Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu chất vấn Thủ tướng Chính phủ: việc xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính về thực trạng, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân… đã được nêu rất cụ thể tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT. Các giải pháp được Chính phủ triển khai thực hiện nhiều năm nay chưa thực sự hiệu quả, tiến độ còn quá chậm. Nay trước áp lực cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xin Thủ tướng cho biết quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ có giải pháp nào mang tính đột phá, tạo ra một cuộc cách mạng, một cơn lốc ứng dụng khoa học công nghệ, CNTT mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện trong toàn hệ thống? (giống như dân ta đón nhận Internet, sử dụng Google, Facebook…). Khi nào thì ta xây dựng được Chính phủ điện tử thực sự.
Về chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ trả lời: CNTT là một ngành, lĩnh vực trọng tâm đang phát triển rất nhanh, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đẩy mạnh phát triển, ứng dụng trong đó có Việt Nam. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có phần đóng góp quan trọng, mang tính mở đường của ngành CNTT, viễn thông.
Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Một trong các chủ trương lớn được Chính phủ tập trung chỉ đạo là xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ cải cách hành chính.
Nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong khi thực hiện các thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a về Chính phủ điện tử bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện với một số kết quả đạt được. Cụ thể, năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193.
Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù.
Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được ban hành tại các Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 9/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày 22/4/2016 của Văn phòng Chính phủ; nhiều dịch vụ công mức độ 3, 4 có số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết rất lớn, ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ GD&ĐT 270.000 hồ sơ; Bộ Giao thông Vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải)…; Hà Nội: 225.173 hồ sơ; Lâm Đồng: 110.625 hồ sơ; Cà Mau: 95.018 hồ sơ; Thái Nguyên: 91.201 hồ sơ; Hà Nam: 81.929 hồ sơ:…).
Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, đặc biệt trong năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng CNTT, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, các bộ, ngành, địa phương, cùng với việc tích cực triển khai các Nghị quyết số 19 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, các kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu. Theo thống kê, đến nay tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a mới đạt 61,9%. Một số nhiệm vụ của bộ, ngành đã quá thời hạn nhưng chưa thực hiện xong, nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập các hệ thống thông tin nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, hay việc cấp phép qua mạng điện tử mới bước đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể…
Đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử
Cũng trong trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho hay, trước áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai một số giải pháp cụ thể. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT (các chính sách về đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê sản phẩm và dịch vụ CNTT, tạo thị trường cho sản phẩm CNTT trong nước…).
" alt=""/>Các bộ, ngành, địa phương ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử trước 9/2018Là nền tảng nền tảng đặt lịch khám giúp bệnh nhân có thể dễ dàng lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp từ mạng lưới bác sĩ giỏi, với thông tin đã xác thực và cách thức đặt lịch nhanh chóng, thuận tiện, BookingCare (https://bookingcare.vn) đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2016. Hiện tại, BookingCare tập trung phục vụ khách hàng khu vực miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra), với mạng lưới bác sĩ, cơ sở y tế tập trung ở Hà Nội.
Hướng đến phân khúc khách hàng là những bệnh nhân có kế hoạch khám bệnh chủ động, có mong muốn khám với bác sĩ chuyên khoa giỏi, uy tín, những bệnh nhân gặp các bệnh mãn tính đã từng đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi, ở độ tuổi từ 25 - 65 tuổi và biết sử dụng Internet, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, theo chia sẻ của Founder/CEO BookingCare Nguyễn An Chương, đến nay đã có hơn 20.000 lượt bệnh nhân đặt lịch khám thông qua BookingCare. Trong đó, xấp xỉ 80% người dùng tự nhiên (không mất chi phí quảng cáo). Đặc biệt, từ tháng 9/2017, nền tảng đặt lịch khám trực tuyến BookingCare đã đạt điểm hòa vốn (Break Even Point).
“Hiện nay, hàng tháng BookingCare phục vụ khoảng hơn 1.500 lượt bệnh nhân đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi thường xuyên nhận được ý kiến phản hồi của người bệnh, trong đó trên 80% người bệnh hài lòng. Hàng tháng ước tính có xấp xỉ 20% người dùng là khách hàng quay lại tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi”, ông Nguyễn An Chương nói.
![]() |
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng nền tảng đặt lịch khám BookingCare, ông Nguyễn An Chương cho hay, với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị và dịch vụ công nghệ y tế, đi đến nhiều tuyến bệnh viện khác nhau trong cả nước, chứng kiến cảnh xếp hàng, chờ đợi khám bệnh. Cùng với đó là hành trình tìm bác sĩ, bệnh viện khám chữa bệnh cho người thân, bạn bè, người quen...đã thôi thúc đội ngũ sáng lập thấy rằng cần phải làm gì đó để góp phần giúp mọi người đi khám dễ dàng, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên chứng kiến nhiều người bệnh đã đi khám nhiều nơi, gặp nhiều bác sĩ mà bệnh không khỏi, mất thời gian chạy chữa, tốn kém tiền bạc dẫn đến tâm lý chán nản, thất vọng, buông xuôi. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc đi khám không đúng người, đúng bệnh (đúng thầy, đúng thuốc, đúng phương pháp) với vấn đề của bệnh nhân.Từ đó, BookingCare ra mắt sau một thời gian thai nghén ý tưởng”, ông Chương chia sẻ.
Bày tỏ mong muốn mang đến cho mọi người thêm một lựa chọn, giải pháp hỗ trợ khi đi khám, chữa bệnh, Founder/CEO của startup hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe này giới thiệu: giải pháp của BookingCare là xây dựng nền tảng công nghệ (Tech Platform) kết nối mạng lưới các bác sĩ chuyên khoa giỏi và mạng lưới cơ sở y tế uy tín với thông tin được xác thực rõ ràng, cập nhật; ứng dụng công nghệ giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn đúng bác sĩ chuyên khoa phù hợp với vấn đề của mình và đặt lịch khám.
“Qua đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khám và điều trị bệnh tật, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh. Đồng thời giảm thiểu việc lựa chọn không đúng bác sĩ với vấn đề của bệnh nhân, gây lãng phí thời gian, tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh”, đại diện startup BookingCare tâm sự.
" alt=""/>Nền tảng đặt lịch khám online BookingCare muốn tăng trưởng người dùng gấp 5 lần năm 2017Nhìn sang Google Play, Crossfire Legends cũng đang nắm giữ top 1 game miễn phí “hot” nhất trên các thiết bị di động chạy Android, nhưng lại không hiện diện ở hạng mục những trò chơi có doanh thu cao. Sau bốn ngày kể từ thời điểm VNG đưa ứng dụng lên Google Play (16/4), Crossfire Legendsnhận được số điểm trung bình là 4.8/5 với hơn 13.265/14.764 lượt Đánh Giá 5 sao từ phía người chơi.
Cách đây ít phút, VNG cũng đã đưa ra thông báo hỗ trợ người chơi bằng vật phẩm in-game và khẳng định đã “giải quyết 100% vấn đề về giật – lag kéo dài” – như GameSao đã phản ánh trước đó.
Ba Chấm
" alt=""/>Crossfire Legends lên đỉnh, các gMO FPS khác 'mất tích'