Yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khẩn trương triển khai giải pháp
Cụ thể, sau khi nắm thông tin phản ánh của báo Dân trívề việc "bệnh nhân cấp cứu phải nằm dưới sàn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch truyền dịch", chiều 28/11 và sáng 29/11, Ban Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã có các buổi làm việc với lãnh đạo bệnh viện nêu trên.
Các lãnh đạo Sở Y tế TPHCM làm việc tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sáng 29/11 (Ảnh: SYT)
Sau khi nghe ông Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch báo cáo tình hình quá tải bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, theo dõi thực tế khoa Cấp cứu và các khoa nội trú của bệnh viện, ban lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cũng tiến hành nghe chia sẻ kinh nghiệm của đại diện Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Nhi đồng 1 về các biện pháp giảm tải cho khoa cấp cứu của hai đơn vị này.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khẩn trương triển khai nhiều giải pháp.
Cụ thể, có 3 việc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cần làm ngay.
Thứ nhất, bố trí thêm giường bệnh tại các khoa nội trú. Dự kiến, bệnh viện sẽ bố trí thêm tổng cộng 50 giường, Sở Y tế sẽ điều động số giường dự trữ để hỗ trợ bệnh viện nếu cần.
Thứ hai, phải tổ chức khám, sàng lọc số bệnh nhân đang nằm theo dõi và điều trị tại khoa Cấp cứu, chuyển những bệnh nhân không hội đủ tiêu chí cấp cứu lên các khoa nội trú đã bố trí thêm giường.
Thứ ba, phải triển khai tổ công tác chuyên trách cải tiến chất lượng khoa Cấp cứu, do Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trực tiếp chỉ đạo.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phải tổ chức khám, sàng lọc số bệnh nhân đang nằm theo dõi và điều trị tại khoa Cấp cứu (Ảnh: Diệu Linh).
Kế đến, có 4 việc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cần tiếp tục cải tiến trong thời gian tiếp theo. Thứ nhất, cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân nặng tại mỗi khoa lâm sàng.
Thứ hai, ứng dụng chuyển đổi số giúp khoa Cấp cứu kịp thời nắm bắt tình hình giường bệnh tại các khoa nội trú để chuyển bệnh. Thứ ba, xây dựng và cập nhật tiêu chí nhập khoa Cấp cứu và các khoa nội trú.
Thứ tư, tăng cường hoạt động tư vấn, hoạt động hỗ trợ người bệnh và người nhà, khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh tại khoa Cấp cứu và các khoa nội trú của bệnh viện.
Sở Y tế TPHCM trân trọng phản ánh của báo Dân trí
Sở Y tế TPHCM ghi nhận và bày tỏ trân trọng các bài phản ánh của báo Dân trí, đồng thời khẳng định ngành Y tế sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến, phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành và các bệnh viện, cải thiện tình trạng quá tải và đảm bảo chất lượng trong khám chữa bệnh trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TPHCM khuyến cáo, giai đoạn cuối năm là khoảng thời gian thường có số lượt bệnh nhân đến khám, điều trị và cấp cứu tăng cao.
Do đó, Sở Y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện phải rà soát, kiểm tra việc thực hiện "Khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cấp cứu của các bệnh viện và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TPHCM" (theo Công văn số 3495/SYT-NVY ngày 23/4/2024).
Cảnh bệnh nhân ghép giường, nằm dưới sàn khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thời gian qua (Ảnh: Diệu Linh).
Trước đó, phóng viên Dân tríghi nhận việc nhiều bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch những ngày qua phải ghép giường ở khoa Cấp cứu. Vì quá chật chội, nhiều người phải trải chiếu nằm dưới sàn. Đáng chú ý, có những trường hợp bệnh nhân phải truyền dịch khi đang nằm nền đất.
Chiều 28/11, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ký văn bản gửi Sở Y tế TPHCM, về việc rà soát, xác minh nội dung phản ánh của báo Dân trí.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TPHCM khẩn trương làm rõ nội dung phản ánh nêu trên để kịp thời chấn chỉnh, chỉ đạo. Đồng thời, Sở Y tế TPHCM phải báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 3/12.
" alt=""/>Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phải tăng giường sau phản ánh của Dân tríNguyên liệu chuẩn bị:
- 300ml sữa tươi
- 200ml whipping cream
- 50gr socola
- 70gr bột cacao
- 60gr đường
- 1 chút xíu muối
- 1 muỗng cà phê vanilla
- 1 lòng đỏ trứng gà.
Cách thực hiện:
Bước 1:Cho bột ca cao vào một chiếc bát, thêm khoảng 40ml nước sôi vào khuấy đều cho tan. Tiếp đó bạn cho sữa tươi vào tô socola, hòa tan trên lửa nhỏ. Khi tất cả đã hòa tan thì tắt bếp. Cho bột cacao vào hòa thật đều.
![]() |
Cho bột ca cao vào một chiếc bát, thêm nước sôi vào khuấy đều cho tan (ảnh khám phá) |
Bước 2: Cho lòng đỏ trứng, đường, muối vào âu. Bạn trộn các nguyên liệu này cho thật mịn.
Bước 3: Cho kem tươi vào trộn chung, sau đó cho vanilla vào trộn đều. Cuối cùng cho nguyên liệu ở bước 1 vào trộn chung.
![]() |
Cho kem tươi vào trộn chung, sau đó cho vanilla vào trộn đều (ảnh khoe&dep) |
Bước 4: Cho kem vào một chiếc hộp và dàn mặt kem mịn rồi cho vào ngăn đá khoảng 4 tiếng là dùng được rồi nhé.
![]() |
Cho kem vào một chiếc hộp và dàn mặt kem mịn rồi cho vào ngăn đá khoảng 4 tiếng là dùng được rồi nhé. (ảnh khám phá) |
Trong tiết trời nắng nóng của mùa hè, thưởng thức những miếng kem tươi socola ngọt lịm mát rượi như tan chảy cả cơ thể thành nước bên cạnh bạn bè, người thân trong gia đình thì thật là điều thú vị. Còn chần chờ gì nữa khi không thêm ngay món kem độc đáo này sổ tay giải khát mùa hè của bạn chứ.
![]() |
Chỉ với 4 bước đơn giản bạn đã có món kem thơm ngon mát lạnh (ảnh khoe&dep) |
Minh Giang (tổng hợp)
" alt=""/>cách làm kem socola ngon tuyệtSau khi thăm khám, bác sĩ kết luận niêm mạc thực quản của trẻ bị phù nề, xung huyết, dạ dày có dịch vị lẫn máu đông, niêm mạc phù nề xung huyết... Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định, các tổn thương đã dần hồi phục, có thể tự ăn và vừa được xuất viện.
Theo các chuyên gia, hóa chất NaOH có tên gọi khác là Natri Hidroxit hoặc xút vảy, xút ăn da. Đây là hóa chất xếp hạng 1 các loại hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, thường tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, không mùi và tan nhanh trong nước lạnh.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và tò mò với những đồ vật trong phạm vi hoạt động của mình. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ khi chơi, cất kỹ và để xa tầm với của trẻ các đồ vật như vật sắc nhọn hay hóa chất để tránh cho trẻ tiếp xúc phải, hạn chế nguy cơ gặp tai nạn sinh hoạt.
Trường hợp không may tai nạn xảy ra, gia đình nên cấp cứu bé bằng cách rửa vết thương liên tục bằng nguồn nước sạch có sẵn gần nhất. Sau đó, đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiếp tục xử trí nhằm hạn chế tổn thương sâu cho trẻ.