“Quan điểm của chúng tôi (tức nhà phân tích Kannan Venkateshwar) được củng cố bởi những thành tựu của Netflix và khả năng tiếp cận tới băng thông rộng ~550mm, chứng tỏ sức mạnh về giá cả, khả năng phát triển thư viện nội dung, thay đổi hỗn hợp nội dung địa phương, và tăng độ "kết dính" do các mùa phim bộ đã được thiết lập”.
Ông Venkateshwar đã dự đoán mục tiêu giá cổ phiếu Netflix ở mức 245 USD, tăng 15% so với phiên đóng cửa ngày thứ tư hôm 9/1/.
Tuy nhiên, nhà phân tích này lưu ý rằng Netflix hiện đã có 5.800 tiêu đề phim cho dịch vụ truyền hình trực tuyến của mình và sẽ bỏ ra khoảng từ 10 đến 12 tỷ USD cho việc phát triển nội dung trong năm nay. Kannan Venkateshwar dự đoán doanh nghiệp sẽ tạo ra doanh số bán hàng tăng trưởng hàng năm là 27% cho đến năm 2019.
“Quán tính có xu hướng sẽ đem lại lợi nhuận cho những người đầu tư sớm và những nhà lãnh đạo thị trường. Bên cạnh đó, rất có thể nó sẽ giúp tăng trưởng giá cả và chi phí để có khả năng thúc đẩy tăng trường lợi nhuận theo thời gian”, nhà phân tích kinh tế nổi tiếng cho hay.
" alt=""/>Netflix có thể là công ty truyền thông lớn thứ hai thế giới!Thế nhưng có vẻ như Samsung sẽ không phải phụ thuộc vào công ty có trụ sở Nhật Bản để làm camera cho Galaxy S8, mà sẽ nhờ cậy một giải pháp khác.
Chưa rõ chính xác phương thức mà Samsung sẽ sử dụng để hiện thực hóa việc quay video “siêu chậm” này, tuy nhiên nhiều khả năng camera của Galaxy S8 sẽ có thêm một bộ nhớ DRAM giữa cảm biến của máy ảnh và bảng mạch của vi xử lý hình ảnh. Môđun này rất cần thiết để phục vụ cho mục đích quay lại video cực chậm bởi dung lượng thông tin rất lớn mà cảm biến ghi lại, bởi chúng sẽ cần phải được lưu trữ tại đâu đó trước khi bộ xử lý tín hiệu hình ảnh có thể tiếp nhận thêm thông tin mới.
Ngoài camera sau, nguồn tin trên cũng hé lộ rằng camera selfie cũng sẽ được nâng cấp với tính năng tự động lấy nét. Ngoài camera trước có độ phân giải 8MP tương tự như trên Galaxy S7 ra, S8 sẽ được trang bị thêm một camera hồng ngoại 3,7MP có khả năng quét võng mạc của bạn để mở khóa máy.
Liệu tin đồn này có phải là sự thật? Liệu Samsung có đưa camera trên điện thoại lên một tầm cao mới? Chúng ta sẽ phải chờ đợi đến ngày 29/3 tới đây mới biết được sự thật.
Theo Genk/PhoneArena
Jean Liu có xuất thân nhà nòi trong ngành công nghệ, là con gái của nhà sáng lập Lenovo.
Cô tốt nghiệp đại học Bắc Kinh chuyên ngành khoa học máy tính và có bằng thạc sĩ đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp, Liu làm việc cho Goldman Sachs trong 12 năm.
Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple từng viết về Liu - người hiện là chủ tịch của Didi: "Cô ấy có chung quan điểm với tôi rằng các công ty có thể và nên làm việc không chỉ để kiếm lợi nhuận".
Liu và đội ngũ của mình liên tục phân tích các dữ liệu về quãng đường di chuyển của mọi người, giống như cách các nhà hải dương học theo dõi thủy triều, để cải thiện dịch vụ của Didi.
Nhưng không chỉ là cỗ máy toàn con số, Liu còn sở hữu khả năng thương thuyết tuyệt vời, giúp mang về khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Apple cho Didi. Đây chính là thương vụ góp phần giúp Didi "hất cẳng" Uber ra khỏi thị trường đi chung xe Trung Quốc vào năm 2016.
Ngoài ra, Liu cũng tham gia tích cực trong cuộc chiến vượt qua các quy định của giới chức nước này đối với ngành công nghiệp đi chung xe.
Nhân vật quan trọng không kém khác của Didi Chuxing chính là nhà sáng lập Cheng Wei - người hiện là CEO của công ty.
![]() |
Wei thành lập Didi vào năm 2012, khi mới 29 tuổi và 4 năm sau đó thâu tóm toàn bộ tài sản tại Trung Quốc của đối thủ Uber.
Tốt nghiệp đại học, Wei khởi đầu với vị trí trợ lý giám đốc cho một công ty massage chân và làm việc ở đây trong 1 năm.
Năm 2005, Wei gia nhập Alibaba làm nhân viên bán hàng. Chỉ trong 6 năm, Wei đã leo lên làm quản lý khu vực của Alipay - trở thành người trẻ nhất giữ vị trí này.
Năm 2013, Didi nhận được đầu tư từ Tencent, khơi mào cuộc chiến với đối thủ Kuaidi Dache do Alibaba "chống lưng". Cả hai thi nhau "đốt tiền" vào các chiến dịch khuyến mại nhằm thu hút người dùng. Cuộc chiến kết vào năm 2015 bằng một thương vụ sáp nhập.
Hiện Didi Chuxing nhận được hỗ trợ từ cả 3 gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc - cũng là đối thủ của nhau gồm Tencent, Alibaba và Baidu.
Trong số 5 start-up đắt giá nhất thế giới hiện nay, có 3 công ty của Trung Quốc gồm Didi, hãng điện thoại thông minh Xiaomi, và công ty giao thực phẩm tận nhà Meituan-Dianping.
" alt=""/>'Bộ đôi quyền lực' đứng sau startup đắt giá nhất thế giới