Theo quy định mới được Sở đưa ra, các hoạt độngdạy thêm, học thêm trong nhà trường, trung tâm, các đơn vị trực thuộc, các cơ sở ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hoá hoặc trung tâm ngoại ngữ, tin học đang sử dụng cơ sở vật chất nhà trường phải báo cáo lộ trình ngưng hoạt động và có kế hoạch giải thể gửi về Sở.
Trong đó, đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, hiệu trưởng lập hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động, hạn chót là ngày 30/9/2016.
![]() |
Từ năm học 2016 - 2017 học sinh TP.HCM không học thêm trong trường |
Đối với cơ sở ngoại ngữ, tin hoc, bồi dưỡng văn hóa hoặc trung tâm ngoại ngữ, tin học, tin học đang sử dụng cơ sở vật chất nhà trường, hiệu trưởng thông báo chủ đầu tư chấm dứt hoạt động và lập hồ sơ đề nghị giải thể gửi về Sở tước ngày 31/1/2017.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng lưu ý trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, Sở sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi của học sinh, phụ huynh và giáo viên. Sau thời gian nêu trên, các đơn vị nào chưa thực hiện theo hướng dẫn, hiệu trưởng nhà trường phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sở cũng có văn bản đề nghị ổn định tư tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đào tạo thành phố.Trong văn bản này nêu rõ nội dung báo cáo của Sở phục vụ đoàn khảo sát tại buổi làm việc ngày 31/8 giữa Sở GD-ĐT và đoàn khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội (Hội đồngnhân dân Thành phố) về tình hình dạy thêm học thêm (có nội dung gây tranh cãi là đuổi việc giáo viên dạy thêm học sinh mình đang dạy chính khóa ở trường trong bất cứ hoàn cảnh nào - PV) không phải là văn bản chỉ đạo, điều hành.
Nội dung "đầy đủ, chính xác" của buổi làm việc này được Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin rõ lại. Cụ thể, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất với UBND Thành phố những giải pháp nhằm quản lý tốt việc dạy thêm học thêm theo chỉ đạo của Thường trựcThành ủy gồm 5 nội dung. Trong đó, nội dung gây dư luận là "đuổi việc giáo viên" được Sở thông tin lại thành: "Không cho phép giáo viên dạy học sinh mình đang dạy chính khóa trong bất cứ trường hợp nào. Xử lý ở mức cao nhất nếu giáo viên vi phạm".
Lãnh đạo Sở cũng nêu rõ từ năm học 2016 - 2017 TP.HCM chấm dứt việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong tất cả các trường học theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và chấp thuận của Bộ GD-ĐT. Điều này không đồng nghĩa với việc cấm giáo viên dạy thêm, giáo viên vẫn có thể dạy thêm tại các trung tâm, cơ sở dạy thêm có phép bên ngoài nhà trường theo đúng quy định tại Thông tư 17/2012 của Bộ GD-ĐT và Quyết định số 21 của UBND TP.HCM quy định quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
Việc xử lý nghiêm cán bộ quản lý,giáo viên vi phạm quy định về dạy thê, học thêm là cấn thiết, nhằm tạo môi trường giáo dục tốt cho học sinh theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố và Bộ GD-ĐT.
Ngân Anh
" alt=""/>TP.HCM đưa lộ trình ngừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường"Cả làng đi học thì con mình mới dám đến trường"
Thời điểm hiện tại, lượng học sinh đi học ở xã Kỳ Hà cũng chỉ “nhích” hơn so với ngày khai giảng, hơn 1.000 học sinh không được cha mẹ cho đến lớp. Nhiều người dân cho rằng, chừng nào con em cả làng cùng đi học thì họ mới dám cho con đến trường.
Cụ thể, tại Trường THCS Hà Hải (phân hiệu 1) mới chỉ có 94/520 em học sinh đến trường.
![]() |
Lớp học chỉ có 3 em học sinh cùng cô giáo đang đứng lớp. |
Ông Nguyễn Minh Đạo, Hiệu trường Trường THCS Hà Hải cho biết:“Hiện nay, học sinh tại trường đi học có nhích hơn ngày khai giảng một ít. Khai giảng có 91 em tham dự, hôm nay đi học chỉ có 94 em. Nhà trường cũng đã tìm mọi cách để vận động, đưa các em đến trường đi học nhưng hiện vẫn chưa giải quyết được”.
Theo thầy Đạo, ngày 27/8, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh thông báo sẽ có những đề xuất với địa phương miễn tất cả các khoản đóng nộp. Phụ huynh cũng đã hứa cho con em đi học nhưng sau đó lại không thực hiện.
“Khi nói được miễn giảm rồi nhiều phụ huynh lại than vãn không phải đóng tiền nhưng lấy quần áo, lấy gì ăn để cho các con đi học. Họ yêu cầu chính quyền đền bù thiệt hại Formosa, nhưng dân không kiểm đếm kê khai thì chính quyền không thể thực hiện đền bù được” – ông Đạo nói.
Chị Mai Thị Tin (thôn Bắc Hà) chia sẻ: “Tôi có tới 4 người con chưa đến trường, ở các lớp 3, lớp 6, lớp 8, và lớp 9. Tuy nhiên, tôi chưa cho con đi học vì hiện tại nhà trường mới chỉ nói miễn giảm học phí, chứ phải đóng tiền xây dựng. Nếu miễn phí tất cả chúng tôi mới cho con đến trường”.
![]() |
Chị Mai Thị Tin (Thôn Bắc Hà) cho biết: “Bao giờ con em cả làng đi học thì chị mới cho 4 đứa con của mình đến trường”. |
Cũng theo chị Tin, việc cho con đi học phải thực hiện đồng loạt của cả làng.
Phóng viênhỏi rõ cả làng ở đây cụ thể là những ai, thì chỉ nhận được câu hồi đáp:"Mọi người không đi, cả làng không cho con đi học thì ai dám đi".
“Dân trong làng họ nói chung chung như vậy chứ, nói truyền miệng không cho con đi học khi chưa được miễn giảm học phí thì không ai dám cho con em đến trường. Chừng nào họ đi thì 4 đứa con của tôi mới đi theo học, nếu không sẽ bị đánh. Đi thì đi cả làng, không thì con em đều nghỉ học cả" - chị Tin nói.
Cô giáo Nguyễn Thủy Nhàn, giáo viên dạy bộ môn văn lớp 9 tâm sự: “Tôi cũng đã nhiều lần đến tận nhà học sinh để động viên, vận động phụ huynh cho con đi học nhưng không được. Đến nhà, dân cứ nói các cô về, đừng xuống mà khổ, chừng nào cả làng cho con đi học thì chúng tôi mới cho con đến trường”.
Cô giáo bật khóc vì trò không đi học
Trước tình trạng học sinh của mình không đi học, mỗi lớp chỉ có lác đác một vài em khiến thầy cô giáo mệt mỏi và bất lực. Khi hỏi đến những học sinh non nớt của mình, nhiều cô giáo thương trò đã bưng mặt khóc rưng rức.
Cô Hoàng Tuyết Mai, giáo viên dạy môn toán lớp 6 ở Trường THCS Hà Hải, quẹt nước mắt kể về nỗi bất lực khi nhìn học sinh không đến lớp.
![]() |
Cô giáo Hoàng Tuyết Mai (bên phải) với đôi mắt đỏ hoe khi kể về những em học sinh không đến lớp. |
“Mỗi lớp được 3 em học sinh cũng phải dạy, vì thương trò. Nhưng đi dạy như thế này không khí trường lớp cũng buồn tẻ, ảnh hưởng đến việc dạy của cả giáo viên, chất lượng học tập của các em. Có nhiều gia đình đã sắm sách vở đầy đủ cho học sinh rồi, nhưng vẫn không cho con em đến lớp. Học trò cũng như con tôi, nhìn chúng như thế buồn lòng lắm”.
Theo ghi nhận tại Trường THCS Hà Hải, có những lớp học chỉ có 3 em ngồi học. Cụ thể lớp 6D có 3/34 em học sinh đến lớp.
Em Phan Lê Anh Thảo, học sinh lớp 6D rầu rĩ nói: “Em mong các bạn đi học, nhất là các bạn nữ, chứ lớp em được có 3 người đi học chán lắm, không có bạn để chơi. Thấy các bạn không đến lớp, em cũng muốn ở nhà lắm”.
Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết: Con số đi học có tăng lên so với ngày khai giảng. Tuy nhiên, số lượng tăng không đáng kể.
“Chúng tôi thống kê thấy trường tiểu học Kỳ Hà ngày khai giảng có 118 em/ 694 em đến dự, hiện nay có tăng lên 139/694 em tham gia đi học. Riêng khối mẫu giáo sau khai giảng đang tiến hành họp phụ huynh nên chưa nắm được con số cụ thể".
![]() |
Giờ ra chơi, một vài học sinh buồn bã đứng góc lớp vì không có ai chơi cùng (Hình ảnh ghi nhận tại trường Trung học cơ sở Hà Hải). |
Trước tình hình này, UBND thị xã Kỳ Anh đã có văn bản báo cáo lên UBND tỉnh, về việc thực hiện cuộc vận động phụ huynh cho con em đến trường.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “Yêu cầu phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để các học sinh được đến trường đi học. Đó là quyền lợi thiết thực của các học sinh và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ trong năm học mới này.”.
Theo ông Vĩnh, có nhiều phần tử kích động người dân, lợi dụng sự cố Formosa không cho con em đến trường đi học. “Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm những kẻ xúi giục, ngăn cấm không cho con em đến trường”. – Ông Vĩnh nói.
Lễ trao học bổng được tổ chức trong đêm “Chào Y1” - sự kiện thường niên đón tân sinh viên của trường.
Xây nền y đức
Mở đầu buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội chúc mừng các tân thủ khoa nhận học bổng. Song song đó, ông nhắn nhủ thông điệp với sinh viên mới nhập trường: “Mong các bạn học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm đúng với tinh thần của sinh viên Y Hà Nội”. Đây là những yếu tố cốt lõi mà nhà trường và Chi Đoàn đã cùng gây dựng để tạo nên bản sắc sinh viên Y Hà Nội nhiều năm qua.
Đại diện Dược phẩm Nhất Nhất, Dược sĩ Trần Thái Hoàng bồi hồi nhớ lại, cách đây hơn 30 năm ông cũng là tân sinh viên ngành Dược. Ông chia sẻ: “Chọn ngành Y, nghĩa là các bạn chọn khó khăn, vất vả và thử thách cao trong công việc. Tôi nhớ mãi câu nói của tiền nhân, người ta sẽ luôn nhớ 3 người: Người cha sinh ra mình; Người thầy dạy nên người và người Thầy thuốc chữa bệnh cho mình. Các bạn đã vinh dự đỗ vào trường Y và sẽ trở thành Thầy thuốc, xem bệnh nhân đau đớn cũng như mình đau đớn”.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà nội và D.S Trần Thái Hoàng – Giám đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất cùng trao học bổng cho 09 bạn thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội kỳ thi tuyển sinh 2016 |
![]() |
Trường ĐH Y Hà Nội tặng hoa cảm ơn Đại diện Dược phẩm Nhất Nhất |
Sẵn sàng vất vả để thỏa mãn ước mơ làm nghề
9 thủ khoa là 9 chân dung khác nhau của quá trình cần mẫn, tập trung học tập để đạt thành quả cao như mong muốn. Một trong những chân dung đó là Nguyễn Tiến Dũng - sinh viên ngành Y Đa khoa trúng tuyển với 29.15 điểm, cao nhất trường.
Dũng chia sẻ: “Từ bé tôi đã mơ ước được khoác áo blouse trắng, chữa bệnh cho mọi người. Ước mơ ấy càng cháy bỏng hơn khi năm 2014 chị tôi bị tai nạn và được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để chữa trị. Tại đây, sự tận tâm của các bác sỹ đã tạo ra nhiều xúc cảm thôi thúc tôi vào ngành y, cố gắng trở thành một bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức để bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Bởi vậy, tôi chọn Y Đa khoa - một ngành học khó của trường để khởi đầu sự nghiệp của mình với mục tiêu trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi. Thay mặt cho các bạn thủ khoa khác, tôi chân thành cảm ơn nhà trường, cảm ơn Dược phẩm Nhất Nhất đã tiếp thêm động lực để tôi và các bạn thực hiện được ước mơ của mình. Như Dược sĩ Hoàng chia sẻ: Chọn ngành Y là chọn khó khăn, vất vả. Nhưng chúng tôi sẵn sàng cho điều đó để thực thi trách nhiệm xã hội và thỏa mãn ước mơ làm nghề”.
![]() |
Trúng tuyển vào ĐH Y Hà Nội với điểm số 29.15, và ít ai biết rằng giấc mơ trở thành bác sỹ đã được ấp ủ từ khi Dũng còn bé. |
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất là một trong những công ty Đông dược uy tín tại Việt Nam. Nhất Nhất không sản xuất thuốc đông dược thuần túy theo các bài thuốc trong sách, trên mạng… mà theo các phương pháp gia truyền, các bài thuốc bí truyền, áp dụng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Hiện nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng của Nhất Nhất được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, chọn lựa vì hiệu quả vượt trội như Hoạt Huyết Nhất Nhất, Xương khớp Nhất Nhất, Tố nữ Nhất Nhất, Sáng Hồng Nhất Nhất…. |
H.N
" alt=""/>Nhất Nhất trao học bổng thủ khoa Đại học Y Hà Nội