Không cồng kềnh như các máy ảnh ống rời (DSLR), lại kinh tế, dễ sử dụng và hợp thời trang, các máy ảnh cảm ứng đang lên ngôi trong mùa du lịch này. Cùng điểm qua một số máy ảnh cảm ứng được ưa chuộng nhất:
1. Nikon S80
Nikon S80 với thiết kế thanh lịch và tối giản hóa mọi hoạt động ngắm chụp, giúp người dùng không cần lo lắng về những cài đặt rắc rối. Nó sở hữu màn hình cảm ứng 3.5-inch, độ phân giải 819.000 điểm ảnh cho hình ảnh hiển thị sắc nét. Bên cạnh khả năng tái tạo màu sắc hợp lí cùng lượng tiêu thụ điện năng thấp, S80 loại bỏ gần như hoàn toàn những nút bấm thô cứng (duy nhất chỉ còn nút bấm chụp) nên bạn có thể trông cậy mọi thứ vào màn hình cảm ứng. Hỗ trợ đa chạm đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng màn hình để lấy nét, chụp hình hay zoom. Máy sở hữu cảm biến 14MP, quay phim HD 720p và hệ thống ổn định hình ảnh xuất sắc của Nikon. Giá bán lẻ của Nikon S80 là 179,88 euro (~5.274.000 đ).
2. Sony DSC-TX10
Với vóc dáng mảnh dẻ chỉ 17,9mm, DSC-TX10 thực sự phù hợp và lí tưởng khi cần mang theo một máy ghi hình trong túi áo. Máy ảnh của Sony sở hữu màn hình LCD 3-inch, độ phân giải 912.000 điểm ảnh cùng cảm biến 16.2MP, hỗ trợ quay phim full HD AVCHD. Ấn tượng hơn, mẫu máy du lịch này còn tích hợp chế độ Sweep Panorama, cho phép tự động nối các bức ảnh chụp liên tiếp thành một tấm ảnh panorama hoàn chỉnh. Ngoài ra, TX10 còn có thể chụp các bức ảnh 3D tĩnh.
Với khả năng chống thấm nước, chống bụi, chống sốc, chống đóng băng, TX10 là thiết bị tuyệt vời để bạn mang theo bất cứ đâu. DSC-TX10 là mẫu máy ảnh du lịch cảm ứng đắt nhất với giá bán 288,17 euro (~8.449.000 đ), tuy nhiên, những tính năng trong cỗ máy nhỏ gọn này sẽ không làm bạn đắn đo nhiều khi móc hầu bao.
3. Canon IXUS 310 HS
IXUS 310 HS sở hữu máy ảnh 12.1MP zoom quang 4.4x và màn hình cảm ứng 3.2-inch 16:9 với độ phân giải 461 nghìn điểm ảnh, do đó không còn vị trí cho kính ngắm quang học hay các chi tiết khác (trừ nút xem lại ảnh). Máy ảnh cũng hỗ trợ quay phim HD với chế độ slow motion độc đáo và một loạt các bộ lọc cho hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt.
Nó khá cồng kềnh so với các máy ảnh cảm ứng khác nhưng chất lượng hình rất ấn tượng và khá đẹp ngay cả ở mức ISO cao nhất 3200. Mức giá Canon đưa ra là 225 euro (~6.597.000 đ).
4. Panasonic DMC-FS37
Theo hãng nghiên cứu Forrester Research, tổng lượng máy tính bảng bán ra có thể đạt 26 triệu chiếc trong năm 2011 riêng tại thị trường Mỹ, và sẽ tiếp tục tăng 82,1% tới năm 2015. Hãy cùng nhìn lại lịch sử của máy tính bảng - một trong những thiết bị công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay:
Dynabook (1968)
Hãy tưởng tượng về một máy tính giống chiếc bảng con, với kích cỡ không lớn hơn quyển vở viết tay và nặng dưới 4 pound, làm việc thông qua màn hình chạm với bàn phím nổi, kết nối Internet và có giá dưới 500 USD.
Năm 1968, Alan Kay – một kĩ sư tại Xerox PARC - đã hình thành những ý tưởng này để tạo ra một thiết bị có tên Dynabook. Kay chịu trách nhiệm chính xây dựng giao diện và chương trình định hướng cho Dynabook và tin rằng nó có thể trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục đắc lực. Dybabook không bao giờ được sản xuất, nhưng vào năm 1972, Kay đã trình bày mọi chi tiết vào một tài liệu có tên “Mỗi máy tính cho một trẻ em mọi lứa tuổi”. Hình dung của Kay khác hoàn toàn với mục đích sử dụng giải trí và kinh doanh như chúng ta ngày nay. 40 năm sau, Kay đang là một thành viên tích cực của dự án One Laptop per Child - Mỗi trẻ em, một laptop.
Apple Bashful (1983)
Apple có lẽ sẽ rất xấu hổ về mẫu máy tính bảng có tên Bashful của mình, bởi nó chưa bao giờ được ra mắt. Những bức ảnh về mô hình của nó, và những phần phụ thêm như bàn phím, bút, ổ đĩa mềm, điện thoại và vỏ cầm tay – được đơn vị đồng thiết kế Frog Design tiết lộ. Người sáng lập của Frog – Hartmut Essligner đã nảy ra ý tưởng về thiết kế Snow White cho Apple, bắt đầu áp dụng ở mẫu Apple Iic và được gán nhãn hiệu năm 1990.
GriD Systems GriDPad (1988)
Nói Gridpad là mô hình mẫu cho Palm là có lí do. Cả hai cùng chung “ông tổ” là Jeff Hawkins – người truyền bá nền tảng máy tính dựa vào bút cảm ứng, đã thành lập Palm Computing và Hanspring. Máy tính màn hình cảm ứng Gridpad hoạt động dựa trên hệ thống nhận dạng chữ viết tay phát triển bởi Hawkins hay còn gọi là Graffiti và sau này được sử dụng trong các thiết bị Newton của Apple và Palm. Gridpad khá cơ động, nhưng với mức giá 2.370 USD, nó ở ngoài tầm với của nhiều người và chỉ giới hạn trong các viện chăm sóc sức khỏe cũng như cơ quan hành pháp. Học viện MoMA đã đặt Gridpad vào trong bộ sưu tập mẫu thiết kế như một sự tôn vinh với thiết bị này.
Freestyle của Wang Laboratories (1989)
Wang Laboratories gia nhập thị trường máy tính bảng với thiết bị dựa trên nền tảng bút cảm ứng, cho phép người dùng viết lên bất cứ tệp tin nào hay chú thích bằng các ghi chú thoại qua thiết bị cầm tay và gửi qua email. Freestyle là một thiết bị được chào đón ở các văn phòng vốn xem việc biên dịch là một cơn ác mộng. Freestyle được bán riêng lẻ từng phần: máy tính bảng, bút, thẻ giao tiếp, phần mềm, cáp, điện thoại, fax, máy scan hoặc trọn gói.
" alt=""/>Hành trình máy tính bảng từ 1968 đến 2012