![]() |
Buổi lễ gia hạn ký kết hợp tác của ISB với ICAEW diễn ra theo hình thức trực tuyến |
Buổi lễ có sự góp mặt của ông Christopher Jeffery, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh Quốc Tại Việt Nam. Phát biểu trong buổi lễ, PGS.TS Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng ISB, TS. Douglas Foster - Phó Viện trưởng ISB và bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng Đại diện ICAEW Việt Nam đều bày tỏ hài lòng về sự hợp tác giữa ISB và ICAEW trong suốt 3 năm qua. Lần ký kết gia hạn này được kỳ vọng mang nhiều giá trị thiết thực cho sinh viên, giảng viên ISB và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa trong 3 năm tiếp theo.
ICAEW là tổ chức nghề nghiệp quốc tế được thành lập vào năm 1880 và được ghi nhận vị thế hàng đầu trên thế giới trong nghề kế toán và tài chính với danh hiệu “Chartered Accountant” (ACA), được giới chuyên nghiệp đánh giá cao.
ICAEW có sự kết nối chặt chẽ với các đối tác là các công ty kiểm toán, tài chính danh tiếng cả ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á, nhằm gia tăng cơ hội giao lưu, học tập và việc làm ở nước ngoài cho học viên của mình.
Sự kiện ký kết gia hạn hợp tác chiến lược giữa ISB và ICAEW đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa 2 tổ chức được nâng lên một tầm cao mới, mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội nhận Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ICAEW CFAB.
Đây là một chứng chỉ nghề nghiệp uy tín được quốc tế công nhận, sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên và nhân lực trong ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chứng chỉ mở ra cơ hội cho tất cả những ai muốn tích lũy hoặc nâng cao trình độ chuyên môn về tài chính, kế toán và kinh doanh cũng như kỹ năng tiếng Anh thương mại.
TS. Douglas Foster, Phó Viện trưởng ISB hy vọng, sự hợp tác này sẽ mang đến nhiều cơ hội học tập, phát triển cho sinh viên trong thời điểm dịch Covid-19 đang tạo nhiều thách thức cho giáo dục nói chung.
Tiếp nối thành công từ hợp tác năm 2018
Trước đó, năm 2018, ISB đã ký thỏa thuận hợp tác với ICAEW với mong muốn phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, giảng viên. Giai đoạn hợp tác này ghi nhận nhiều kết quả tốt đẹp với các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai 2 tiếp tục hợp tác cùng phát triển trong 3 năm tới.
Một trong những chương trình dành cho sinh viên mà ICAEW cam kết đồng hành cùng ISB là cuộc thi học thuật Business Challenge tổ chức từ năm 2018. Cuộc thi là 1 sân chơi học thuật thu hút hàng nghìn sinh viên đến từ các trường đại học hàng đầu tại TP.HCM đang theo học chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và Kinh doanh tham gia tranh tài mỗi năm.
Thông qua kết quả hợp tác năm 2018, ISB đã có 2 đại diện sinh viên tài năng, xuất sắc tham dự cuộc thi Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc do ICAEW tổ chức vào năm 2019 và 2020. Đó là 2 sinh viên khóa 43, bạn Trần Gia Khương hiện là Financial Audit tại PwC Việt Nam và bạn Nguyễn Ngọc Phương Thảo - General Ledger Accountant tại công ty Avery Dennison.
ISB cũng ghi nhận những gương mặt học viên ICAEW nổi bật, đạt chứng chỉ ICAEW CFAB đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017/2018. Đặc biệt là 2 cựu sinh viên khóa 39 BBus: bạn Châu Thiên Ngân hiện là Senior Project Accountant tại Oxford University Clinical Research Unit và bạn Lý Ngọc Linh Thảo - Senior Auditor đang công tác tại PwC Việt Nam.
ISB được thành lập với mong muốn đem đến cho sinh viên môi trường giáo dục hiện đại, năng động cùng phương thức học tập tiên tiến, giúp sinh viên khai phá tài năng, nội lực của bản thân và trở thành các ứng viên tài năng tại các tập đoàn đa quốc gia, cũng những như nhà kinh tế trẻ thành công trong tương lai. ISB cung cấp các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng các công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Sinh viên ISB còn có cơ hội chuyển tiếp và nhận bằng từ các trường đại học đối tác uy tín trên thế giới. Tìm hiểu thêm tại: https://isb.edu.vn/?utm_source=vietnamnet.pr1709.icaew |
Doãn Phong
" alt=""/>ISB và ICAEW gia hạn hợp tác nâng cao chất lượng đào tạoMọi người trong nhà vội gọi xe cấp cứu đưa anh Nho vào viện, nhưng chỉ hai ngày sau anh qua đời. Buổi sáng ngày 5/8 đó là lần cuối cùng Phúc nhìn thấy cha.
![]() |
Phúc nhiều lần ôm ảnh cha khóc nức nở |
Nhưng cơn ác mộng Covid-19 chưa dừng lại ở đó với cậu bé 11 tuổi và với cả gia đình trong căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Đoàn Văn Bơ, Phường 9, Quận 4 TP.HCM.
"Sau khi anh Nho qua đời, cả nhà chúng tôi đều phát hiện nhiễm Covid - ba mẹ tôi, anh chị hai, tôi và con gái, và Phúc nữa. Trong đó, Phúc chỉ bị nhẹ, những người khác cũng dần khỏi bệnh, nhưng ba mẹ tôi đã không qua khỏi.
Sau khi anh Nho mất, ba má tôi gượng được vài ngày thì má phải vào viện. Má tôi nằm viện khoảng một tháng rồi đi. Còn ba tôi sau khoảng 10 ngày phát bệnh ở nhà cũng đã qua đời. Đến giờ, tôi vẫn còn chưa thể hình dung nổi tại sao cơn ác mộng này lại ập xuống gia đình chúng tôi" - chị Thy, cô của Phúc buồn bã kể lại.
Trong hơn một tháng đó, Phúc - trong cơn bấn loạn của gia đình - đã khóc rất nhiều.
Ba Phúc là bảo vệ của một siêu thị ở Nhà Bè, 40 tuổi mới có con và cũng chỉ có mình Phúc, nên cậu bé được ba rất thương yêu. Cứ đi làm về là ba con quấn quít, anh Nho cũng hay đưa . Ông bà nội là người chăm bẵm cho em từ nhỏ, dạy dỗ kèm cặp em học khi ba mẹ bận đi làm kiếm sống. Đột ngột mất đi 3 người gắn bó nhất, Phúc chới với.
"Mẹ của Phúc trước làm thợ may, về quê ở Tiền Giang từ trước khi dịch bùng phát và kẹt ở dưới đó đến giờ chưa lên lại được. Phúc hiện sống với mẹ con tôi.
Trước có ba, có ông bà, lắm khi Phúc còn mè nheo, nhõng nhẽo nhưng từ ngày ba mất rồi ông bà qua đời, cháu tôi như ý thức được hoàn cảnh của mình, rất ngoan và cũng lặng lẽ hơn" - chị Thy nói.
Khi hỏi Phúc về ba, cậu bé chỉ khẽ khàng trả lời "Con nhớ ba" rồi bần thần không nói gì nữa. Nhưng chị Thy kể rằng thời gian trước đây, Phúc thường xuyên xem ảnh hai ba con được lưu trong điện thoại rồi khóc. Chị Thy phải “dọa” xóa hết ảnh đi, cậu bé năn nỉ xin để lại một cái để xem cho đỡ nhớ, và nay lấy hình ảnh đó để cài màn hình.
“Phúc còn nhỏ vậy mà cùng lúc mất đi những người vốn gắn bó nhất với mình nên buồn lắm. Bản thân tôi ngần này tuổi rồi mà đột ngột mất đi ba má, mất đi anh trai, tôi đã bình thường lại được đâu.
Tôi còn phải ẩn cả trang cá nhân của anh tôi trên Facebook, Zalo để cháu không vào xem được nữa. Nhiều đêm Phúc trằn trọc khó ngủ rồi khóc, tôi biết là bé đang rất nhớ ba, nhớ ông bà nhưng đôi khi tôi cũng phải ngó lơ đi, để con giải tỏa được cảm xúc và tự trấn tĩnh lại".
Biết Phúc còn buồn nhiều, vào năm học, chị Thy trao đổi trước với cô giáo chủ nhiệm về hoàn cảnh của em.
"Hàng ngày tôi vẫn kèm Phúc học buổi sáng và làm bài buổi tối, nhưng trình độ của tôi cũng chỉ giúp con được phần nào. Tôi có đề nghị cô chủ nhiệm nếu có vấn đề gì thì nói với tôi để tìm cách giúp cho con vượt qua được quãng thời gian đau buồn này".
Cô giáo Trần Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) cho biết cô cũng rất nóng ruột về hoàn cảnh của cậu trò nhỏ.
"Đây là năm học đầu cấp, cô trò chúng tôi còn chưa được gặp nhau. Hoàn cảnh của Phúc rất buồn và khó khăn bởi mẹ thì ở xa, chị Thy là cô ruột đang chăm sóc em cũng đã thất nghiệp từ đầu đợt dịch và cũng có con đang học lớp 12. Hai vợ chồng bác cả của Phúc cũng đã không có thu nhập từ 4 tháng nay.
Phúc vẫn tham gia học online cùng các bạn nhưng thỉnh thoảng cũng nghỉ, tôi biết em còn chưa thể bình tâm để tập trung học.
Phụ huynh trong lớp cũng đều là người lao động nghèo, không thể hỗ trợ được cho Phúc cũng như một số bạn có hoàn cảnh khó khăn khác trong lớp. Lúc này, tôi cũng chỉ có thể động viên Phúc và gia đình, chỉ mong tới lúc cô trò được trở lại trường, Phúc được gặp gỡ giao lưu với bạn bè, thầy cô thì tâm lý và việc học tập của em sẽ tốt hơn. Và cũng mong các nhà hảo tâm giúp em và gia đình vượt qua giai đoạn gian khó này".
Phương Chi
Dịch Covid-19 ở TP.HCM, 1.517 học sinh rơi vào cảnh mồ côi. Trong đó, có gần 500 em là học sinh tiểu học.
" alt=""/>Nỗi buồn chưa nguôi ngoai của cậu học trò mồ côi vì Covid