Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa có thông tin cảnh báo websites vi phạm bản quyền kênh chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Theo đó, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bản quyền trên phát thanh, truyền hình; qua công tác tiếp nhận, xử lý kiến nghị vi phạm, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết 3 website có dấu hiệu vi phạm bản quyền của VOV. Cụ thể 3 website: radiovietnamonline.com, onlineradiobox.com và tivihot.net đã vi phạm bản quyền kênh chương trình phát thanh thuộc sở hữu của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo quan sát cho thấy các website nói trên đang phát sóng hầu hết các kênh sóng của VOV. Ngoài ra, các web này cũng phát sóng cả một số kênh địa phương.
Căn cứ các quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi vi phạm bản quyền, Cục PTTH&TTĐT sẽ phối hợp cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet trong nước (các ISP) để triển khai các biện pháp kỹ thuật chặn truy cập 3 websites nêu trên tại Việt Nam.
D.V
Một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải những hình ảnh và thông tin về việc vận chuyển hàng lậu tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Cơ quan chức năng cho biết đây là thông tin giả mạo.
" alt=""/>Chặn truy cập 3 Website vi phạm bản quyền của VOVBáo cáo cho thấy doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều so với toàn cầu. Facebook cho rằng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp vượt đại dịch.
Khảo sát cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp vừa vả nhỏ (DNVVN) phải đóng cửa vào tháng 2/2021 là 24%. Mức trung bình toàn cầu là 16% (tháng 10/2020) và 29% (tháng 5/2020).
40% DNVVN tại Việt Nam phải cắt giảm nhân sự, so với mức trung bình toàn cầu là 30%. Có tới 27% DNVVN trong nước phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc dưới tác động của đại dịch.
Trong các doanh nghiệp phải đóng cửa trên toàn cầu, có 27% doanh nghiệp do nữ làm chủ, 21% do nam làm chủ. Việt Nam có xu hướng ngược lại, 20% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị giải thể, trong khi tỷ lệ này cao hơn ở doanh nghiệp do nam sở hữu, 25%.
Trên Facebook tại Việt Nam, có 78% DNVVN đang hoạt động hoặc hoạt động có doanh thu. Nhưng có đến 62% doanh nghiệp cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng qua thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch.
Trả lời khảo sát, 19% doanh nghiệp nói có thể phải đối mặt với những thách thức liên quan đến dòng tiền và 24% lo ngại nhu cầu khách hàng giảm hoặc thiếu hụt trong vài tháng tới.
Dù vậy, nhiều doanh nghiệp đang thay đổi và khá tự tin vào viễn cảnh phía trước. 18% các DNVVN đang hoạt động trên Facebook cho biết trong 3 tháng qua, họ đã tuyển dụng lại những công nhân bị buộc thôi việc hoặc sa thải trước khi đại dịch bắt đầu. Khoảng 25% báo cáo tăng doanh thu so với năm ngoái. 55% doanh nghiệp tự tin vào khả năng tiếp tục hoạt động trong ít nhất 6 tháng nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.
Trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu, các công cụ kỹ thuật số có vai trò quan trọng hơn đối với công việc kinh doanh. Hơn một nửa (55%) các DNVVN đang hoạt động trên toàn cầu cho biết họ sử dụng công cụ kỹ thuật số để giao tiếp với khách hàng, chủ yếu thông qua quảng cáo và bán hàng hóa/dịch vụ.
Ông Nguyễn Tường Huy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp đang phát triển, thị trường Việt Nam tại Facebook cho rằng các doanh nghiệp nên có chiến lược kinh doanh đúng đắn trên nền tảng số nhằm phát huy tối đa tiềm lực, nhanh chóng phục hồi, phát triển trong giai đoạn trong và sau đại dịch.
Hải Đăng
Đối tác của Amazon Web Services dự báo nhu cầu sử dụng điện toán đám mây tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh.
" alt=""/>Facebook: Gần nửa doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam phải cắt giảm nhân sự