Phan Danh Hưng khai, anh ta quê ở thị xã Ninh Hòa, sau khi lấy chị L.T.T.V (37 tuổi) thì chuyển về sống gần gia đình vợ. Gần đây, vợ chồng Hưng hay mâu thuẫn tiền bạc và cả tình cảm. Anh ta cho rằng vợ có quan hệ với người khác nên ghen tuông, nhiều khi lớn tiếng.
Tối 1/6, nghi can Hưng nhậu say, đập phá một tivi, tủ lạnh và dọa giết vợ. Chị vợ sang nhà mẹ sát bên ngủ. Khoảng 5h45 ngày 2/6, Hưng sang nhà mẹ vợ rồi cãi vã, rút dao đâm chết vợ. Cháu gái của vợ cũng bị đâm gục. Sau đó, hắn thay quần áo. Người phụ nữ hàng xóm chạy qua, cũng bị Hưng sát hại.
Phan Danh Hưng cũng khai rằng sau khi gây án đã chạy lên núi Hòn Dữ ở gần nhà lẩn trốn. Trên núi Hòn Dữ có nhiều chòi canh làm rẫy của người dân. Từng là người đi rừng, sống ở nơi này nhiều năm, nghi can khá rành về địa hình.
“Đói thì tìm chòi của người dân trộm gạo nấu cơm, hoặc mì để ăn. Khát thì uống nước suối cầm hơi. Suốt những ngày lẩn trốn, tôi ngủ vật vã ở khe núi nhưng thường không ngủ được”, Hưng khai về 5 ngày trốn chạy của mình.
Theo Hưng, suốt thời gian trốn chạy, hắn có ý định sẽ rời khu vực này, song không biết đi đâu. Đồng thời, gã biết đang bị cảnh sát truy lùng gắt gao nên bám trụ lại khu vực, hy vọng sẽ tẩu thoát.
Hàng trăm cảnh sát khép chặt nhiều vòng vây trong núi
Trao đổi với VietNamNet, chiều 7/6, Thượng tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết qua xác minh điều tra, cùng chứng cứ thu thập và lời khai của nghi can, Phan Danh Hưng là thủ phạm duy nhất vụ án.
Công an đã khởi tố vụ án và bị can về tội Giết người.
Theo Thượng tá Sáng, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng lần đầu xảy ra trên địa bàn. Khi vụ án xảy ra, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương triển khai điều tra. Ban chuyên án cũng được thành lập dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh-Đại tá Nguyễn Thế Hùng và Đại tá Nguyễn Bá Thành cùng hàng trăm chiến sĩ.
Trưởng Phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa nói, trong thời gian xảy ra vụ án, địa phương đang tổ chức Festival biển 2023 lần thứ 10. Sự kiện thu hút đông đảo du khách, việc chưa tìm ra thủ phạm khiến dư luận bất an.
Khu vực núi rộng lớn lại là địa bàn giáp ranh nhiều xã của huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh. Toàn bộ ngõ ngách được cảnh sát chốt chặt, thiết lập nhiều vòng vây từ trong ra ngoài. Mỗi khi có động tĩnh, cảnh sát lập tức xuất hiện. Nhờ vậy, đến 18h45 ngày 6/6, Phan Danh Hưng bị bắt trên núi thuộc địa bàn xã Diên Lâm (huyện Diên Khánh).
Cam kết của Facebook với ngành tin tức theo sau động thái năm 2020 của đối thủ Google. Google cũng tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho báo chí. Các gã khổng lồ công nghệ đều đang bị giám sát chặt chẽ mô hình kinh doanh cũng như thông tin sai sự thật trên nền tảng.
Hôm 23/2, Facebook cho biết sẽ đảo ngược lệnh cấm tin tức trong vài ngày tới, chấm dứt cuộc chiến chưa có tiền lệ với Australia sau khi nhận được sự nhượng bộ từ chính phủ nước này. Trung tâm của vụ việc là dự luật truyền thông mới, yêu cầu các hãng công nghệ phải trả tiền nội dung cho hãng tin. Do đó, mạng xã hội quyết định chặn người dân xem và chia sẻ tin tức trong nước và quốc tế, gây sốc trên toàn cầu và vấp phải phản đối dữ dội.
Trong blog giải thích về quyết định của mình, Facebook cho biết lệnh cấm tin tức liên quan tới “hiểu lầm căn bản” về mối quan hệ giữa công ty và nhà xuất bản. Mạng xã hội cũng thừa nhận một số nội dung không phải tin tức vô tình bị chặn nhưng may mắn là được phục hồi nhanh chóng.
Phó Chủ tịch phụ trách Các vấn đề toàn cầu Nick Clegg cho biết về mặt pháp lý, việc cấm chia sẻ tin tức tại Australia trước khi dự luật được thông qua là cần thiết. Tuy nhiên, Facebook đã sai lầm khi thực thi quá mức.
Tờ Financial Times nhận định tổng số tiền 2 tỷ USD từ Google và Facebook phản ánh sự dịch chuyển quan trọng trong sức mạnh thương mại hướng tới các tập đoàn tin tức. Dù vậy, không rõ nó có đủ để thỏa mãn nhu cầu ngày một lớn của nhà xuất bản hay có đủ để tránh được các động thái quyết liệt, tốn kém hơn từ các nhà chức trách toàn cầu không.
Trước đây, Facebook nói giá trị mà tin tức mang đến cho nền tảng của mình “không đáng kể”. Song, đứng trước nguy cơ bị giám sát chặt hơn, cả Google và Facebook đều bắt đầu trả tiền cho một số nhà xuất bản và ký thỏa thuận tại hơn 10 nước trên thế giới.
Facebook chia sẻ từ năm 2018, họ đã đầu tư 600 triệu USD vào ngành công nghiệp tin tức. Hãng cũng đang tích cực đàm phán với các nhà xuất bản tại Đức, Pháp để trả tiền cho nội dung trên sản phẩm tin tức mới, nơi người dùng có thể tìm kiếm các bài báo được cá nhân hóa.
Song, giá trị đàm phán của các nhà xuất bản tại Australia tăng mạnh do chính phủ thúc đẩy cải cách, mang lại quyền tìm kiếm trọng tài bắt buộc trong các tranh chấp với Facebook hay Google. Tuần trước, Google đã thống nhất giao dịch với News Corp, nhà xuất bản lớn nhất Australia, mà không tiết lộ số tiền.
Australia thông qua dự luật mới
Quốc hội Australia hôm 25/2 đã thông qua dự luật mới, được thiết kế để buộc những hãng công nghệ lớn như Google, Facebook trả tiền tin tức cho các nhà xuất bản.
Australia là nước đầu tiên trên thế giới quy định trọng tài bắt buộc trong trường hợp đàm phán thương mại giữa các hãng công nghệ và nhà xuất bản sụp đổ. Australia đã sửa đổi dự luật vào phút chót sau khi đối đầu với Facebook, khiến hãng này chặn tất cả tin tức tại đây.
Nội dung sửa đổi cho phép chính phủ có quyền loại bỏ Facebook hoặc Google khỏi quy trình trọng tài nếu họ chứng minh được rằng đã đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp tin tức Australia. Một số nhà lập pháp và nhà xuất bản cảnh báo nó có thể khiến các công ty truyền thông nhỏ hơn chịu thiệt thòi. Tuy nhiên, Facebook và chính phủ Australia đều tuyên bố luật sửa đổi là thắng lợi.
Trong thông báo chung, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết quy định bảo đảm các tổ chức tin tức được trả thù lao công bằng cho nội dung mà họ tạo ra, giúp duy trì hoạt động báo chí trong nước.
Mọi diễn biến liên quan tới luật của Australia đều được quốc tế theo dõi chặt chẽ. Anh và Canada cân nhắc biện pháp tương tự nhằm kìm cương các nền tảng công nghệ thống trị.
Luật sửa đổi cũng cho phép các bên đàm phán với nhau trong thời gian lâu hơn trước khi nhà nước quyết định can thiệp. Dù vậy, Australia chưa công bố thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Luật sẽ được xem xét trong vòng 1 năm từ khi bắt đầu.
Luật không nhắc tên cụ thể Facebook hay Google. Đầu tuần này, ông Frydenberg nói rằng sẽ chờ cho tới khi các gã khổng lồ này ký thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản trước khi quyết định có bắt buộc cả hai theo luật mới không.
Google đã ký một loạt thỏa thuận với các nhà xuất bản, bao gồm thỏa thuận nội dung toàn cầu với tập đoàn News Corp dù trước đó dọa rút công cụ tìm kiếm khỏi Australia do dự luật. Một số hãng truyền thông như Seven West Media, Nine Entertaintment, ABC cũng đang đàm phán với Facebook
Du Lam (Theo FT, Reuters)
Cuộc đối đầu ngắn ngủi nhưng gay gắt giữa Facebook với chính phủ Australia chỉ là khởi đầu cho một loạt áp lực mà gã khổng lồ truyền thông xã hội sẽ phải đối mặt vào năm 2021.
" alt=""/>Facebook thừa nhận sai lầm tại Úc, cam kết trả 1 tỷ USD cho tin tức trong 3 năm tớiKhoảnh khắc khó khăn của chú chó khi được chủ nhân kiểm tra mức độ vâng lời.
" alt=""/>Thoát chết kỳ diệu dưới đường ray khi đoàn tàu chạy qua