Đồng hồ hiển thị người dùng đang ở mức ít căng thẳng.
Mỗi ngày Vivosmart 3 đều cập nhật số liệu về tâm trạng của người dùng theo cách trên và tổng hợp tự động thành báo cáo chuyên sâu. Qua đó người dùng theo dõi được cả quá trình biến đổi tâm lý của mình và đưa ra giải pháp thay đổi thói quen làm việc hay vận động, giúp cuộc sống nhẹ nhàng, nhiều niềm vui hơn.
Sức khỏe lẫn tâm trạng được theo dõi và cảnh báo kịp thời.
Thiết bị đeo thông minh Vivosmart 3 là sản phẩm đầu tiên trong dòng Vivo tích hợp tính năng đo VO2 max, vốn thuộc về các dòng cao cấp của Garmin. VO2 max là lượng ôxy tối đa mà cơ thể có thể nạp và sử dụng trong vòng một phút, được giới hạn bởi cả lượng ôxy trong máu có thể xử lý và lượng ôxy cơ thể lấy từ máu.
Chỉ số này phản ánh sức mạnh thể chất và sự dẻo dai bền bỉ của một người, con số càng cao thì sức bền càng lớn. Tuy nhiên mỗi người có hạn mức nhất định, nếu luyện tập quá sức sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ gây ra đột quỵ và ảnh hưởng đến tính mạng.
" alt=""/>Thiết bị đeo tay giúp kiểm soát stressTrao đổi về định hướng chiến lược phát triển hạ tầng CNTT trong cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, tại hội thảo “Hạ tầng viễn thông băng rộng trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, đại diện Viện Chiến lược TT&TT nhấn mạnh: trong cuộc cách mạng 4.0, thực tế cần bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, giá rẻ và mọi người dân đều có thiết bị truy nhập mạng.
Các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam cần triển khai nhanh chóng mạng thông tin di động 4G - LTE trên diện rộng. Đây là điều kiện tiên quyết vì cơ sở hạ tầng băng thông rộng là nền tảng cho nển kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0.
Về thiết bị truy cập của người dân, Việt Nam hiện đã có 50% số dân truy nhập Internet. Các doanh nghiệp điện tử, CNTT của Việt Nam như VNPT Technolgy, Viettel... cần tập trung đầu tư và sản xuất smartphone với giá thấp, là cơ hội để Việt Nam xoá bỏ khoảng cách số với các nước phát triển.
Cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông, tạo động lực để cạnh tranh hơn nữa, tiếp tục giảm giá cước dịch vụ viễn thông để nâng cao khả năng truy cập của người dân.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần có một hệ thống trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây để triển khai nhanh và toàn diện mô hình thuê dịch vụ CNTT, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp không cần thiết phải xây dựng hệ thống CNTT riêng biệt, dần giải quyết bài toán kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu.
Cũng theo đại diện Viện Chiến lược TT&TT, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT (Internet kết nối vạn vật) không chỉ là công nghệ cảm biến, mà là một hệ thống các thiết bị được kết nối với nhau để hỗ trợ những chiếc xe tự lái, smartphone trở thành trợ lý cá nhân, hỗ trợ đa dạng các ứng dụng trong nhà…; trí tuệ nhân tạo sẽ được liên kết các hệ thống với nhau, cung cấp các dịch vụ IoT xuyên biên giới.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ lộ lọt thông tin mạngRời vị trí CEO Giao Hàng Nhanh, ông Hoài cho biết sẽ nhận nhiệm vụ mới, cùng với một số người khác tham gia phát triển thêm các dịch vụ smart logistics - vận tải thông minh - tại công ty mẹ Scommerce (Services for commerce - dịch vụ cho thương mại). Nhiệm vụ của ông Hoài tại công ty mẹ nhằm gắn “với sứ mệnh tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng smart logistics cho thương mại tại Việt Nam”. Ông Hoài cho biết các dịch vụ sẽ sớm được giới thiệu trong thời gian tới.
Cả hai ông Hoài và Thi đã cùng vài người khác sáng lập nên Giao Hàng Nhanh năm 2012, hai ông đều xuất thân từ Thế Giới Di Động và là bạn thân ngoài đời.
Giao Hàng Nhanh (GHN) ra đời trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang ở thời kỳ trứng nước. Từ một công ty khởi nghiệp nhỏ, GHN đã phát triển mạnh để trở thành công ty tư nhân đảm nhiệm việc giao hàng trên toàn quốc, đứng bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước lớn như Viettel Post, Vietnam Post.
" alt=""/>Ông Lương Duy Hoài thôi làm CEO Giao Hàng Nhanh