![]() |
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, tranh sơn mài Việt Nam là tiếng nói riêng, phản ánh tình cảm, đam mê và sự khéo léo, kiên trì của người họa sĩ. Việc sử dụng chất liệu sơn ta lâu đời kết hợp với nghệ thuật tạo hình hiện đại đã đem đến những giá trị đặc sắc cho tranh sơn mài Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện đang gìn giữ, tôn vinh, bảo quản hàng trăm tác phẩm sơn mài giá trị, minh chứng cho chặng đường phát triển gần trăm năm của hội họa sơn mài hiện đại, trong đó một số tác phẩm đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
![]() |
Triển lãm lần này, Ban tổ chức lựa chọn 50 tác phẩm, giới thiệu đến công chúng quốc tế ở hai nội dung chính: Đất nước và Con người Việt Nam. Đó là những khắc họa đẹp về thiên nhiên và phản ánh tính cách hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, cần cù, chịu khó của người dân Việt Nam. Những tác phẩm này hàm chứa tinh thần dân tộc, là tâm tư, tình cảm của các thế hệ họa sĩ Việt Nam. Dưới lăng kính nghệ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hy vọng giúp công chúng có cái nhìn khái lược về lịch sử phát triển và nét độc đáo riêng có của hội họa sơn mài Việt Nam.
![]() |
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO cũng chia sẻ: "Lần đầu tổ chức một triển lãm hội họa trực tuyến trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 là điều rất thách thức, song chúng tôi rất háo hức vì nó thể hiện tinh thần sáng tạo và chủ động thích ứng của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng triển lãm này sẽ góp phần đưa sơn mài – một nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam - tới gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài".
Triển lãm Tranh sơn mài Việt Nam được thiết kế theo định dạng 3D, với hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt. Triển lãm giới thiệu 50 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của các danh họa Việt Nam qua nhiều thời kỳ, trong đó có bức Bình phong của danh họa Nguyễn Gia Trí – một trong những tác phẩm xuất sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Dịp này, Ban tổ chức còn giới thiệu lịch sử phát triển và các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài qua phim tư liệu. Người xem tham quan triển lãm và xem phim tư liệu tại địa chỉ: http://trienlamtranhsonmai.trienlamao.net.
Tình Lê
Sau 14 ngày tổ chức, ngày 30/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức bế mạc trại sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng năm 2021 tại Hà Nội.
" alt=""/>Trưng bày trực tuyến các tuyệt tác tranh sơn mài Việt NamTheo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, con đường lúa gạo được tái hiện trong không gian rộng lớn, sử dụng 20.000 chậu lúa để phối cảnh, từ lúc lúa gieo mầm xanh cho đến khi hạt vàng bội thu. Gắn với hạt lúa, đời sống của nông dân đã đổi thay từng ngày, từ nhà lá, nhà ngói, nhà tôn vách đất, đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố.
“Trên con đường lúa gạo, những tiểu cảnh được dựng lên đưa người xem đến trí tượng tượng phong phú về cách canh tác lúa nước qua từng thời kỳ, từ sơ khai đến hiện đại.
Những hình ảnh chỉ có ở những ruộng đồng quê hương nay đã xuất hiện tại đây với ụ rơm, đất phù sa, cây cỏ, cánh đồng, gợi lên hình ảnh nông dân từ chân đất lên những cánh đồng không dấu chân, nhờ thành tựu khoa học công nghệ hỗ trợ”, ông Long chia sẻ.
Tại triển lãm, lần đầu tiên mô hình bản đồ Việt Nam được ghép từ giống lúa đặc trưng, đặc sản của 63 tỉnh, thành phố đã được trưng bày, giới thiệu.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng kỷ lục đối với không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo, chủ đề "Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt" dài nhất và kỷ lục mô hình bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành phố nhiều nhất.
"Nếu tôi muốn trừ khử anh tôi chỉ cần hở ra với Dương "cơ bắp" (NSƯT Hồ Phong) hoặc Quân "già" (Vĩnh Xương) nhưng tôi không làm. Tôi biết anh là người gài máy nghe trộm nhưng tôi cũng không nói ra. Bây giờ, bọn chúng chưa biết anh là kẻ thù. Anh lại là người thừa kế của tôi. Chúng nó rất cần anh để thoát khỏi vòng phong tỏa của công an. Anh chỉ cần khéo léo một chút sẽ đưa được tất cả chúng nó lên giá treo cổ mà không nguy hiểm gì cả. Công an là vũ khí của anh, hãy liên hệ với họ", Lê Toàn dặn con nuôi.
Ở một diễn biến khác, cảnh sát chìm K3 (Trương Hoàng) mật báo cho Long (Hà Việt Dũng) về thông tin cuộc nói chuyện giữa Hồng và Dương "cơ bắp". Với những dấu hiệu bất thường của Hồng, Long dự đoán Dương "cơ bắp" có liên quan đến một vụ án năm xưa.
"Hồng tới gặp Dương. Em cảm thấy anh ta kìm nén sát khí, nghi có giấu vũ khí trong người", K3 báo cáo. Long trả lời: "Lý do là gì? Đó không phải tính cách của cậu ta. Có khi nào Dương có liên quan đến một vụ án năm xưa?".
Cũng trong tập này, khi Dương "cơ bắp" dò hỏi về Dũng "kính" (Mạnh Cường), Quân "già" đã trấn an đàn em một cách khéo léo.
"Mỗi người phù hợp với một vai trò. Chú có sức mạnh, chỉ huy được nhiều đàn em, có thể quản được thế lực. Dũng "kính" hoạt động độc lập, giỏi ngoại giao, móc nối với các bên rất tốt nhưng nó chỉ phù hợp làm quân sư thôi, không đủ sức gồng gánh thế lực một phương nên không phải lo", Quân "già" nói. Đúng lúc này, Dương nhận được tin Lê Toàn biến mất.
Ông trùm Lê Toàn có gặp bất trắc? Diễn biến chi tiết tập 12 phim Độc đạosẽ lên sóng tối nay trên VTV3.