Không còn là bảng đen phấn trắng cùng vị trí đứng trên bục giảng, các cô giáo đã có một đêm tỏa sáng hết mình với vẻ đẹp hài hòa giữa tài năng, nhan sắc và trí tuệ.
Các cô giáo Trường Mầm non - Tiểu học Ban Mai xinh đẹp, tự tin trên sàn diễn. |
Cuộc thi bắt đầu bằng phần thi trang phục dạ hội và tài năng được trình diễn đầu tiên. Tiếp theo là phần thi áo dài.
Với màn múa “Bèo dạt mây trôi” cô Hoàng Linh Hương (tổng phụ trách khối tiểu học) đã giành số điểm tuyệt đối của ban giam khảo, vào thẳng vòng ứng xử và đi đến ngôi vị cao nhất dành cho khối Hành chính-Tổng hợp.
Cô Lê Thị Nga với màn nhảy hiện đại nóng bỏng, tự thiết kế trang phục trong phần thi trang phục tự chọn, cùng câu trả lời ngắn gọn, thông minh liên quan đến nghiệp vụ chăm sóc trẻ mầm non đã giành giải Nhất dành cho nữ giáo viên khối mầm non.
Cô giáo Lê Thị Nga - giải Nhất giáo viên khối mầm non. |
Cô Phan Thị Ngọc (giáo viên tổ tiếng Anh), với chiều cao 1m68, màn nhảy và hát “My baby” và câu trả lời thông minh về tình huống: “Có một cô giáo trẻ, dạy giỏi trong trường, cô luôn hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình, nhưng khi phân công cô tham gia các phong trào văn nghệ thể thao hay các hoạt động tập thể thì cô đều từ chối với lí do không có năng khiếu về văn nghệ thể thao, bận việc gia đình. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?"
Cô Hoàng Linh Hương tự tin trên sân khấu cuộc thi tối 30/11. |
Cô giáo trẻ Phan Thị Ngọc ban đầu khiến mọi người ngỡ trả lời lạc đề khi hướng vào học sinh, nhưng sau đó khiến mọi người bất ngờ khi cô dùng chính giá trị của việc học sinh tham gia, hoàn thiện mình trong các hoạt động tập thể để truyền cảm hứng cho chính cô giáo trẻ dạy giỏi nhưng chưa tìm thấy động lực tham gia như trong tình huống đề cập.
Cô giáo Phan Thị Ngọc với chiều cao 1m68 cùng phần thi ứng xử tốt đã giành giải Nhất khối tiểu học. |
Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải phụ như giải trình diễn áo dài, trang phục tự chọn đẹp nhất, giải cô giáo tài năng và giải ứng xử hay nhất.
Cụ thể, có 39.126 người thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.766 giáo viên mầm non ngoài công lập; 1.562 người ở trường công.Còn lại là giáo viên ở các cấp tiểu học và trung học.
![]() |
Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19 |
Có 2.182 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có 414 người không có giao kết hợp đồng và mất việc làm.
Theo Sở GD-ĐT, do dịch Covid-19, trường học đóng cửa từ tháng 2 tới nay dẫn tới bị ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng.
Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có nguồn thu, trong khi vẫn phải phát sinh chi phí để duy trì hoạt động như chi mặt bằng, trả lương cho cán bộ giáo viên, nộp bảo hiểm.
Trong đó có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Sở GD-ĐT đã kiến nghị có các giải pháp miễn giảm các loại phí, giãn thời gian nộp thuế, hỗ trợ vay 0% lãi suất đối với cơ sở ngoài công lập có nhu cầu duy trì hoạt động.
Tại cuộc họp bất thường của HĐND TP.HCM ngày 27/3, đã thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Hiện nay TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX).
Lê Huyền
- Hàng chục nghìn giáo viên ở TP.HCM bị giảm thu nhập do điều chỉnh để sẻ chia hỗ trợ người mất việc do Covid-19.
" alt=""/>Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid