H. bị xử phạt theo Điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Theo cơ quan chức năng, H. sử dụng tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch bệnh virus corona (Covid-19).
Theo đó, ngày 17/2, trên trang cá nhân H. chia sẻ thông tin sai sự thật rằng Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có 33 người chết do dịch bệnh Covid-19.
Thông tin này khiến nhiều người lo lắng và gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Cơ quan An ninh Công an TP Cần Thơ đã phối hợp với Sở TT&TT xác minh, mời H. lên làm việc.
Cô gái này thừa nhận sau khi xem thông tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội và bản thân cảm thấy lo lắng.
Sau đó, H. chia sẻ thông tin này để mọi người cùng biết và có ý thức trong phòng chống dịch bệnh chứ không có mục đích khác.
H. khai bản thân không ý thức được đây là thông tin sai sự thật, sau khi được nhắc nhở đã gỡ bỏ.
Ngành chức năng khẳng định, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
H. tốt nghiệp cao đẳng y tế và đang phụ gia đình quản lý nhà nghỉ ở Cần Thơ.
" alt=""/>Cô gái Cần Thơ tung tin 33 người chết do CovidẢnh minh họa: Internet
Tội danh thứ ba là tham gia vào lừa đảo qua hình thức điện tử (wire fraud) nhằm đánh cắp bí mật thương mại. Đây là ba cáo buộc mới thêm vào hơn 10 cáo buộc khác chống lại Huawei từ hồi tháng 1/2019 của Mỹ. Huawei phủ nhận tội danh này.
Cuộc chiến giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và Huawei đã diễn ra hơn 1 năm khi quan chức Mỹ phát động chiến dịch hối thúc các đồng minh không sử dụng thiết bị Huawei và thi hành các biện pháp khác nhằm ngăn cản tăng trưởng của công ty.
Trước đó, Mỹ tố cáo Huawei lừa đảo ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Cáo trạng mới nhất còn tiết lộ các chi tiết về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran và Triều Tiên.
" alt=""/>Mỹ buộc tội Huawei lừa đảo, âm mưu đánh cắp bí mật thương mạiTencent cho biết ứng dụng cộng tác văn phòng WeChat Work đạt mức tăng lượt tải về gấp 10 lần tính từ 10/2. Trong khi đó, DingTalk của Alibaba cũng tăng đột biến sau 5 năm có mặt trên thị trường. Hãng này cho biết, khoảng 200 triệu người đã tải về và sử dụng.
Huawei nói nền tảng WeLink có lượng truy cập tăng 10 lần, hơn 1 triệu người sử dụng hàng ngày. Eric Yang, giám đốc điều hành công ty iTutorGroup có trụ sở tại Thượng Hải cho biết khóa học online của họ đã tăng 215%.
Hôm 10/2, Alibaba cho biết trường học tại hơn 300 thành phố khắp 30 tỉnh thành đang sử dụng chức năng lớp học qua mạng với số học sinh - sinh viên tham gia lên tới 50 triệu người. Trước nhu cầu tăng đột biến, Alibaba buộc phải sử dụng hơn 10.000 máy chủ đám mây mới.
Người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng điện thoại để mua sắm, đặt hàng, tìm kiếm đối tác và trả hóa đơn trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Nguyễn Minh (tổng hợp)
Kế hoạch tái khởi động sản xuất vào ngày 10/02 của Foxconn, nhà máy sản xuất iPhone quan trọng của Apple, đã bị nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn.
" alt=""/>Virus corona thay đổi mô hình làm việc tại Trung Quốc