Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, ngày 3/1 tại cảng Cát Lái, lực lượng chức năng phát hiện công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tin học Nguyên Thảo và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phong Nhi (TP.HCM) có hành vi nhập khẩu hàng cấm, khai khống hàng có trị giá lớn để chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.
Hai lô hàng được doanh nghiệp mở tờ khai hải quan từ ngày 18/12/2017. Trên tờ khai hải quan, công ty Nguyên Thảo khai báo hàng hóa nhập khẩu gồm adaptor vi tính Dell, vỏ máy vi tính, phần mềm quản lý nhân sự, tờ giấy chứa phần mềm, tất cả hàng hóa mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Trị giá lô hàng trên 1,8 triệu USD.
" alt=""/>Phát hiện gần 1800 laptop cũ nhập vào Việt NamBắt chước? Đúng vậy! Jobs và cả hãng Apple không hề né tránh cách nói này, thành công của Apple được xây dựng trên cơ sở bắt chước sự sáng tạo của người khác. Giống như Jobs đã nói: "Không phải mỗi người đều phải tự trồng lương thực cho mình ăn, cũng không phải mỗi người đều phải tự làm ra quần áo cho mình mặc, chúng ta nói thứ ngôn ngữ do người khác phát minh, sử dụng toán học người khác phát minh... chúng ta đang sử dụng thành quả của người khác. Sử dụng kinh nghiệm và kiến thức đã có của nhân loại để sáng tạo là một điều tuyệt vời". Không thể phủ nhận rằng, bắt chước là một giải pháp để nâng cao trí tưởng tượng của bản thân, khiến bản thân không ngừng sáng tạo thêm.
Năm 1979, Apple bắt đầu nỗ lực khai thác dòng máy tính kiểu mới, chuyện này có vẻ khiến Jobsđau đầu. Vì vậy ông quyết định tới trung tâm nghiên cứu Palo Alto của hãng Xerox để tham quan,khảo sát. Ở đây, Jobs vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một chiếc máy tính đáng kinh ngạc – Alto.
Chiếc máy tính này có rất nhiều tính năng được coi là đột phá trong lịch sử chế tạo máy tính khiấy: Giao diện đồ họa người dùng, đồ họa raster, chuột, kết nối mạng, cửa sổ di động... Giờ đây nhìn lại, có thể coi đó là một phát minh vĩ đại mang tính cách mạng trong lịch sử phát triển của máy tính cá nhân, nhưng chính những phát minh vĩ đại này lại bị ghẻ lạnh một thời gian rất dài trong phòng thí nghiệm của hãng Xerox, họ không hề nhận thấy giá trị thương mại to lớn tiềm ẩn bên trong, còn Jobs - với con mắt tinh tường – đã nhận ra giá trị ấy. Sau khi kết thúc chuyến tham quan, Jobs quyết định đưa những kĩ thuật mới nhìn thấy ở công ty Xerox như chuột, giao diện đồ họa, LAN, File server vào series máy tính cá nhân mới của Apple.
Nếu câu chuyện này vẫn chưa đủ sức thuyết phục thì chúng ta hãy xem tiếp ví dụ về việc Jobs sử dụng kĩ thuật kết nối USB. Bản quyền phát minh kĩ thuật này thuộc về hãng Intel, nhưng Apple lại là hãng đầu tiên gắn nó với máy tính cá nhân và phát triển kĩ thuật này. Những ví dụ như vậy còn rất nhiều, ví dụ như mạng không dây Wi-Fi, kĩ thuật này cũng không phải do Apple nghiên cứu ra mà là công ty Lucent, nhưng nó cũng bị ghẻ lạnh giống như Alto của hãng Xerox, gần như không ai chú ý tới phát minh mang tính đột phá đủ để làm thay đổi tiến trình phát triển của máy tính cá nhân này. Chính Apple đã đưa kĩ thuật này vào trong máy tính cá nhân một cách sáng tạo, mở ra thời đại mới về mạng không dây cho laptop.