Cá nhân tôi không bao giờ đồng tình với những ý kiến như vậy. Nếu không sắp xếp được chỗ đỗ xe đúng quy định thì tốt nhất đừng nên mua ô tô.
Việc đỗ ô tô tại vỉa hè hay dưới lòng đường rồi bám vào lý do nhà tôi không có chỗ, chung cư của tôi hết chỗ nghe buồn cười như việc kê giường ra giữa đường rồi bảo do nhà chật. Liệu có thể nói như vậy được không?
Bản thân tôi cũng đã mua xe hơn 10 năm tại Hà Nội, để mà nói muốn đỗ đúng quy định không phải khó. Đi đâu, đến chỗ nào, tôi đều phải xem ở đó có chỗ đậu xe thì mới lái ô tô tới. Xin khẳng định nếu biết không có chỗ đậu ô tô, tôi sẽ bắt xe công nghệ hoặc tự đi xe máy.
Ô tô là tài sản cá nhân nhưng đỗ xe không đúng chỗ chính là phá hoại tài sản chung cũng như người dùng xe đang phó thác sự an nguy tài sản của mình.
Chính vì vậy, nếu đã xác định mua ô tô, các bạn phải giải quyết được bài toán về nơi đỗ xe. Luôn có phương án để giải quyết cho mọi vấn đề, người thiếu ý thức thì sẽ luôn lựa chọn phương án thuận lợi và tiết kiệm cho bản thân. Nhưng điều này đang làm ảnh hưởng và gây phiền toái trực tiếp cho người khác, bất chấp quy định của pháp luật.
Độc giả Minh Lê(Hà Nội)
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh là con trai của họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân - một bậc thầy tài hoa của nền hội họa đương đại Việt Nam. Ông Tô Ngọc Thanh nhận bằng Tiến sĩ năm 1978, bằng Tiến sĩ Khoa học năm 1987. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và trở thành Giáo sư từ năm 1991. Giáo sư Tô Ngọc Thanh được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh là người có công lao trong việc sáng lập, viết giáo trình, trực tiếp giảng dạy bộ môn Bảo tồn Âm nhạc Dân tộc Cổ truyền Việt Nam. Ông từng giữ nhiều chức vụ tại Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, Hội văn Nghệ Dân gian Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ lặn lội khắp núi rừng, buôn, bản vùng Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên thực hiện các đợt điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tô Ngọc Thanh đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc, công bố rộng rãi ở trong nước và quốc tế.
Đó là: Công trình Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc (1969); Tác phẩm Âm nhạc dân gian Mường(1971); Âm nhạc dân gian nhóm tộc người Nam Á ở Việt Nam(1979); Tìm hiểu âm nhạc cổ truyền- viết chung với nhạc sĩ Hồng Thao (1982); Fôn-clo Bâhnar (1988); Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam(1995); Tư liệu Âm nhạc cung đình Việt Nam(2000); Ghi chép về văn hóa và âm nhạc...
Giáo sư Tô Ngọc Thanh nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao, đưa vào đời sống văn hóa cộng đồng 12 tập dân ca tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số và 30 tập dân ca chuyên đề từng dân tộc. Đây là những công trình khoa học thể hiện sự am hiểu sâu rộng, có bề dày trải nghiệm cuộc sống thực tiễn của ông.
Mi chia sẻ, hoàn cảnh của cô rất đặc biệt nên có được một gia đình hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay, cô rất biết ơn sự yêu thương của mẹ chồng.
“Gia đình em không được như người ta. Ba mẹ em ly hôn từ năm em học lớp 6. Mẹ đi làm công nhân, em ở nhà với một đứa em nữa. Em út về quê với ba. Nhà ngoại sát bên, nhưng em ở một mình một nhà”.
Nhà cô khi đó không có món đồ nào giá trị ngoài chiếc giường. Đến chiếc ổ khóa, Mi cũng không có tiền mua, mà phải lấy vải vụn thắt lại. “Cũng may không có chuyện gì xảy ra” – Mi nói.
Mẹ đi làm công nhân, chỉ gửi tiền đủ cho con gái đóng học phí. Cơm rau, mắm muối là Mi phải tự kiếm ăn. “Em đi cắm câu, giăng lưới, làm mọi cách kiếm được cá bán”.
Dù hoàn cảnh khó khăn đến vậy, Mi chỉ thi thoảng chạnh lòng chứ không oán trách gì ba mẹ.
Đáng lẽ Mi cũng không được đi học đại học vì nhà không có tiền. “Ban đầu, ngoại đã bảo 'thôi con đi làm với mẹ, mai mốt lấy chồng để bên chồng lo cho đi học, chứ nhà bây giờ nghèo quá, không lo được cho con đi học đâu'. Em ham học nên rất buồn khi nghe ngoại nói vậy”.
Về sau, rất may, ngoại bán 1 chỉ vàng tích cóp để lấy tiền cho Mi đi học.
Thế nhưng, cô đã có một quyết định đặt cược cuộc đời mình, đó là không đóng học phí mà lấy tiền đi buôn. Mi định đi buôn có lãi sẽ đóng học phí sau. Nhưng nào ngờ, khi lấy hàng về bán online, cô không có đơn hàng nào suốt 2 tháng đầu.
Thời gian đó, Mi còn đi làm nhiều công việc khác như phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, bán quần áo… để kiếm tiền.
Khi cặp đôi dọn về chung một nhà trước khi cưới, bà Nhung biết nhưng không phản đối. Hiểu hoàn cảnh của Mi, bà càng thương con dâu tương lai hơn. Thấy con vừa đi học vừa đi làm, bà ở nhà lo cơm nước tinh tươm.
Bà cũng thường xuyên mua sắm quần áo cho Mi, đôi khi còn khiến anh Phi ghen tị vì thấy mình như “con ghẻ”.
“Em thấy mẹ thương và quan tâm em còn hơn mẹ ruột. Khi mẹ quan tâm em quá nhiều mà em không có gì trả lại hết, trong lòng em cũng không được vui. Lúc đó em chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền để lo cho mẹ”.
Có lần Mi bị hàng xóm đặt điều nói xấu là lười biếng, không động tay vào việc gì, bà Nhung lại đứng ra bênh vực con dâu.
“Mẹ quyết tâm bảo vệ em. Mẹ nói ‘nếu nói xấu con dâu tôi một lần nữa, tôi không bỏ qua’. Em rất cảm động vì câu nói đó, bởi vì em chưa bao giờ được bảo vệ như vậy” – nàng dâu tâm sự.
Cô cũng chia sẻ, trước đây cô từng quen một số người nhưng họ luôn muốn hai gia đình phải môn đăng hộ đối. Nhưng khi quen anh Phi, bà Nhung không hề quan tâm đến hoàn cảnh của cô như thế nào, mà chỉ cần biết con người cô hiện tại.
Hiện Mi theo học thạc sĩ ngành Luật của Trường Đại học Cần Thơ và là một TikToker có tiếng chuyên đánh giá các sản phẩm thời trang và đồ tiện ích bình dân. Chồng cô là một luật sư. Sau nhiều năm nỗ lực, cả hai đã có những thành công nhất định.
Cuối chương trình, cặp đôi gửi tặng bà Nhung một món quà bất ngờ là cuốn sổ đỏ - tài sản mà hai vợ chồng tích góp 1 năm nay. Bà Nhung xúc động bật khóc vì tình cảm các con dành cho mình.