Doanh nghiệp nối nhau rời thị trường
Chia sẻ với VietnamNet, một doanh nghiệp nội dung (CP) bộc bạch họ đã phải rất nỗ lực để đưa ra và duy trì dịch vụ nội dung cung cấp cho khách hàng, nhưng phần doanh thu mà nhà mạng chia sẻ sau khi thu của khách hàng lại quá bèo bọt khiến công ty rơi vào tình trạng khó khăn.
Lãnh đạo công ty cho biết, doanh thu dịch vụ VAS của họ năm 2020 khoảng 136 tỷ đồng thì nhà mạng hưởng 100 tỷ, còn công ty chỉ còn lại 36 tỷ đồng. Trong đó, đã phải trả đối tác là 24 tỷ đồng bao gồm các chi phí như: Sản xuất nội dung, quảng cáo truyền thông để làm thị trường, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới... Như vậy, công ty nhận về sau khi trừ chi phí trả đối tác chỉ còn 12 tỷ đồng.
"Trước năm 2008, chúng tôi được nhà mạng chia sẻ tỷ lệ doanh thu khoảng 50 - 60%. Đến năm 2015, chúng tôi còn được khoảng 45% doanh thu, sau đó các nhà mạng cứ cắt dần, còn khoảng 25% trên doanh thu dịch vụ hợp tác với nhà mạng. Chúng tôi rất khó có thể có tiền để tái đầu tư và phát triển công ty khi mà nhà mạng chia sẻ với tỷ lệ bèo bọt như vậy", lãnh đạo công ty này nói.
Một CP khác cho rằng, trong mối quan hệ hợp tác tưởng chừng là bình đẳng với các nhà mạng, thì thực tế CP luôn ở thế "chiếu dưới". Thậm chí, dịch vụ nội dung của họ có thể bị "copy" bất cứ lúc nào. Nhà mạng sẽ là người đưa ra biểu giá tỷ lệ ăn chia và các CP chỉ còn nước ngoan ngoãn nghe theo nếu muốn làm ăn cùng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp nội dung nhưng giờ đã chuyển sang mảng giải pháp ICT chia sẻ với VietNamNet rằng, họ đã từng kỳ vọng nhiều vào thị trường và các sản phẩm của mình hợp tác với nhà mạng. Tuy nhiên, để có thể đưa dịch vụ vào nhà mạng cũng rất "đoạn trường", sau đó phải đối mặt với tỷ lệ ăn chia doanh thu quá thấp. Điều này làm cho công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy nên đã phải chọn giải pháp "bỏ chạy".
Nhiều năm qua, các CP đã nhiều lần kiến nghị lên các nhà mạng và cơ quan bản lý nhà nước về vấn đề này. Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng đã từng nhận định tỷ lệ ăn chia doanh thu giữa nhà mạng và các doanh nghiệp nội dung hiện chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích được các CP đầu tư nhiều cho những dịch vụ nội dung có chất lượng cao xứng với tiềm năng và thỏa mãn nhu cầu của hàng chục triệu khách hàng.
Doanh nghiệp nội dung bỏ chạy trên mảnh đất màu mỡ
Thống kê mới nhất cho thấy, quy mô của thị trường cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng di động trên toàn cầu ước đạt 539,5 tỷ USD trong năm 2020 và khoảng 723,4 tỷ USD vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 13,3%, dự kiến thị trường dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đạt quy mô lên đến 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Tại Việt Nam chưa có con số dự báo chính thức về quy mô thị trường này, nhưng thị trường dịch vụ nội dung được xem là mảnh đất nhiều tiềm năng. Cũng như xu hướng trên toàn cầu, tại Việt Nam doanh thu các dịch vụ truyền thông và SMS của các nhà mạng không ngừng giảm. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vì vậy đang phải chịu áp lực lớn trong việc cung cấp các dịch vụ khác, ngoài dịch vụ thoại cơ bản, để duy trì triển vọng kinh doanh và dịch vụ nội dung sẽ trở thành mục tiêu của các nhà mạng. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là các doanh nghiệp nội dung đang từ bỏ thị trường.
Ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp VAS cho hay, trước thời kỳ dịch vụ nội dung bung ra như xổ số, nhạc chờ, điểm báo… thì tỷ lệ ăn chia khá tốt và đấy là thời kỳ hái ra tiền của CP và các nhà mạng. Sau đó nhà mạng siết dần tỷ lệ ăn chia này theo các năm. Điều này khiến cho nhiều CP không thể trụ nổi trên thị trường và họ phải chuyển sang lĩnh vực khác.
Chia sẻ về doanh nghiệp cung cấp nội dung hiện nay, ông Tuấn cho biết họ đang tồn tại khá "dặt dẹo". Các CP cũng đã cắt giảm nhân sự và chi phí để làm sao đủ trang trải với số tiền nhận về ít ỏi. Một hướng nữa là các CP mang dịch vụ nội dung từ nước ngoài về hợp tác với nhà mạng để ăn chia doanh thu. Những công ty nội dung Việt Nam đầu tư bài bản tạo ra nội dung tốt thì sẽ không thể tồn tại được và bắt buộc phải chuyển hướng đầu tư. Sau một thời gian cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, chưa thấy có những nội dung có tên tuổi nổi trội. Với tỷ lệ ăn chia doanh thu trung bình khoảng hơn 30% thì không một CP nào có thể đầu tư nổi, nên không thể có nội dung hay được.
"Trước đây, các doanh nghiệp phát triển nội dung có thể tự bỏ tiền để thu hút khách hàng của mình. Nhưng từ năm 2018 đến nay, nhà mạng cắt hình thức truyền thông qua kênh WAP nên các CP rất khó truyền thông kéo khách hàng. Chỉ còn kênh truyền thông SMS hoặc qua tổng đài gọi đến khách hàng. Dần dần, dịch vụ VAS cũng teo tóp lại và giảm tới 80 - 90% doanh thu. Có những doanh nghiệp 5 năm trước đây đạt doanh thu 70 - 80 tỷ đồng/tháng thì giờ chỉ còn 1,5 tỷ đồng - 2 tỷ đồng/tháng. Số lượng CP còn hoạt động cũng không còn nhiều", ông Duy Tuấn nói.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần Truyền thông VMG, kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ CP cho biết, trước đây nhóm có khoảng 150 đơn vị đang hoạt động, nhưng sau đó cũng dần chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác. Bản thân ông Nguyễn Mạnh Hà cũng rời bỏ cung cấp dịch vụ nội dung và chuyển sang kinh doanh lĩnh vực mới.
"Mấy năm trước, chúng tôi nhận thấy CP không còn cơ hội kinh doanh ở thị trường này nên đã chủ động rời đi cho dù tiềm năng thị trường vẫn có thể hoạt động được. Tuy nhiên, chính mô hình hợp tác giữa CP và nhà mạng đã khiến CP không mặn mà. CP thường làm những dịch vụ thường có lời trong thời gian khoảng 6 tháng, nếu thời gian kéo dài hơn mà không thấy có lời thì CP cũng không thể tiếp tục hoạt động được. Hiện nay, các thông tin trên mạng chạy trên nền data nên không còn phụ thuộc vào hệ thống thu tiền của nhà mạng. Một số CP cũng chuyển sang hình thức phát triển các ứng dụng trên kho của Google và Apple. Nhiều CP cung cấp thành công dịch vụ trò chơi trực tuyến trên các ứng dụng này", ông Nguyễn Mạnh Hà nói.
Một doanh nghiệp cung cấp nội dung cho hay, câu chuyện hợp tác giữa CP và nhà mạng không phải là câu chuyện "lọt sàng xuống nia" mà nó là "lọt sàng xuống đất", bởi tất cả đều bị thiệt khi mà không có nội dung tốt cung cấp cho khách hàng, đặc biệt khi nhà mạng cung cấp 4G và chuẩn bị lên 5G.
Thái Khang
Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung Nigeria đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng quá thấp, dẫn đến phải đóng cửa.
" alt=""/>Doanh nghiệp nội dung 'cắn răng' rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọtMới đây, Công ty TNHH Dịch vụ số DIGILIFE Việt Nam (thuộc VNPAY - Fintech hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam) đã chính thức được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và thiết lập mạng viễn thông công cộng.
Theo đó, Công ty TNHH Dịch vụ số DIGILIFE VIệt Nam được phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) trên phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng các điều khoản về kết nối, kho số, tần số vô tuyến điện và những nghĩa vụ khác theo quy định tại giấy phép.
Doanh nghiệp được phép cung cấp trên mạng viễn thông di động mặt đất các dịch vụ viễn thông theo quy định trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, phải tuân thủ các điều khoản về phương thức cung cấp dịch vụ, hình thức thanh toán giá cước, kết nối và thuê kênh, tài nguyên viễn thông, giá cước, chất lượng dịch vụ, triển khai giấy phép và các nghĩa vụ khác.
VNPAY được thành lập tháng 3/2007 là đối tác cung cấp giải pháp thanh toán điện tử uy tín và tin cậy cho các đơn vị, tập đoàn lớn, bao gồm hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hơn 150.000 doanh nghiệp. Nổi bật là dịch vụ VNPAY-QR cho phép khách hàng sử dụng tính năng QR-Pay/VNPAY-QR trên ứng dụng Mobile Banking hoặc ví điện tử để thanh toán các giao dịch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mỗi ngày.
Thái Khang
Ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động ảo Reddi cho biết, mạng Reddi sẽ tham gia cuộc chơi chuyển mạng giữ số theo yêu cầu của Cục Viễn thông. Đây thực sự là thách thức đối với tân binh Reddi khi mới bước chân vào thị trường này.
" alt=""/>VNPAY bất ngờ nhảy sang cung cấp mạng di động ảoCác công tố viên cho rằng “thái tử” Samsung đã thao túng cổ phiếu trong một vụ sáp nhập làm bàn đạp đưa ông vào vị trí kế nhiệm đế chế công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc.
Một bước sáp nhập, “thái tử” lên ngôi
Thương vụ sáp nhập diễn ra vào năm 2015, khi Cheil Industries, công ty thời trang và giải trí mà Lee là cổ đông lớn nhất, tiếp quản công ty xây dựng Samsung C&T. Điều đáng chú ý, C&T giữ cổ phần lớn nhất trong Samsung Life Insurance, vốn sở hữu phần lớn cổ phần của Samsung Electronics, “viên ngọc quý” của tập đoàn.
Phía công tố viên lập luận rằng các điều khoản sáp nhập trong thương vụ này đã bị thao túng, khi định giá 1 cổ phần Cheil đổi gần 3 cổ phần C&T. Và chính điều này đã trao cho Lee Jae-yong quyền kiểm soát, trước tiên là C&T và sau đó là cả tập đoàn Samsung. Trước khi vụ sáp nhập diễn ra, Lee không sở hữu bất cứ cổ phần nào tại C&T.
Đến nay, tổng cộng 11 giám đốc điều hành tập đoàn, gồm cả “thái tử” Lee, đang bị điều tra về hành vi thao túng giá cổ phiếu và gian lận kế toán tại các công ty của Samsung từ năm 2015. Trong đó, 8 người đã bị kết tội và 3 người đang thi hành án tù.
Vụ sáp nhập này cũng góp phần vào sự sụp đổ của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, người bị phế truất và bỏ tù với tội danh nhận hối lộ vào năm 2017. Theo đó, Lee đã chuyển 8,7 tỷ won (7 triệu USD) cho một người quen của cựu Tổng thống Park để có thể tác động chính trị tới Quỹ hưu trí quốc gia, cổ đông chính của Samsung C&T.
Với các cáo buộc đưa hối lộ, Lee đã ngồi tù trong 19 tháng, trong khi bà Park phải “bóc lịch” hơn 4 năm, trước khi được Tổng thống Moon Jae-in ân xá vào dịp Giáng sinh 2021 vừa qua.
Chiến lược kế vị đã được chuẩn bị từ lâu
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã khuyến nghị Lee bán Samsung Life Insurance cho Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett vào năm 2015 nhằm huy động hàng tỷ USD trả tiền thuế thừa kế, sau khi chủ tịch Kun-hee phải nhập viện vì cơn đau tim trước đó 1 năm. Tuy nhiên, thương vụ này không xảy ra.
Theo 133 trang cáo trạng mà Nikkei Asia được tiếp cận, Samsung đã chuẩn bị cho việc kế vị, khi xây dựng kế hoạch với mật danh “Dự án G”, ngay cả trước khi ông Kun-hee nhập viện. Trong đó, chữ cái “G” được viết tắt cho từ “quản trị” (governance). Kế hoạch được chuẩn bị chi tiết bởi Samsung Securities từ năm 2012 và đề cập tới cả vụ sáp nhập tranh cãi năm 2015.
Sau khi ông Kun-hee nhập viện, ông Jae-yong đã tiếp quản vai trò lãnh đạo của cha mình, nhưng khi đó vây cánh của “thái tử” vẫn còn yếu do sự rút lui đột ngột của chủ tịch. Các công tố viên tin rằng đó chính là lý do Lee và Samsung thúc đẩy thương vụ thâu tóm, bất chấp sự phản đối của các cổ đông, từ đó có thể nhanh chóng kiểm soát cả đế chế mà không tốn kém hay mất thời gian huy động đủ tiền đóng thuế thừa kế theo quy định.
“Phán quyết của Tòa án tối cao ngày 29/8/2019 nêu rõ việc Cheil Industries tiếp quản Samsung C&T là một phần trong kế hoạch đưa Lee lên kế vị”, trích thông cáo báo chí của Văn phòng công tố trung tâm Seoul.
Chaebol và bài toán mục tiêu kinh tế
Vụ việc của “thái tử” Samsung cho thấy dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn đã tích tụ tại Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ. Nhiều người chỉ trích rằng những tập đoàn lớn (chaebol) và các gia tộc điều hành chúng đã nhận được sự đối xử khoan hồng của pháp luật để đổi lấy việc thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng. Cải cách các chaebol luôn là chủ đề truyền thống trong các cuộc tranh cử Tổng thống, nhưng hầu hết cam kết đều có xu hướng “tan biến” sau khi 1 ứng viên nhậm chức và đối mặt với thực tế.
“Chính phủ đã tìm tới sự trợ giúp của chaebol đối với nền kinh tế, sau đó trao cho họ những đặc quyền”, Park Sang-in, giáo sư kinh tế tại Đại học quốc gia Seoul cho biết.
“Thái tử” Lee sau 19 tháng ngồi tù với mức án 30 tháng cho tội hối lộ, đã được tạm tha trước thời hạn. Nhà Xanh, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nói rằng chính phủ đưa ra quyết định trên “vì lợi ích quốc gia” và phủ nhận việc đối xử đặc biệt trong trường hợp này.
2 tuần sau khi lãnh đạo cấp cao được tạm tha, Samsung đưa ra kế hoạch đầu tư hơn 240 nghìn tỷ won (195 tỷ USD) vào lĩnh vực sản xuất vi xử lý, sinh học và viễn thông, với cam kết tạo ra hơn 40.000 việc làm mới trong vòng 3 năm tới.
Tháng 12/2021, Tổng thống Moon đã mời Lee cùng các lãnh đạo chaebol khác cùng ăn trưa, ca ngợi sự đóng góp của những tập đoàn này vào một dự án việc làm dành cho thanh niên do chính phủ khởi xướng. Không những vậy, lãnh đạo cao nhất Hàn Quốc còn hết lời khen ngợi: “Samsung đã nuôi dưỡng ‘những người đàn ông Samsung’ với các kỹ năng hàng đầu, đúng theo triết lý ‘tài năng là trên hết’ của người sáng lập”.
Yoon Suk Yeol, thành viên chủ chốt của Hội đồng điều tra cựu Tổng thống Park và “thái tử” Lee, đã trở thành ông chủ mới của Nhà Xanh sau cuộc bầu cử ngày 9/3. Mặc dù tỏ thái độ cứng rắn với cá nhân Lee, nhưng khi đề cập tới các chaebol, đặc biệt là Samsung, tân Tổng thống Hàn Quốc lại cho thấy lập trường mềm mỏng hơn. Điều này là dễ hiểu khi các cử tri muốn việc làm và tăng lương trong bối cảnh nền kinh tế chật vật tìm cách hồi phục sau đại dịch và lạm phát gia tăng với sự bất ổn của tình hình thế giới.
Tương lai của “thái tử” gia tộc họ Lee và đế chế Samsung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm cải cách chaebol của tân Tổng thống Hàn Quốc. Vẫn có khả năng Lee Jae-yong sẽ lại vào tù 1 lần nữa, nhưng giới quan sát nhận định, những ngày tại vị trên đỉnh cao của nhân vật này chưa thể sớm kết thúc.
Vinh Ngô (Theo Nikkei)
Liên tiếp vướng vào các rắc rối pháp lý, "thái tử" Lee của gia tộc Samsung mãi chưa thể nắm "ngai vàng": Chủ tịch công ty.
" alt=""/>Bị cáo buộc thao túng cổ phiếu, ‘thái tử’ Samsung có thoát nạn?