ICON đã phát triển phương pháp in ngôi nhà một tầng diện tích khoảng 60 mét vuông bằng chất liệu xi măng chỉ trong 12 đến 24 tiếng. Nếu mọi chuyện đi đúng kế hoạch, một khu dân cư gồm 100 ngôi nhà sẽ được kiến thiết tại El Salvador vào năm sau.
Công ty này đã hợp tác với New Story, một tổ chức phi lợi nhuận giải quyết vấn đề nhà ở trên toàn cầu. “Chúng tôi sẽ xây nhà cho cộng đồng tại Haiti, El Salvador và Bolivia”, Alexandria Lafci, đồng sáng lập New Story nói với The Verge.
Phiên bản đầu tiên của ngôi nhà, vừa ra mắt tại Austin, là bước đi đầu tiên trong kế hoạch cung cấp nhà ở cho nhóm người có thu nhập thấp. Jason Ballard, một trong 3 người sáng lập của ICON, cho biết ông sẽ thử nghiệm nó như một văn phòng làm việc để kiểm tra tính thực tế của ngôi nhà. “Chúng tôi sẽ cài đặt các bộ kiểm tra chất lượng không khí. Để xem ngôi nhà có biến đổi hoặc tạo mùi gì không?”
Sử dụng máy in Vulcan, ICON có thể in ra cả một ngôi nhà với giá 10.000 USD và dự định giảm giá xuống còn 4.000 USD. “Nó rẻ hơn nhiều so với các ngôi nhà truyền thống tại Mỹ”, Ballard nói. Công ty của ông có khả năng in những ngôi nhà diện tích 74 mét vuông. Một căn hộ phổ thông ở New York có diện tích trung bình khoảng 80 mét vuông.
Ngôi nhà mẫu này có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm và mái vòm cong. “Có một vài công ty có thể in nhà và kiến trúc”, Ballard nói. “Nhưng họ in một căn nhà kho. Khi dự án này thành công, chúng tôi sẽ có những ngôi nhà tốt nhất”.
Việc sử dụng chất liệu xi măng sẽ giúp giải tỏa nghi ngại về tính chắc chắn của công trình. “Tôi nghĩ nếu in bằng nhựa, chúng tôi sẽ gặp nhiều rắc rối”.
Ngay khi hoàn thiện thử nghiệm vật liệu và thiết kế, ICON sẽ di chuyển máy in Vulcan tới El Salvador để bắt đầu xây dựng. Họ nói rằng những ngôi nhà in 3D này giúp giảm tối thiểu rác thải và công lao động. Họ cũng muốn xây nhà tại Mỹ. Thậm chí, công ty này đã nghĩ xa xôi đến việc phục vụ cộng đồng người sống bên ngoài Trái Đất.
Theo Zing
" alt=""/>Ngôi nhà 60 mét vuông in 3D giá 4.000 USD ở Mỹ, rẻ hơn xâyBên trong nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart
Ngày mai (9/5), Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của đại diện các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn này.
Các doanh nghiệp công nghệ Việt đều cho rằng tổ chức Diễn đàn là một bước tiến lớn, thể hiện quyết tâm của Chính phủ và Bộ chuyên trách, khi tập trung xây dựng và phát triển các công ty công nghệ để phát triển kinh tế.
Theo ông Trần Việt Hùng, CEO của startup công nghệ Got It!, một trong những người tham dự và có bài phát biểu tại sự kiện, việc tổ chức diễn đàn lần này kết quả cụ thể như thế nào còn phải để xem việc thực thi sau đó mới biết được, tuy nhiên nó mang một thông điệp rất quan trọng là xây dựng các công ty công nghệ để phát triển kinh tế.
Chính vì thế, nếu chiến lược được thực thi bài bản nghiêm túc và chỉ cần có vài công ty công nghệ lớn mang quy mô toàn cầu thì đối với Việt nam đã là một thắng lợi lớn.
Cũng theo ông Trần Việt Hùng, việc tổ chức diễn đàn cho thấy, với việc có tầm nhìn phát triển kinh tế là các công ty công nghệ, nếu thành công sẽ mang lại giá trị nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn, so với công ty truyền thống và đây là cách nhanh nhất để có nền kinh tế mạnh, mặc dù việc này sẽ vô cùng khó chứ không dễ như nói.
" alt=""/>Doanh nghiệp kì vọng gì ở Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt?Sau đó, khoảng thời gian từ 1968 đến đầu thập niên 2000 là sự ra đời của hàng loạt hãng công nghệ danh tiếng như Apple, Oracle. Những công ty góp phần thay đổi cả ngành công nghiệp cũng thành lập tại đây, như Atari với máy game thùng (arcade) hay Google với công cụ tìm kiếm trên internet.
Hãy cùng ngược dòng thời gian, trở về thời điểm công nghệ còn chưa bùng nổ xem Thung lũng Silicon lúc ấy trông như thế nào.
Năm 1968, cựu nhân viên công ty bán dẫn Fairchild Semiconductor Gordon Moore và Robert Noyce rời New York để đến Santa Clara (California), nơi họ đã thành lập Intel. Theo Business Insider, vào thời điểm ấy Intel chỉ tập trung sản xuất chip nhớ
Noyce và Moore cũng là hai trong số tám thành viên đầu tiên của Fairchild, công ty sản xuất bóng bán dẫn silicon, có cả máy tính nhỏ gọn, tốc độ nhanh và giá rẻ
Vào cuối những năm 60, cũng có vài hãng công nghệ khác ở Thung lũng Silicon. Moore chia sẻ ông nhớ rằng đó là thung lũng với "rất nhiều không gian, đường xá thông thoáng", với những khu vườn đầy quả mơ, mận, óc chó và hạnh nhân
Đến hiện tại, Intel vẫn duy trì trụ sở đầu tiên của mình ở Santa Clara. Đây là ảnh chụp trụ sở vào năm 1996
Thành lập năm 1952 tại San Jose, IBM đã là hãng công nghệ có trụ sở tại khu vực Thung lũng Silicon trước khi cái tên này xuất hiện
Bức ảnh này chụp trụ sở của IBM năm 2000
Ngày nay, Sand Hill là con đường với các startup nằm rải rác hai bên. Bức ảnh chụp năm 1971 cho thấy Sand Hill nối liền các thị trấn nổi tiếng ở Thung lũng Silicon: Palo Alto, Menlo Park và Woodside. Lúc ấy một căn nhà ở đây có giá 35.000 USD, nhưng giờ đã là hơn 3 triệu USD
Năm 1972, Nolan Bushnell và Ted Dabney thành lập hãng Atari ở Sunnyvale (California). Công ty được biết đến nhiều với các sản phẩm máy chơi game thùng, đặc biệt là trò chơi Pong huyền thoại. Steve Jobs thậm chí từng làm cho Atari một thời gian
Bushnell từng nói với New York Times năm 2017 rằng cái tên Atari được đặt dựa trên một trò chơi cờ tại châu Á tên là Go. Atari từng là hãng game đứng đầu thế giới, với doanh thu hàng năm lên đến cả tỷ USD. Không lâu sau, thị trường trở nên bão hòa khiến công ty thua lỗ hàng triệu USD vào năm 1983
Apple được Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập năm 1976 tại Los Altos (California) trong một garage tại căn nhà thuở nhỏ của Jobs. Apple đã có nhiều trụ sở khác nhau, nhưng có lẽ "trụ sở" đầu tiên ở garage là nổi tiếng nhất. Ngôi nhà được công nhận là di tích lịch sử năm 2013
Năm 1984, Apple ra mắt Macintosh, chiếc máy tính nổi tiếng với giao diện người dùng thân thiện nhất vào lúc ấy
Đây là trụ sở của Apple tại Infinite Loop từ 1997
Khuôn viên rộng 8 hecta với 6 tòa nhà khác nhau. Khi Jobs trở về Apple năm 1997, ông thường xuyên tỏ thái độ khó chịu với vẻ ngoài của trụ sở
Trụ sở mới hiện tại của Apple được xây dựng trên khu đất trước đây thuộc sở hữu của HP, còn được gọi là "phi thuyền" với hình tròn, thiết kế hiện đại và sử dụng năng lượng xanh thân thiện với môi trường. Đây được xem là dấu ấn để lại của Steve Jobs bởi ông đã đề ra kế hoạch cho trụ sở này trước khi qua đời 3 tháng
Còn đây là nhà hàng Buck's Restaurant nằm ở Woodside. Trong nhiều năm qua, chủ nhà hàng này là ông Jamis MacNiven (phải) đã có cơ hội đón tiếp các "triệu phú tương lai" đến quán của mình
Đây là bức ảnh năm 1978 chụp một khu công nghệ ở Santa Clara
"Trong chưa đầy 10 năm: ngành công nghiệp game đã ra đời; ngành công nghiệp máy tính đã ra đời. Nó giống như bạn đang xem một vụ nổ Big Bang", Leslie Berlin chia sẻ trong cuốn sách "Những kẻ gây rối" (Troublemakers) nói về Thung lũng Silicon từ 1969 đến 1983
Đại học Stanford, đặc biệt là Viện nghiên cứu là nơi sản sinh các kỹ sư công nghệ nổi tiếng. Nhiều sinh viên Stanford khi ra trường đã có những công ty công nghệ hàng triệu USD
Trước khi công nghệ bùng đổ (trước những năm 60), Thung lũng Silicon nổi tiếng là nơi sản xuất pháo binh và đặt các căn cứ quân sự. Thành lập năm 1939, Trung tâm nghiên cứu Ames và Moffett Field của NASA chính là nơi sau này được Google thuê cho trụ sở Googleplex
Chỉ 10 phút lái xe từ "nhà" của Google", bạn sẽ đến "nhà" của Facebook. Hình ảnh vệ tinh chụp năm 1984 tại Menlo Park (California) chính là khu đất sau này trở thành trụ sở của Facebook
Đây là trụ sở của Facebook hiện nay. Trong hai năm tới, công ty có kế hoạch mở rộng với các tiệp tạm hóa, bán lẻ, nhà ở và văn phòng phía sau trụ sở hiện tại
Một trong những hãng công nghệ khác cũng thành lập tại Thung lũng Silicon là Oracle. Đây là đồng sáng lập Larry Ellison chụp vào năm 1996
Trụ sở của Oracle nằm ở Redwood City, cách 25 dặm về phía nam San Francisco
Được xem là "sinh sau đẻ muộn" có lẽ là Google. Được tạo ra trong ký túc xá trường Stanford bởi Larry Page (phải) và Sergey Brin vào năm 1995, khi máy tính và internet dần phổ biến
Khi quy mô vượt quá mức Stanford, cả hai chuyển đến một garage tại Menlo Park của Susan Wojcicki (sau này trở thành nhân viên Google) vào năm 1997
Quy mô của Google nhanh chóng lớn hơn một cái garage, một lần nữa chuyển trụ sở sang văn phòng lớn hơn tại Palo Alto vào năm 1999. Năm 2003, Google chuyển sang trụ sở rộng lớn gọi là Googleplex và duy trì nó đến ngày nay
Chỉ trong bốn thập niên, Thung lũng Silicon đã thu hút hàng nghìn kỹ sư kỳ cựu cùng với những người đam mê công nghệ
Phúc Thịnh
" alt=""/>40 năm trước khi công nghệ bùng nổ, Thung lũng Silicon trông như thế nào?