng (với cam kết dạy ít nhất trong 10 năm) không là gì. Những nhà khoa học đó thì họ có quá nhiều sự lựa chọn, thậm chí có công ty, doanh nghiệp riêng”.
Ông Hòa cho rằng, đây là chính sách có thể nói cực kỳ ưu việt đối với trường chuyên, giúp nhà trường có cơ hội chào mời, thu hút thầy cô tốt cho công tác chuyên môn.
“Trước đây chỉ là “gạ” suông, giờ là có chính sách hẳn hoi. Nhưng chính sách đó, song để mời được các vị không phải dễ”, ông Hòa nói.
Ông Hòa hy vọng, thời gian tới, trường chuyên có thể tuyển được người như kỳ vọng của Nghị quyết.
Thanh Hùng
Hai tiến sĩ Toán học đang dạy trường chuyên nói để thu hút giáo viên giỏi về trường chuyên thì cần nhiều yếu tố.
" alt=""/>Chi tiền tỷ tuyển giáo sư, tiến sĩ về trường chuyên: Hơn 7 tháng, không tuyển nổi một ngườiTham gia đối thoại cùng các cán bộ Ngoại giao trẻ tại hơn 100 điểm cầu trong nước và thế giới có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và các trợ lý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung, lãnh đạo các đơn vị của Bộ. Đặc biệt có sự tham dự của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - PGS Lê Hải Bình; Bí thư Trung ương Đoàn - Nguyễn Phạm Duy Trang.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cán bộ ngoại giao trẻ là lực lượng nòng cốt của Bộ Ngoại giao, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia dân tộc, phục vụ đất nước và nhân dân. Để làm được điều đó, các cán bộ trẻ cần phải thể hiện được động lực, lòng yêu nghề, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu và nâng cao bản lĩnh chính trị.
Bộ trưởng cho rằng điều quan trọng là mỗi cán bộ ngoại giao cần phải xác định được lý tưởng, hoài bão, “không có nhiệt huyết, ko có động lực, rõ ràng như cỗ máy ko có nhiên liệu, không có năng lượng để hoạt động”.
PGS Lê Hải Bình - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương |
Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình nhấn mạnh việc tự rèn luyện thường xuyên của thanh niên, tu dưỡng thông qua các hoạt động sinh hoạt chính trị và hoạt động đối thoại và đặc biệt là được tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để phát triển.
Bên cạnh bản lĩnh chính trị vững vàng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cán bộ ngoại giao cần phải chuyên nghiệp trong phong thái và phương pháp làm việc. Việc rèn luyện các kỹ năng như phát biểu, đàm phán là quan trọng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tính sáng tạo, đổi mới là nhu cầu cấp thiết đồng thời đặt ra nhiều kỳ vọng vào sự sáng tạo của các cán bộ trẻ.
Giám đốc Học viện Ngoại giao và Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại buổi đối thoại
Phát biểu kết thúc đối thoại, Bộ trưởng yêu cầu Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao tăng cường tổ chức các hoạt động nghiên cứu sâu nhằm quán triệt, làm rõ nội dung về đối ngoại đề cập trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đề nghị cấp ủy trong toàn ngành ngoại giao xây dựng môi trường làm việc hài hòa, lành mạnh, giúp cán bộ ngoại giao trẻ rèn luyện cả trí lực lẫn thể lực, góp phần xây dựng ngành ngoại giao bản lĩnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Bộ trưởng đề nghị Học viện Ngoại giao, Văn phòng Đảng ủy – Đoàn thể phối hợp cùng các đơn vị xây dựng Đề án phát triển thanh niên ngoại giao tới năm 2030, hướng tới xây dựng một thế hệ thanh niên ngoại giao toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại.
Doãn Hùng
Đây là năm đầu tiên Học viện Ngoại giao chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính và cũng là dịp khánh thành tòa nhà giảng đường mới, khang trang và hiện đại.
" alt=""/>Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đối thoại với sinh viên và cán bộ ngoại giao trẻ