Chia sẻ tại buổi nói chuyện về "Hành trình chip Việt”, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho hay, Việt Nam có khoảng 5000 đến 6.000 người đang làm trong lĩnh vực này. Nhu cầu về nguồn nhân lực bán dẫn rất lớn, nhưng hiện mỗi trường đại học có khoảng vài chục sinh viên. Đây là câu hỏi khá khó với Việt Nam nếu từng nhóm, doanh nghiệp không có sự liên kết với nhau.
“Hơn 20 năm trước, Vinasa cùng nhau đồng hành, xây dựng ngành phần mềm phát triển. Vinasa thành lập khi ngành phần mềm doanh thu chưa đến 50 triệu USD, quy mô quá nhỏ và chưa thể là ngành công nghiệp. Hiện nay, với ngành bán dẫn, chúng ta không nên tự thân làm, cần tập hợp lực lượng, vì lượng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới làm bán dẫn rất đông đảo. Tất cả chúng ta xây dựng ngành công nghiệp mới cho đất nước, có thể đứng trên vai người khổng lồ để thực hiện. Chúng ta có khát vọng, nhân sự, sẵn sàng học hỏi để làm cùng các nước lớn trên thế giới”, bà Nguyễn Thị Thu Giang nói.
Ông Trần Đăng Hoà, Chủ tịch FPT Semiconductor cho hay, 10 năm trước FPT có làm dịch vụ CNTT cho các công ty quốc tế về chip. Khi có cuộc chạy đua Mỹ - Trung về bán dẫn toàn cầu, FPT nhìn thấy cơ hội thị trường và sẵn có năng lực cung cấp nên thành lập FPT semiconductor với những đơn hàng và trước mắt tập trung vào thiết kế chip nguồn.
Để mô tả về hành trình chip bán dẫn, ông Trần Đăng Hoà, Chủ tịch FPT Semiconductor đưa ra 3 vòng tròn gồm: thứ nhất là vòng tròn kinh tế số. Vòng tròn thứ hai nằm trong kinh tế số là các thiết bị điện tử và lõi trong cùng, đến vòng tròn thứ ba là chip bán dẫn. Nếu Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế số, phát triển ngành điện tử thì phát triển ngành bán dẫn chính là điều cốt lõi nhất.
Ông Hòa dẫn chứng, những năm gần đây khi Trung Quốc đã có tiến bộ rất lớn về nghiên cứu sản xuất chip, ngày càng cạnh tranh với các nước khác đặc biệt là Mỹ. Mỹ nhận ra vấn đề này nên đã đưa ra những rào cản và Đạo luật chip ra đời, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có cơ hội tham gia vào vòng lõi để làm ra con chip.
“Khi nói về chip có 3 cấu phần. Phần thiết kế có hai mảng là người hoặc công cụ thiết kế (tool và IP). Hiện tại Mỹ nắm tool và IP, không cho kỹ sư Trung Quốc làm. Về sản xuất với các công nghệ nano cần máy quang khắc và vật liệu, đều do Mỹ kiểm soát. Phần thứ ba là đóng gói và kiểm thử. Việt Nam chưa tham gia vào công đoạn thứ hai, vì để sản xuất được cần đầu tư lớn, quy mô hàng tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 50 công ty thiết kế chip, chủ yếu là công ty nước ngoài tuyển nhân sự Việt Nam. Trong số các công ty thiết kế đó có FPT Semiconductor chủ yếu cần người và công cụ. Việt Nam đang được quyền mua công cụ để làm và nhu cầu nhân sự sẽ tăng rất cao. 20 năm trước, Việt Nam đã xây dựng ngành phần mềm từ số 0, nhưng mảng bán dẫn hiện nay có nhiều Việt kiều có thể góp sức đào tạo vài lứa sinh viên thành kỹ sư ngang đẳng cấp với thế giới và đây là cơ hội cho Việt Nam”, ông Hòa nói.
Khi thiết kế chip thì con người là nhân tố quan trọng. Thế nhưng những doanh nghiệp nước ngoài cũng đang khát nguồn nhân lực bán dẫn, nên khi họ vào Việt Nam có nhiều chính sách thu hút nhân tài với mức lương rất cao. Tuy nhiên, FPT “đi 2 chân” là làm dịch vụ cho khách hàng, nên có cơ hội tuyển, đào tạo người cho khách hàng để bổ sung lực lượng và tự tuyển dụng cho mình.
“Về thiết kế chip, FPT Semiconductor có đội ngũ nhân sự gắn bó, họ mang khát vọng dân tộc, khát khao làm sản phẩm Make in Viet Nam rất lớn. Thậm chí có những người xăm lên mình hình con chip và khẩu hiệu quyết tâm làm ra sản phẩm Việt Nam. Họ là đội ngũ dẫn dắt thế hệ tiếp theo. Chúng tôi có cũng có đội ngũ nhân sự, chuyên gia là Việt Kiều mà thu nhập không phải vấn đề của họ. Họ sẵn sàng làm việc và dẫn dắt thế hệ trẻ làm chip. Trong trường hợp những người đang làm ở FPT Semiconductor mong muốn đi ra làm các công ty khác cũng không sao cả. Chúng tôi quan điểm ở đâu cũng đều là làm cho Việt Nam”, ông Trần Đăng Hoà chia sẻ.
" alt=""/>Nhân viên FPT xăm hình chip lên người để quyết tâm làm chip cho Việt NamĐến nay, thành phố đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn 9 triệu người dân; chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người; hơn 6,16 triệu người được cập nhật bổ sung thông tin căn cước công dân; hơn 4,3 triệu người dân được cập nhật bổ sung số thẻ bảo y tế.
Thành phố cũng hoàn thành việc cấp 3.200 tài khoản cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng hệ thống; tổ chức kết nối, liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa và 297 trạm y tế.
Năm bệnh viện của ngành y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả bệnh án điện tử gồm: Phụ sản Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn, Đa khoa Mỹ Đức, Đa khoa Vân Đình và Đa khoa Hòe Nhai. Năm bệnh viện triển khai khám chữa bệnh từ xa gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, trong thời gian qua, Ban chỉ đạo Đề án 06 thành phố để lại dấu ấn mạnh mẽ bằng kết quả tích cực trong triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, kết quả này ghi nhận sự đóng góp lớn của ngành y tế thủ đô.
Chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, ông Hà Minh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số là quá trình liên tục không có điểm dừng mà trước hết bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức của người lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, xác định rõ những vấn đề cần ưu tiên và quyết tâm thực hiện thì việc chuyển đổi số mới có hiệu quả cao.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị ngành y tế cần tập trung nghiên cứu 3 vấn đề gồm quy hoạch ngành và chiến lược của ngành trong thực hiện chuyển đổi số; xây dựng quy chế và quy trình, đặc biệt là quy trình phối hợp liên thông trong ứng hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực hiện một cách quy chuẩn, bài bản việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Từ đó tích hợp được các kế hoạch, nhiệm vụ triển khai, tiết kiệm nguồn lực và thời gian.
“Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số phải song hành, hỗ trợ và thúc đẩy cùng phát triển. Đơn cử như số hóa phim chụp góp phần lớn trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí. Đây chính là chuyển đổi số từ những việc nhỏ nhất, hiệu quả nhất và khoa học nhât”,Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Xác định nhiệm vụ chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị ngành y tế tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn thành phố.
Khai trương và khai giảng năm học mới 2019-2020 ngôi trường tại phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM
Phát biểu tại buổi lễ diễn ra ngày 14/8, ông Olli-Pekka Heinonen,Giám đốc Cơ quan Giáo dục Quốc gia của Phần Lan.cho biết: “Với tôi, sự đầu tư hiệu quả nhất chính là sự đầu tư vào giáo dục mầm non. Ở quốc gia Phần Lan, chúng tôi tự hào không chỉ nổi tiếng với vị trí số một trên thế giới về chỉ số hạnh phúc mà còn có nền giáo dục được cả thế giới công nhận, ngưỡng mộ và đứng đầu trong sự tiến bộ đổi mới của quốc gia.
Thực ra, ba chỉ số này luôn tương tác và liên kết chặt chẽ với nhau. Vì sự hạnh phúc trong việc học, sự hạnh phúc trong việc trau dồi kiến thức có ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục đào tạo và chất lượng đầu ra. Điều này sẽ thúc đẩy các cá nhân trong xã hội cạnh tranh và không ngừng sáng tạo, đổi mới.”
Ông Olli-Pekka Heinonen - Giám đốc Cơ quan Giáo dục Quốc gia của Phần Lan
Giáo dục mầm non Phần Lan khuyến khích và khơi gợi khả năng học hỏi toàn diện của trẻ thông qua các hoạt động vui chơi sáng tạo, thử nghiệm, quan sát, đặt câu hỏi, tương tác với các trẻ em khác và người lớn.
Chương trình học được thiết kế nhằm đảm bảo trẻ nhỏ sẽ có được trải nghiệm cân bằng trong các lĩnh vực: Ngôn Ngữ và Kể Chuyện (Nhận diện bảng chữ cái, phát triển kỹ năng đọc hiểu, giao tiếp); Khả Năng Khám Phá (Làm quen với Số học, Toán học, Khoa học tự nhiên và xã hội, môi trường sống xung quanh); Nghệ Thuật và Biểu Diễn (Hòa mình vào âm nhạc, ca hát, sáng tác, múa, vẽ, lịch sử và văn hóa); Sức Khỏe (Tăng cường kỹ năng vận động, sức khỏe về thể chất và tinh thần); Xã Hội (Khái niệm cho trẻ em về cảm xúc xã hội và quyền công dân của trẻ em, quốc gia và thế giới)
Chương trình giảng dạy tại FIPS FinlandWay® dựa trên chương trình quốc gia của Phần Lan về Giáo dục và Chăm sóc trẻ mầm non, được Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan chứng nhận, dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi.
Trường được bảo trợ bởi chính phủ Phần Lan, các cơ quan liên quan và được công nhận bởi FinlandWay®, các tổ chức giáo dục uy tín tại Phần Lan và quốc tế.
Giáo dục mầm non Phần Lan sẽ khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển và học tập của trẻ, giúp trẻ dễ dàng thích nghi từ môi trường mầm non lên tiểu học. Thời gian học mầm non cũng giúp trẻ tạo nền tảng cơ bản cho sự hứng thú học tập lâu dài sau này.
Các bạn tham gia lớp học
Đặc biệt, nhân ngày khai trương và khai giảng năm học mới 2019 - 2020, trường có nhiều ưu đãi với số lượng có hạn cho các bé khi đăng ký học trong thời gian tới, cụ thể như sau: ưu đãi đến 25% học phí cho các bé đăng ký sớm nhất; học phí chỉ từ 10.000.000 triệu/tháng (áp dụng có điều kiện) cho chương trình Anh - Việt và từ 14.000.000 triệu/tháng (áp dụng có điều kiện) cho chương trình 100% tiếng Anh.
Dương Nghiêm
- Sáng nay, Trường quốc tế Việt Nam- Phần Lan khai giảng năm học mới 2019-2020.
" alt=""/>Trường mầm non Phần Lan đầu tiên ở Việt Nam chính thức khai giảng năm học mới