Thực tế, các bác sĩ dự kiến trẻ có khả năng phải thở oxy ngay sau sinh. Nếu trường hợp này không được can thiệp bào thai, trẻ sẽ phải đặt stent hoặc nong động mạch phổi ngay sau khi sinh. Kết quả siêu âm tim trực tiếp tại phòng mổ cho thấy dòng máu qua chỗ hẹp động mạch phổi rất tốt, độ hẹp ở mức trung bình. Điều này có nghĩa là bé không cần can thiệp gì trong giai đoạn đầu đời.
Sau sinh, trẻ sẽ được chuyển về Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để tiếp tục theo dõi, đánh giá. Ngày mai, các chuyên gia sẽ đánh giá lại tình hình và có kế hoạch điều trị lâu dài cho bé.
Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, là phẫu thuật viên chính trong ca mổ. Ông cho biết sau khi trẻ được cắt dây rốn và chuyển cho ê-kíp hồi sức, bé tự thở khí trời như một đứa trẻ bình thường. Trẻ được thực hiện da kề da với mẹ. Thai đạt 37 tuần 4 ngày.
“Các bác sĩ rất xúc động. Những ca trẻ không có van động mạch phổi thường rất nặng nề, tiên lượng rất xấu nhưng hôm nay trẻ đã chào đời rất tốt. Diễn tiến của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từng giờ, chúng tôi sẽ theo sát", bác sĩ Hải nói.
Sự cương quyết của mẹ là động lực cho cả ê-kíp bác sĩ
“Tôi rất xúc động khi nhìn thấy bà mẹ nằm trên bàn mổ, nước mắt giàn giụa. Đây là thành quả của sự dũng cảm của người mẹ, chính sự cương quyết của chị là động lực cho cả ê-kíp vì đây là ca đầu tiên ở Việt Nam. Dù chúng tôi chuẩn bị tất cả mọi thứ để đảm bảo an toàn, nhưng sự cương quyết của gia đình và người mẹ là động lực cho cả ê-kíp”, bác sĩ Hương nói.
Trước đó, ngày 4/1, lần đầu tiên, các bác sĩ tại TP.HCM thực hiện thành công ca thông tim bào thai cho thai nhi 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca thông tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Sau rất nhiều năm ấp ủ và chuẩn bị kỹ lưỡng, mong ước cứu trẻ bị tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ của bác sĩ Việt Nam đã thành hiện thực.
Theo các chuyên gia, kỹ thuật thông tim bào thai chỉ phát triển trong 5 năm trở lại đây. Trên thế giới chỉ có một số nơi như Brazil, Ba Lan... thực hiện thành công.
Ca bệnh đặc biệt là một sản phụ 28 tuổi ở Đà Nẵng. Khi phát hiện thai có bất thường nặng về tim, sản phụ được chuyển vào TP.HCM theo dõi. Tại Bệnh viện Từ Dũ, khi thai 26 tuần tuổi, thời điểm các bác sĩ quyết định can thiệp bào thai là khoảng thời gian cân não, trải qua 3 lần hội chẩn.
Khi thai được 32 tuần 5 ngày, tính mạng của bé bị đe doạ, Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn khẩn cấp với Bệnh viện Nhi đồng 1. Các chuyên gia nhận định nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay, thai nhi có thể sẽ chết trong bụng mẹ. Nếu cho sinh ngay, thai nhi có thể tử vong khi vừa chào đời.
Theo Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, can thiệp trong bào thai là giải pháp cấp bách nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi can thiệp được từ trong bào thai, tỷ lệ thành công cao hơn khi trẻ đã chào đời do thai nhi có một cơ chế rất hay là tự lành, tự sửa chữa. Cơ chế này hình thành từ những tế bào gốc, sẽ tự chỉnh sửa, tự lành, không để lại sẹo.
Hai bệnh viện chuyên khoa lớn của TP.HCM lên kế hoạch thành lập các ê-kíp gây mê cho người lớn, can thiệp bào thai, nong tim, hồi sức sơ sinh nếu phải mổ, sản khoa để chuẩn bị mổ lấy thai nếu xảy ra sự cố.
8h sáng ngày 4/1, các bác sĩ rà soát lại một lần các phương án. 9h5 phút, ê-kíp tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai. Bác sĩ đã dùng một cây kim 18G để đi xuyên từ thành bụng, xuyên vào thành tử cung, vào buồng ối, xuyên thành ngực của thai nhi vào thẳng buồng tim, đi tới thất phải, tìm đúng vị trí để thông van tim cho bào thai.
Ca can thiệp kéo dài gần 40 phút. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim. Mọi nỗ lực và chuẩn bị đã được đền đáp, thai nhi và sản phụ đều an toàn. Sáng 8/1, sản phụ được xuất viện.
Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường (còn được gọi là bàn chân đái tháo đường) là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp và nguy hiểm. Việc quản lý bệnh tiểu đường đúng cách và chăm sóc bàn chân cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, biến dạng bàn chân, giảm tỷ lệ cắt cụt chi.
![]() |
Ở người bình thường, vết thương có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường thì vết thương bàn chân lại lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh phải thật sự quan tâm và biết cách tự chăm sóc để chủ động ngăn ngừa biến chứng như: kiểm soát đường huyết, giảm áp lực bàn chân, kiểm tra và chăm sóc vết thương hàng ngày, chăm sóc vết thương … Trong đó, bệnh nhân cần được chăm sóc vết thương tại nhà bằng cách thường xuyên thay băng gạc hay sát khuẩn, sử dụng các thuốc chuyên dụng để hỗ trợ quá trình liền thương. Nếu chăm sóc tại nhà, bệnh nhân có thể được băng bó, gạc bàn chân kèm với kem, gel, dung dịch … lên vết thương để duy trì độ ẩm, tăng sinh và tái tạo tế bào cho da.
Hyperoi - hỗ trợ làm lành vết loét bàn chân do đái tháo đường
Hyperoil là sản phẩm có nguồn gốc thảo được sản xuất tại Ý, được cấp chứng chỉ chứng nhận chất lượng châu Âu (CE).
Theo thông tin từ đơn vị phân phối sản phẩm - Công ty VietGate, Hyperoil được chiết xuất từ hai loại thảo dược là cây Neem và hoa Chi Ban (Hypericum Perforatum Flower Extract). Cây Neem được sử dụng phổ biến trong các quá trình điều trị kháng viêm, kháng khuẩn, có khả năng chống lại 14 loại nấm. Bên cạnh đó, cây Neem còn giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành vết thương. Cây Chi Ban (Hypericum Perforatum Flower Extract) giúp tái tạo mô và biểu bì; giúp kháng khuẩn và kháng viêm; giữ ẩm - bảo vệ da, làm cho da khỏe và tăng sức đàn hồi cho da.
![]() |
Dựa vào những tác dụng của tinh dầu Neem, kết hợp với các ưu điểm của loài hoa Chi Ban, tập đoàn RI.MOS đã đưa ra thị trường sản phẩm hỗ trợ điều trị và làm lành vết loét bàn chân do đái tháo đường - Hyperoil. Đây là sản phẩm với thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tính an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng. Sản phẩm có dạng dầu, dạng băng và dạng gel, thuận tiện và dễ sử dụng.
![]() |
Hyperoil sử dụng hỗ trợ cho cả 3 giai đoạn tổn thương: giai đoạn viêm, giai đoạn lên tổ chức hạt, giai đoạn liền sẹo. Hyperoil có hiệu quả tối đa ngay cả khi vết loét chưa liền da. Theo Công ty VietGate, các vết loét bàn chân nặng rất khó để khôi phục do ảnh hưởng đến cơ và xương nên cần sử dụng Hyperoil càng sớm càng tốt. Hyperoil giúp ngăn cản, kiểm soát vi khuẩn phát triển ở vùng da bị lở loét; tránh tiết dịch và chảy nước quanh vết thương. Hyperoil thúc đẩy sự hình thành mô hạt, duy trì độ ẩm các mô, từ đó giúp vết loét mau lành. Sử dụng Hyperoil hỗ trợ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát; Thúc đẩy sự hình thành mô hạt; góp phần hạn chế nguy cơ phải cắt cụt chân. Ngoài ra, Hyperoil dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, khôi phục sự đàn hồi của da.
![]() |
Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) từng chia sẻ bài viết tựa đề “Việc sử dụng chiết xuất từ Hypericum Perforatum và Azadirachta Indica ở bệnh nhân loét bàn chân, do hậu quả của bệnh đái tháo đường”. Tiến sĩ M. Letizia Iabichella là chuyên gia về mạch học, chấn thương học và cũng đồng thời là tác giả của báo cáo. Tiến sĩ M.Letizia - đã ghi lại kết quả việc sử dụng Hyperoil trong xử lý loét da đối với mạch máu phức tạp, và cho thấy khả năng hỗ trợ làm liền vết thương từ thảo dược đối với điều trị loét do tổn thương mạch máu bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.
Đơn vị phân phối sản phẩm: Công ty VietGate 788/2B, Nguyễn Kiệm, Phường 3, quận Gò Vấp,TP.HCM Hotline 096.946.3189 Website https://hyperoil.vn/ |
Quốc Tuấn
" alt=""/>Giải pháp chăm sóc vết loét bàn chân do đái tháo đườngNắm bắt xu thế phát triển công nghệ, từ cuối tháng 11/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2013/TT-BTTTT ngày 22/1/2013 quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu.
Chính thức có hiệu lực từ tháng 2, theo Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của Bộ TT&TT, bên cạnh việc kế thừa các nội dung còn phù hợp của Thông tư 03 năm 2013, Thông tư 23 có một số điểm mới như: Cập nhật các quy chuẩn kỹ thuật cập nhật về tiếp đất, chống sét, phòng chống cháy, bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông - QCVN 9:2016/BTTTT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông - QCVN 32:2020/BTTTT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình - QCVN 06:2020/BXD.
Bổ sung quy định áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, phổ biến nhất trên thế giới về yêu cầu hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu (TCVN 9250:2021, TIA-942-B của ANSI/TIA và tiêu chuẩn Tier của Uptime Institute) và các doanh nghiệp công bố sự phù hợp theo cấp độ xếp hạng phù hợp. “Việc mở rộng các tiêu chuẩn áp dụng cho phép doanh nghiệp chủ động lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng hạ tầng trung tâm dữ liệu và là cơ sở để doanh nghiệp duy trì chất lượng dịch vụ trung tâm dữ liệu”, Vụ KH&CN cho hay.
Theo quy định mới, các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp đều được đánh giá, công bố phù hợp tiêu chuẩn, góp phần bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Các khách hàng có thể lựa chọn trung tâm dữ liệu phù hợp nhu cầu của mình. Việc công bố chất lượng với mức xếp hạng khác nhau cũng thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các trung tâm.
Vụ KH&CN cho biết, Thông tư mới cũng quản lý chặt chẽ hơn hoạt động đánh giá, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với các trung tâm dữ liệu xếp hạng cao (mức 3 và 4). Theo đó, các trung tâm dữ liệu này phải được đánh giá, chứng nhận bởi tổ chức đánh giá, chứng nhận trong nước hoặc nước ngoài có uy tín được chỉ định, thừa nhận.
Cùng với đó, quy định trách nhiệm rõ hơn đối với các cơ quan quản lý (Cục Viễn thông, Vụ KH&CN) nhằm tăng cường kiểm tra doanh nghiệp trung tâm dữ liệu.
Về thủ tục công bố sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư 23 không sửa đổi thủ tục hành chính công bố sự phù hợp của trung tâm dữ liệu tại Thông tư 03/2013/TT-BTTTT và không tăng thêm thành phần hồ sơ.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư
Đề cập đến ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2013/TT-BTTTT về trung tâm dữ liệu, Vụ KH&CN nhận định, điều này nhằm hoàn thiện các quy định về yêu cầu đối với hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, giúp cho hạ tầng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam phát triển hiện đại, bền vững và công tác quản lý nhà nước đi vào nền nếp, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số tại Việt Nam.
Ở góc độ doanh nghiệp chịu tác động của các quy định mới về trung tâm dữ liệu, trao đổi với VietNamNet, ông Lê Minh Hiếu, Giám đốc CMC Data Center, CMC Telecom đánh giá: Việc Bộ TT&TT ban hành Thông tư mới sửa đổi, bổ sung quy định về trung tâm dữ liệu là rất kịp thời. “Thông tư 23 giúp các doanh nghiệp như CMC tiếp tục mạnh dạn đầu tư, nâng cấp và cập nhật các công nghệ mới, chung sức biến Việt Nam trở thành Digital Hub của khu vực”, ông Lê Minh Hiếu chia sẻ.