Từ tháng tư đến nay, hơn 20 người đã bỏ mạng dưới tay những đám đông cuồng nộ ở Ấn Độ, sau khi những tin đồn về bắt cóc trẻ em lan đi chóng mặt thông qua ứng dụng WhatsApp. |
![]() |
Một trong những nạn nhân đầu tiên là một phụ nữ 65 tuổi tên là Rukmani. |
Bà cùng với bốn thành viên khác trong gia đình đang lái xe đến ngôi đền ở một tỉnh phía nam của Tamil Nadu vào tháng 5. Một đám đông trên đường tưởng nhầm họ là “mẹ mìn” và tấn công họ. |
Phóng viên của The New York Times tìm đến ngôi làng mà Rukmani bị tấn công để tìm hiểu xem WhatsApp và chính quyền địa phương đã vật lộn thế nào để ngăn chặn những thông tin sai trái. Những thông tin đã truyền đi khắp Ấn Độ trong hàng tháng trời và dẫn đến hàng chục vụ sát hại. |
WhatsApp, ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook, hiện có 1/4 tỷ người dùng tại Ấn Độ. Một vài mẩu tin sai (false news) trên ứng dụng này miêu tả các nhóm bắt cóc trẻ em đang trên đường “săn mồi”. Ngoài ra, ứng dụng này còn lan truyền các video ghi lại cảnh những người bất ngờ kéo trẻ em lên xe máy và phóng đi mất. |
Đoạn clip này được lan truyền khắp nơi. Thực chất, nó nằm trong một thông báo liên quan đến dịch vụ công ở Pakistan, nhưng được chỉnh sửa để trông giống như một vụ bắt cóc thật. Chính quyền không biết ai đã xử lý đoạn clip. |
Thông tin sai, tin giả đã tràn ngập trên các mạng xã hội trong những năm gần đây, gây nên bạo động từ Brazil cho đến Sri Lanka. Vụ việc lần này ở Ấn Độ nhắm đến một nỗi sợ phổ biến: trẻ em gặp nguy hiểm. Và hàng triệu người Ấn Độ, với nhận thức kém và sự hồ hởi khi mới tiếp cận Internet, hoàn toàn tin tưởng vào những gì họ nhìn thấy trên chiếc smartphone của mình. |
Venkatesan là anh chồng của Rukmani, nạn nhân xấu số. Ông cũng cùng ở trên xe với bà lúc vụ tấn công xảy ra và bị thương. Ông kể lại với The New York Times vềvụ ẩu đả. |
Khi gia đình Rukmani đến gần ngôi đền, họ dừng lại để hỏi đường. Một bà lão gần đó bắt đầu nghi ngờ và báo cho con trai. Anh ta hô hoán báo động. |
Venkatesan và mọi người lo lắng và quyết định quay lại. Nhưng vừa lúc họ đến được ngôi làng khác thì đám đông đã chờ sẵn ở đó. |
Họ bị lột trần và bị đánh. Bằng dây sắt, cây gỗ, bằng tay và chân. Sau khi bị đánh, Rukmani lịm đi và chết. |
![]() |
Những người khác bị bỏ mặc. Chiếc xe màu đỏ của các nạn nhân bị đập nát. Đồ đạc của họ bị cướp sạch. Người giữ chức vụ cao nhất của vùng đó nói rằng cảnh sát đã đi khắp nơi từ vài tuần trước để cảnh báo người dân không tin vào những tin đồn bắt cóc. Nhưng so với sức lan toả của WhatsApp thì nỗ lực của họ chẳng có ích gì. “Chúng tôi không thể đấu lại”, ông nói. |
Thiết kế của WhatsApp khiến cho việc lan truyền tin giả trở nên rất dễ dàng. Nhiều tin nhắn được chia sẻ trong các nhóm, và khi thông tin được chuyển tiếp (forward) thì không thể biết được nguồn gốc của chúng là từ đâu. Trong vụ việc tại Ấn Độ, các cảnh báo về bắt cóc thường do bạn bè và gia đình gửi cho nhau. WhatsApp nói họ kinh ngạc về vụ giết người này. |
![]() |
Tuần trước, WhatsApp bắt đầu có chức năng dán nhãn lên các tin nhắn được chuyển tiếp để nhận diện chúng. Họ đăng quảng cáo trên báo để giáo dục người dùng về thông tin sai và cam kết phối hợp chặt chẽ với cảnh sát và các nhóm kiểm định thông tin độc lập. |
Giới chức khắp Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công. Ngoài cảnh báo người dùng về tin giả, họ bắt giữ một số người lan truyền các thông tin vô căn cứ này. Ở vài nơi, họ ngắt Internet. Vào đầu tuần này, Tối cao Pháp viện kêu gọi chính phủ sử dụng “bàn tay sắt” để chống lại bạo loạn. |
![]() |
Cảnh sát đã bắt giữ 46 người trong vụ tấn công Rukmani và gia đình bà. 74 người khác đang bị truy nã. |
Venkatesan, 52 tuổi, sống ở nhà của Rukmani từ năm 15 tuổi, vẫn không hiểu tại sao họ bị tấn công. "Họ chỉ muốn giết chúng tôi," anh nói. |
![]() |
Gajendran, con rể của Rukmani, bị thương nặng trong vụ tấn công. Ông đã bị hôn mê trong nhiều tuần và vẫn còn trong bệnh viện. |
Mặc dù vậy, các vụ nổi loạn vẫn diễn ra. Gần đây nhất, một kĩ sư phần mềm đã bị giết và ba người đi cùng bị thương, sau khi họ cho vài đứa trẻ ăn sô cô la bên ngoài một ngôi trường, hồi tuần trước. |
Năm 1975, tỷ phú Bill Gates và những người cộng sự của mình đã sáng lập ra phần mềm Microsoft và khởi động cuộc cách mạng máy tính trên toàn nhân loại. Hiện tại, ông đã tập trung hầu hết quỹ thời gian của mình vào các công việc thiện nguyện trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, Elon Musk được ví như thiên tài trong làng công nghệ thế giới bởi những phát minh của ông đã giúp thay đổi toàn diện trong lĩnh vực công nghệ như PayPal (Hỗ trợ dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet) hay công ty Tesla và SpaceX (Công ty chuyên thiết kế và xây dựng tên lửa).
Khi được hỏi về cách quản lý thời gian và phương pháp để giải quyết rất nhiều công việc mỗi ngày, cả 2 người đàn ông thành công này đều khẳng định thói quen duy nhất giúp họ sắp xếp được công việc chính là xây dựng một kế hoạch cụ thể trong ngày hay thậm chí là bất kì thời điểm nào cần thiết. Vì vậy, tỷ phú Bill Gates và Elon Musk luôn buộc bản thân phải tuân theo thời gian biểu trong từng 5 phút mỗi giờ.
Tại sao lại phải lập một bản kế hoạch quá chi tiết và phức tạp mỗi ngày? Bởi theo các nhà nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc của các tỷ phú, việc chia kế hoạch với các khoảng thời gian nhỏ sẽ giúp bạn cải thiện năng suất hiệu quả và mang lại sự bứt phá hơn trong công việc.
Đặc biệt, việc lập kế hoạch cụ thể và chuyên sâu sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn trong mỗi công việc. Bạn chỉ có 5 phút, 10 phút hay 15 phút cho mỗi công việc, vì vậy bạn sẽ phải cố gắng hết sức để suy nghĩ và hoàn thành chúng trong thời gian quy định. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy áp lực và khó chịu khi làm việc. Tuy nhiên, chính sự áp lực đó sẽ buộc bản thân bạn phải bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân và làm việc một cách thực sự và hết mình.
Đặc biệt, sau khi nhìn thấy thành quả sau 1 ngày làm việc, bạn sẽ hứng thú hơn với việc lập kế hoạch này bởi bạn đã làm được nhiều việc hơn ngoài sự mong đợi của bản thân.
Bên cạnh đó, trước khi lập ra một kế hoạch dày đặc những công việc phải làm mỗi ngày, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về các cách làm việc hiệu quả hoặc thay đổi thói quen làm việc để phù hợp hơn với thời gian biểu của bản thân. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh cũng như sắp xếp hợp lý các công việc để giúp bản thân tránh được sự mệt mỏi hay quá stress khi làm việc.
Đồng thời, bạn cũng nên bố trí thời gian nghỉ ngơi giữa các khoảng thời gian làm việc liên tục để giúp não bộ thư giãn và sáng tạo hiệu quả hơn.
Theo GenK
" alt=""/>Bill Gates và Elon Musk chia sẻ bí quyết để đánh bại sự trì hoãn mỗi ngàyTheo quan điểm của cây viết Josh Constine từ TechCrunch, một trong những cách tiết kiệm của Apple chính là… keo kiệt với người dùng. Zing.vn lược dịch quan điểm của cây viết này.
Để trở thành công ty giàu nhất với 243 tỷ USD dự trữ tiền mặt, Apple chắc chắn phải cắt giảm chi phí một cách quyết liệt. Dù vậy thật khó chấp nhận khi Apple kiếm lợi nhuận tới 11 tỷ USD mỗi quý, nhưng vẫn khiến chúng ta phải sử dụng những sợi cáp hay bàn phím chất lượng kém.
Người dùng vẫn mua sản phẩm của Apple, bởi đó là những sản phẩm tốt nhất. Nhưng trải nghiệm sản phẩm chính lại có thể bị ảnh hưởng bởi những phụ kiện như sợi dây cáp Lightning.
Những sợi cáp mong manh
Những sợi cáp Lightning và cáp sạc MacBook quá dễ đứt, gãy phần nhựa. Nếu như bạn đã dùng một sợi cáp cho iPhone hoặc MacBook đủ lâu, rất có thể một ngày sợi cáp sẽ đứt phần đầu, chỗ nối nhựa bị hở ra khiến nó không thể kết nối hoặc nguy hiểm hơn là rò điện.
![]() |
Những sợi cáp Lightning quá mong manh, dễ bị đứt. Ảnh: Sophia Cannon. |
Trước hoàn cảnh đó, nhiều người đã tìm cách làm sợi cáp bền hơn như quấn dây điện hoặc lò xo quanh cáp. Thậm chí đã từng có vụ kiện vài năm trước khiến Apple phải đưa ra chương trình đổi sạc MacBook. Vì sao iPhone, iPad hoặc MacBook thì rất bền, mà sợi cáp theo máy lại mong manh đến vậy? Chẳng nhẽ Apple không thể cung cấp cáp chắc chắn hơn?
Bỏ đăng ký dịch vụ của Apple không đơn giản
Bạn nghĩ rằng việc hủy đăng ký Apple Music hay các dịch vụ khác của Apple sẽ rất dễ? Hãy thử đi, bạn sẽ phải nghĩ lại. Đầu tiên, bạn cần phải bấm vào biểu tượng avatar người dùng mà chẳng có dòng chữ chú thích nào. Sau đó, rất có thể bạn trông chờ mục kiểu như “quản lý các dịch vụ” đúng không?
![]() |
Giao diện của Apple không có những hướng dẫn rõ ràng để hủy các dịch vụ đăng ký. |
Nhưng thay vì cái tên dễ hiểu như vậy, bạn sẽ phải bấm vào phần “xem Apple ID”, đăng nhập thêm một lần nữa, sau đó mới có thể hủy đăng ký dịch vụ của Apple. Với trải nghiệm này, có cảm giác Apple cố tình dùng thiết kế khó hiểu để người dùng ngại bỏ đăng ký.
Bàn phím MacBook Pro quá tệ
Khi mà một nhà bình luận lâu năm như John Gruber cũng phải nói rằng “đây là một trong những lỗi thiết kế tệ nhất lịch sử Apple”, có thể hiểu chất lượng bàn phím trên những chiếc MacBook Pro gần đây tệ như thế nào.
![]() |
Thiết kế bàn phím mà Apple đưa ra năm 2016 quá tệ, và đến giờ sau 3 thế hệ vẫn chưa cải thiện nhiều. |
Thiết kế bàn phím cánh bướm mà Apple đưa ra từ năm 2016 không chỉ quá mỏng và đem lại cảm giác gõ rất chán so với thế hệ trước, nó còn không ngăn cản được bụi hay tóc rơi xuống dưới phím. Về lâu dài, phím có thể hoạt động chập chờn hoặc hỏng hẳn, mà người dùng cơ bản không có cách nào tháo phím mà không làm hỏng máy.
Phải tới khi Apple bị kiện và bị phản ứng mạnh mẽ, họ mới chấp nhận đưa ra chương trình đổi bàn phím miễn phí trên những chiếc Macbook Pro bị hỏng phím.
Khiến người dùng phải gắn bó với hàng đống dây rợ
Triết lý sản phẩm của Apple từ lâu là “it just works”, hay “mua về là dùng”. Nhưng dường như họ đang làm ngược lại điều đó với những chiếc MacBook Pro mới. Những bộ chuyển kết nối là phụ kiện không thể thiếu với người dùng Macbook Pro hiện nay, và giá của chúng không hề rẻ.
![]() |
Dùng Macbook Pro đời mới đồng nghĩa bạn phải gắn bó với hàng đống dây rợ. Apple của ngày xưa đâu mất rồi? |
Bạn có thiết bị Thunderbolt 2 và muốn kết nối với cổng Thunderbolt 3 trên máy mới? Xin mời bỏ ra 50 USD. Tai nghe cũ dùng giắc 3,5 mm và muốn cắm vào iPhone mới chỉ có cổng Lightning? Đầu chuyển có giá 9 USD. Thẻ nhớ SD trước đây cắm thẳng được vào MacBook Pro, còn bây giờ? Hãy bỏ ra thêm vài chục USD cho đầu chuyển!
Apple luôn muốn đi trước thời đại và cắt bỏ những cổng kết nối tự họ thấy không cần thiết. Để thay thế cho chúng, người dùng sẽ phải mua những phụ kiện mới như tai nghe Bluetooth (Apple có bán) hay bộ sạc dùng cổng USB-C (Apple cũng bán luôn). Nhưng cách làm quá đột ngột của họ gần như là quá đáng với người dùng.
Hủy chương trình liên kết, triệt tiêu nguồn sống của blog
Một trong những lý do sản phẩm Apple được yêu thích là có rất nhiều blog thường xuyên đăng tải các bài viết đánh giá, hướng dẫn và khuyên dùng sản phẩm, phần mềm của họ. Bù lại, Apple sẽ trích một phần nhỏ doanh thu nếu người dùng mua sản phẩm từ đường dẫn của blog.
![]() |
Apple đang muốn triệt tiêu nguồn sống của các blog, một trong những lý do giúp App Store phát triển thời gian đầu. |
Tuy nhiên đầu tuần này Apple đã gây tranh cãi khi hủy chương trình liên kết cho các blog khi giới thiệu phần mềm trên App Store. Thay vào đó, họ đang chạy quảng cáo trực tiếp trên App Store, tức là cạnh tranh trực tiếp với những blogger.
Apple cũng tạo ra một đội ngũ biên tập viên để tạo ra các nội dung giới thiệu ứng dụng. Nói cách khác, Apple đã triệt tiêu nguồn sống của những trang web đánh giá nội dung ứng dụng như TouchArcade hay AppShopper.
Theo Zing
Với giá trị 1.000 tỷ USD, Apple cũng trở thành công ty có trị giá vốn hoá lớn nhất thế giới.
" alt=""/>Apple đạt giá trị nghìn tỷ USD nhờ keo kiệt với khách hàng?