![]() | ![]() |
Tạo hình của Thảo Trang trong MV.
Thảo Trang kể từng trải qua mối tình đầu yêu hết mình, dành hết mọi cảm xúc rồi tan vỡ. Song dù ít hay nhiều, nó vẫn để lại trong nữ ca sĩ nhiều kỷ niệm khó quên. Cô mang những cảm xúc của tình yêu thời trẻ vào bài hát này nên không gặp nhiều khó khăn để thể hiện.
Mối tình đầulà sản phẩm đầu tiên Thảo Trang kết hợp cùng một rapper. Chị biết Blacka từ Rap Việtmùa 2, ấn tượng giọng rap dày và ấm của anh. Từ đó, đôi bên kết nối, cùng thể hiện ăn ý bài hát. Làm việc với Blacka, ca sĩ thấy thú vị, mong muốn khán giả, nhất là người trẻ, nhìn thấy một Thảo Trang mới mẻ, hiện đại. Chị cũng chọn hát ballad cho ngày trở lại thay vì sở trường EDM của mình.
Thảo Trang chọn sản phẩm âm nhạc phù hợp từng giai đoạn sự nghiệp và đặt yêu cầu về chất lượng bài hát lên hàng đầu. Chị quan tâm việc truyền tải tâm huyết và thông điệp của nhạc sĩ hơn thể loại bài hát.
Nói về nghi vấn nghỉ hát do 3 năm im ắng, Thảo Trang vui vẻ phản hồi: "Tôi chỉ tạm lắng lại để tìm được những gì phù hợp nhất cho mình mà vẫn đáp ứng thị hiếu của khán giả. Đam mê âm nhạc luôn trong tôi, chưa tắt bao giờ".
Trích đoạn MV 'Mối tình đầu'
" alt=""/>Thảo Trang 'xấu lạ' trở lại sau 3 năm vắng bóng, gợi cảm gấp đôiTesla khóa 1/3 phạm vi hoạt động của xe, tương đương 129 km bằng phần mềm. Ảnh: Electrek.
Câu chuyện được Jason Hughes, một hacker khét tiếng được biết đến về dịch vụ kích hoạt tính năng bị khóa trong xe Tesla kể lại. Khách hàng mua lại một chiếc Tesla Model S 60 (pin bị khóa ở mức 60 kWh), nhưng từng được Tesla bảo hành, thay pin và mở dung lượng 90 kWh rồi trả cho khách.
Bởi các dòng xe Tesla cũ chỉ có kết nối 3G, khách hàng này đã đến trung tâm bảo hành của Tesla để được cập nhật phần mềm nhằm đảm bảo xe có thể kết nối Internet. Sau khi đưa xe đến Tesla bảo hành, vị khách đã nhận được cuộc gọi từ trung tâm sửa chữa, nói rằng họ đã tìm thấy lỗi trong hệ thống và họ sẽ tiến hành “sửa chữa lại” chiếc xe.
"Bản vá lỗi” của Tesla đã đưa chiếc xe của vị khách ngược trở lại cấu hình ban đầu, tương tự Model S 60, giảm khoảng 129 km phạm vi hoạt động của xe với cho dù vị khách đã nâng cấp pin.
Cho dù vị khách cố gắng giải thích mình mua lại khi xe đang là mẫu Model S 90 và yêu cầu công ty kích hoạt lại phạm vi bị khóa, Tesla vẫn yêu cầu người này phải trả 4.500 USD để mở khóa phạm vi mở rộng.
Hughes nhận ra rằng tuy có thể sử dụng bản hack phần mềm để khôi phục lại phạm vi hoạt động, việc này sẽ yêu cầu xe ngắt kết nối hoàn toàn khỏi các dịch vụ của Tesla, ngược lại mục đích ban đầu của vị khách hàng.
Bởi vậy, thay vì hack vào hệ thống xe, Hughes quyết định đưa câu chuyện lên mạng xã hội. Ngay lập tức, bài đăng của anh được mạng xã hội lan truyền mạnh mẽ. Chỉ sau khi chủ đề thu hút dư luật một cách mạnh mẽ, Tesla mới liên hệ với khách hàng để thông báo họ sẽ "xử lý vấn đề ngay lập tức".
Chỉ đến khi nhận được phản ứng tiêu cực của cộng đồng mạng, hãng xe điện mới nhượng bộ với người dùng.
Trong quá khứ, Tesla từng bán xe Model S với viên pin bị khóa bằng phần mềm. Phiên bản Tesla Model S 40 mà hãng ra mắt thực tế là Model S với viên pin 60 kWh bị khóa bằng phần mềm, khiến pin của xe chỉ vận hành ở mức công suất 40 kWh. Đây là cách công ty sử dụng để cung cấp nhiều tùy chọn phạm vi khác nhau cho người dùng mà không khiến công đoạn sản xuất bị phức tạp lên với các viên pin khác nhau.
Sau khi xe đến tay khách hàng, Tesla bắt đầu cung cấp cho chủ sở hữu tùy chọn mở khóa hoàn toàn dung lượng pin với một khoản phí bổ sung. Tuy đã loại bỏ mô hình kinh doanh từ nhiều năm qua, công ty vẫn sử dụng các bộ pin bị khóa phần mềm khi thực hiện thay thế hay bảo hành cho các mẫu xe nhất định mà hãng không sản xuất nữa.
(Theo Zing)
Chuyên gia chỉ cho phóng viên Bloomberg thấy lỗ hổng bảo mật trên xe điện Tesla.
" alt=""/>Tesla khóa dung lượng pin xe điện, ép người dùng bỏ 4.500 USD để mởVị đại diện nhà mạng này cũng cho biết thêm, đây chỉ là phương án cấu hình nguồn tạm thời của hệ thống để khôi phục dung lượng. Để khắc phục triệt để sự cố xảy ra ngày 26/7 trên tuyến cáp biển APG, thời gian tới, đối tác vẫn cần huy động tàu sửa chữa. Tuy vậy, hiện chưa có lịch khắc phục sự cố APG gặp phải lần này.
APG là 1 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm (Asia - America Gateway), SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Liên Á (IA - Intra Asia) và AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1).
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Tuyến cáp APG có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, hiện lưu lượng truy cập Internet nước ngoài vẫn lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố trên các tuyến cáp biển quốc tế thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Vân Anh
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được xác nhận gặp sự cố vào gần 16h ngày 26/7. Sự cố lần này gây mất kết nối trên toàn tuyến, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế của người dùng Việt Nam.
" alt=""/>Cáp biển APG được cấp hình lại nguồn, khôi phục một phần dung lượng