Bên cạnh vẻ bề ngoài ấn tượng, London Calling hỗ trợ các tính năng thông thường của một chiếc di động và có giá bán 85,95 bảng (khoảng 2,5 triệu đồng). Máy có một màn hình hiển thị TFT, khả năng nhắn tin SMS/MMS, kết nối GPRS và nhạc chuông, hình nền liên quan đến những hình ảnh nổi tiếng của nước Anh. Đặt mua sản phẩm này trực tuyến tại đây.
" alt=""/>Hai chú “dế” độc đáoTheo ông Phạm Anh Tuấn, thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công nói riêng là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ từ trước đến nay. Cụ thể hóa chủ trương này, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Về hành lang pháp lý hiện nay các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử dịch vụ công. Trong đó, Bộ Công an đang tiến hành kết nối chia sẻ, khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định dữ liệu trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với thu học phí; Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành y tế; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi trả an sinh xã hội bằng thanh toán không dùng tiền mặt; Bảo hiểm xã hội tiến hành triển khai nhiều giải pháp chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt; Nhiều UBND tỉnh, thành phố cũng đã ban hành kế hoạch thanh toán dịch vụ công không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Hiện các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Đáng chú ý, hiện có 51 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và 3 tổ chức cung cấp dịch vụ Mobile Money, tạo điều kiện cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thuận lợi trong việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với công tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại tiếp tục được chú trọng và tăng cường. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đã được kết nối với toàn bộ 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; 20 ngân hàng kết nối, thanh toán sản phẩm điện tử; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 99,8/% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng.
Cổng Dịch vụ công Quốc gia cũng đã tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến, cho phép người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các khoản như phí, lệ phí, thanh toán viện phí, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thanh toán tiền điện, nộp thuế, thuế và phí trước bạ đất đai, tài sản, nộp phạt vi phạm hành chính…
Nhiều kết quả về thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công đã đạt được như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có 100.000 người nhận trợ cấp bằng thanh toán không dùng tiền mặt, 63/63 tỉnh chỉ đạo chi trả an sinh xã hội qua hình thức này. Hầu hết cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông sẵn sàng phục vụ và 100% cơ sở đại học chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. 63% cơ sở khám chữa bệnh địa phương, 88% bệnh viện thuộc Bộ y tế chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, 61% người hưởng lương nhận bằng thanh toán không dùng tiền mặt…
Theo ông Phạm Anh Tuấn, vẫn còn một số tồn tại như: Hành lang pháp lý vẫn cần phải tiếp tục bổ sung hoàn thiện; Thanh toán dịch vụ y tế giáo dục ở một số tỉnh miền núi còn thấp; Vẫn còn nhiều người cao tuổi không muốn sử dụng thanh toán qua ngân hàng vì sợ rủi ro.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, để phát triển thanh toán điện tử trong khu vực công vào thời gian tới, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cấp hạ tầng cho hoạt động thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung ứng sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới trên thiết bị di động; Triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; Tăng cường phối hợp với các cơ quan để thực hiện thu ngân sách Nhà nước, lĩnh vực y tế, giáo dục; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính về thanh toán không dùng tiền mặt.
Triệu chứng của say nắng gồm có: nhiệt độ cơ thể tăng cao (thường trên 40 độ C) làm cơ thể mất nước, rối loạn chất điện giải do ra mồ hôi nhiều; da đỏ, nóng và khô (trong trường hợp không còn đổ mồ hôi); Hoa mắt, nhức đầu chóng mặt, khó thở tăng dần, chuột rút. Ngoài ra còn có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa; tim đập nhanh, thở nhanh, hồi hộp, mệt mỏi. Thậm chí người bệnh có thể mất ý thức, ngất xỉu hay co giật.
Khi gặp các triệu chứng trên, cần tìm cách hạ nhiệt ngay cho người bị say nắng. Người bệnh cần được chuyển đến nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo; chườm mát cho bệnh nhân ở các vị trí: Trán, bẹn, nách, cổ, đùi, lưng.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện hôn mê, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Say nóng
Say nóng là tình trạng cơ thể không thích ứng được với điều kiện thời tiết nắng nóng xung quanh dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước, rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch.
Say nóng là tình trạng nhẹ hơn say nắng, nhưng vẫn cần được xử lý kịp thời để tránh chuyển biến xấu. Nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành say nắng, gây kiệt sức, mất nước, rối loạn điện giải và ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng phổ biến của say nóng gồm có: đổ mồ hôi nhiều; da lạnh, ẩm ướt.
Mệt mỏi, yếu đuối; Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn; Nhịp tim nhanh, yếu; khát nước.
Với trường hợp say nóng, người bệnh cần được di chuyển vào chỗ mát; cho uống nhiều nước mát (không phải nước đá); nghỉ ngơi, cởi bớt quần áo. Nếu không có sự cải thiện sau 30 phút, cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
Phòng ngừa say nắng, say nóng
Khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, chúng ta có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng bằng cách che kín cơ thể nhờ quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.
Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.
Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...
Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.
Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua…
Hiện trên thị trường còn có miếng dán hạ sốt Aikido được thiết kế để chườm mát nơi dán trong trường hợp bị nóng sốt, say nắng, đau răng, đau cơ, ngăn ngừa co giật. Aikido được sử dụng trong các trường hợp trẻ em, hoặc người lớn bị say nắng, bị nóng bức do thời tiết. Dán Aikido cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt, nóng khó chịu.
Dán Aikido không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cát Phương Nam(Tổng hợp)
" alt=""/>Ứng phó với cơn say nắng, say nóng trong mùa hè