Mỗi thời điểm, Phúc cùng vài người bạn trong nhóm của mình hợp tác với hàng chục nhãn hàng, mỗi nhãn hàng thường đặt hàng một gói xây kênh, mức giá tầm hơn 1 tỷ đồng.
"Tính cả năm 2024 thì có vài chục nhãn hàng, còn thời điểm hiện tại, tôi đang hợp tác với 10 nhãn hàng. Công việc của chúng tôi phải làm việc liên tục, gần như không có thời gian nghỉ", Phúc nói.
Xuất thân là sinh viên sân khấu điện ảnh, từng ở đỉnh cao khi làm trưởng phòng kinh doanh của một công ty bất động sản rồi rơi xuống vực thẳm khi công ty phá sản, thất nghiệp ngay trong đợt dịch Covid-19, Phúc định buông xuôi vì 2 năm không có việc làm và số nợ tiền tỷ tăng theo thời gian.
Một lần đi uống cà phê với bạn thân, Phúc quay một clip tiểu phẩm ngắn. Đoạn clip vô tình trở nên "viral" trên TikTok, cậu thành ra thích thú với mạng xã hội này. Đến clip thứ 3, một vài nhãn hàng nhắn tin cho Phúc đề nghị được hợp tác.
Cậu kể: "Lúc đó chỉ nghĩ quay cho vui thôi chứ không nghĩ đến chuyện kiếm tiền. Rồi khi được mời hợp tác với 1-1,5 triệu đồng một clip, tôi quyết định thử".
"Diễn viên trên TikTok cũng có thể là một nghề nếu thực sự nghiêm túc với nó", Phúc Syno nhận định (Ảnh: NVCC).
Tháng đầu tiên xây kênh TikTok và nhận review cho các nhãn hàng, thu nhập của Phúc lên đến 50 triệu đồng. Lúc này, Phúc nhận ra có thể xem đây là công việc để kiếm tiền trả nợ một cách chân chính.
Gần 2 năm kể từ ngày bắt đầu xây kênh TikTok cá nhân, Phúc kiếm được vài tỷ đồng từ quảng cáo và thù lao xây kênh cho các nhãn hàng. Khi số tiền nợ được trả hết vào Tết năm ngoái, Phúc bắt đầu nghiêm túc hơn với công việc xây kênh TikTok.
"Có nhiều thương hiệu đã rất nổi tiếng rồi nhưng vẫn nhờ tôi xây kênh như một cách để duy trì sự phủ sóng. Thực sự các nhãn hàng bây giờ không ai muốn nằm ngoài cuộc chơi của TikTok", Phúc Syno đúc kết.
Làm việc với 10 nhãn hàng cùng một thời điểm, Phúc và một số bạn bè cùng team phải sản xuất khoảng 10 clip mỗi ngày. Và công thức được rút ra, nếu muốn duy trì công việc lâu dài thì phải cầu toàn với từng clip một dù chỉ kéo dài khoảng trên dưới 1 phút. Khối lượng công việc lớn cũng đòi hỏi mọi người cùng team của Phúc phải liên tục sáng tạo, làm việc không ngừng và luôn có ý thức làm mới chính mình.
"Nếu chỉ chơi TikTok cho vui, thỉnh thoảng có vài nhãn hàng họ đặt hàng để review kiếm thêm ít tiền thì khác. Nhưng nếu xem việc sản xuất và xây kênh TikTok là một công việc lâu dài, thái độ cần có với từng sản phẩm phải rất khác. Tôi phải tập một thói quen là cảm thấy bứt rứt khi mỗi ngày không có ý tưởng mới và không có clip mới", Phúc chia sẻ về chuyện đảm bảo chất lượng sản phẩm, dù là "mì ăn liền".
Thái độ đó, theo Phúc, đã cho cậu một hành trình suôn sẻ, chắc chắn trong công việc. Phúc kể, có những nhãn hàng trước khi Phúc vào xây kênh chỉ mới có 2 chi nhánh, nhưng chỉ sau vài ba tháng đã thêm 4-5 chi nhánh mới.
Cậu quả quyết: "Tất nhiên họ cũng phải có tiềm lực nữa thì mới có thể được như vậy. Nhưng tôi chắc chắn phải có lý do để nhãn hàng trả cho chúng tôi cả tỷ đồng chỉ để xây kênh. Khi nghĩ đến điều đó, tôi cảm thấy có động lực và lý do để làm tiếp".
Sau những khách hàng ở Sài Gòn, Bình Dương, sự hài hước, dí dỏm của Phúc thu hút cả những nhãn hàng ở Đà Lạt, Hà Nội và các tỉnh miền Tây.
Từ mức giá 1 triệu đồng/clip đầu tiên, nay Phúc nhận được 2,5-3 triệu đồng/clip. Thông thường, mỗi một nhãn hàng thuê trọn gói 1 năm với 400-500 clips. Hiện nay, kênh Tiktok cá nhân của Phúc đạt 1 triệu followers (người theo dõi).
Nhiều kênh được Tiktoker này bắt tay làm với con số "0", sau vài tháng có thể lên vài chục nghìn, thậm chí vài trăm nghìn lượt người theo dõi, nhất là sau những clip đạt "triệu view".
Tính đến khi mức thù lao đạt 20 triệu đồng một clip, Phúc mới dám tin đã "có sao, có số", "là một chấm nhỏ trên bản đồ TikTok".
Hiện nay, team của Phúc có khoảng 15-17 bạn trẻ cùng làm việc, đa phần là những người tìm đến học việc và phát triển kênh dần dần.
Từ khi chuyển hẳn sang nghề diễn viên TikTok và xây kênh TikTok, đồng hồ sinh học của Phúc hoàn toàn thay đổi. Phúc cho biết: "Tôi thường xuyên làm việc xuyên đêm, khi nào xong các kịch bản cho ngày quay hôm sau hoặc dựng xong clip cho khách hàng tôi mới đi ngủ và thời điểm đó thường 9-10h hôm sau. Đến 2h chiều tôi lại dậy đi quay".
Chỉ xuất hiện đôi phút trên mỗi clip trên mạng nhưng đằng sau đó là cả một hành trình làm việc tỉ mỉ. Phúc khẳng định, không có đồng tiền nào dễ kiếm và không có nghề nào là ngồi mát ăn bát vàng.
"Tôi phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng tôi nghĩ nó xứng đáng. Tôi rất nhớ vào giao thừa năm ngoái, khi đã chuẩn bị mọi đồ đạc để về quê thì một nhãn hàng tha thiết thuê tôi quay một clip và họ đồng ý ngay với mức phí 10 triệu đồng.
Đó là mức phí cao nhất tôi từng nhận thời điểm 1 năm trước. Tôi đồng ý đi làm trong đêm giao thừa vì lúc đó ám ảnh về việc phải trả hàng chục triệu tiền lãi vào ngày 15 hàng tháng. Quay xong tôi mới quày quả lên chuyến xe cuối cùng để về quê với gia đình", nam TikToker bùi ngùi.
Sở hữu gương mặt bầu bĩnh, Phúc thường được các quán ăn, quán cafe săn đón. Có những thời điểm cậu phải đi ăn 5 quán mỗi ngày, kết quả là tăng từ 72kg (thời điểm năm 2022) lên 95kg hiện tại. Phúc tâm niệm, cố gắng không bỏ thừa thức ăn vì biết đó là cách tôn trọng khách hàng.
Đánh đổi của một TikToker review đồ ăn, quán xá là cân nặng dư thừa (Ảnh: NCVV).
Sống bằng nghề diễn viên mạng và xây kênh TikTok, với Phúc, quan trọng vẫn là sự cần mẫn và nghiêm túc với nghề. Thời gian đầu kiếm tiền từ nền tảng này, Phúc cho rằng may mắn chiếm tới 80%, nhưng khi xem nó là một nghề, khái niệm may phải thay bằng nỗ lực, thực lực bởi cuộc cạnh tranh hiện quá lớn, một người không tiến bộ hơn, mới mẻ hơn so với hôm qua là tự rơi vào quá trình đào thải.
Phúc khẳng định, điều giúp cậu và nhóm của mình không cạn ý tưởng, nội dung hấp dẫn dù công việc lặp lại mỗi ngày là "luôn luôn đau đáu với mỗi sản phẩm".
"Khi đi trên đường, đôi khi nghe một âm thanh nào đó, nhìn thấy một hình ảnh nào đó cũng sẽ cho tôi ý tưởng. Có nhiều lần đang chạy xe, tự dưng có một ý tưởng xẹt qua trong đầu, tôi tấp vội vào lề đường, tự nói ra và ghi âm lại bằng điện thoại. Vì khoảnh khắc đó sẽ trôi qua rất nhanh, nếu không ghi lại thì có thể sẽ không bao giờ nhớ lại được.
Chỉ khi nào thực sự ý thức được rằng phải chớp mọi cơ hội và biến tất cả những điều bình thường xung quanh cuộc sống này thành ý tưởng cho sản phẩm thì một TikToker mới có thể gắn bó với nghề", Phúc chiêm nghiệm.
Thời gian đầu làm TikTok, mỗi ngày Phúc chỉ ngủ 3-4 tiếng vì vừa có áp lực trả nợ, vừa mong muốn sản phẩm làm ra phải hoàn hảo nhất. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm và quen việc hơn, mỗi ngày Phúc đã có thể ngủ 5-6 tiếng. Nhưng ngay cả khi không làm việc, Phúc cho biết đầu óc vẫn luôn bật chế độ nuôi ý tưởng.
Vốn xuất thân là một sinh viên, tiếp xúc với điện ảnh chính thống, Phúc cho biết đã có một thời gian dài "dị ứng" với các nội dung trên mạng xã hội, đặc biệt là những người đóng phim "mì ăn liền" trên mạng. Tuy nhiên, 2 năm làm nghề nghiêm túc trên không gian này đã cho Phúc một góc nhìn khác.
Phúc chia sẻ: "Chỉ cần mình nghiêm túc thì tác phẩm trình diễn ở đâu cũng đáng được tôn trọng. Trên mạng xã hội tôi vừa kiếm được tiền, vừa mở rộng được các mối quan hệ với rất nhiều cô chú, anh chị diễn viên gạo cội mà tôi từng nghĩ sẽ phải rất lâu nữa mình mới có cơ hội nói chuyện".
Phúc kể đã có những thời gian "đóng kịch thì bị đuổi khỏi sân khấu, đi đóng vai quần chúng trong phim thì bị đuổi khỏi phim trường, đi vỗ tay thuê cho gameshow thì bị quỵt tiền cát-xê". Lúc đó Phúc đã nghĩ, nghề diễn viên bạc bẽo quá. Dù vậy, cậu vẫn thích diễn.
Khi có chỗ đứng trên Tiktok, Phúc nhận ra bản thân đang đi đường vòng để quay lại với đam mê ban đầu.
"Hơi khó khăn và nhiều người nghĩ rằng làm diễn viên TikTok không chính thống, nhưng một khi nghề nuôi sống mình bằng đồng tiền chân chính thì tôi có quyền tự hào về những gì mình đang làm", Phúc đáp.
Có không ít người trẻ từng theo Phúc học đóng clip ngắn, xây kênh TikTok, mong kiếm tiền từ quảng cáo. Phúc nói ước mơ lớn là động lực giúp nhiều người có thể sống bằng nghề sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Với Phúc, cuộc cạnh tranh trên các nền tảng đã vô cùng khắc nghiệt, nhưng nếu chịu khó đào sâu, mày mò và không ngừng học hỏi thì chắc chắn vẫn còn "đất" để phát triển.
"Tôi không biết TikTok còn nổi đến bao giờ, thời điểm thoái trào có thể không quá xa. Sau hết, tôi muốn xây dựng phần cốt lõi của mình là làm nghệ thuật chân chính. Và tôi tin, thái độ nghiêm túc sẽ mang lại kết quả tốt", Phúc tâm niệm.
" alt=""/>Đằng sau mức thu nhập tiền tỷ của nghề "diễn viên TikTok"Bài báo cáo thực hiện khảo sát hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc và 253 CEO, giám đốc nhân sự từ tháng 4 đến tháng 9.
Sau giai đoạn sa thải hàng loạt năm 2023, năm nay có sự chuyển biến tích cực hơn với 33% doanh nghiệp dự kiến mở rộng nhân sự, tăng vượt trội so với 19% của năm trước. Bên cạnh đó, chỉ 9% doanh nghiệp dự kiến thu hẹp nguồn nhân lực, giảm đáng kể so với 14% cuối năm 2023.
Theo Anphabe, kinh tế khởi sắc, doanh nghiệp không chỉ ổn định hoạt động mà còn cải thiện chính sách phúc lợi, đặc biệt là lương thưởng. Nếu năm 2023, chỉ khoảng 50% người lao động được tăng lương thì năm 2024, con số này đã đạt 59%.
Báo cáo cũng cho thấy, dù kinh tế đang tăng trưởng, cảm nhận của người lao động lại chưa đồng điệu.
Tính đến quý III, chỉ 49% người lao động cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc, Đồng nghĩa cứ 2 người đi làm thì 1 người không hạnh phúc.
Cũng theo khảo sát, tài chính đang là nỗi lo hàng đầu của nhóm nhân viên, đe dọa trực tiếp đến tính ổn định trong công việc. Chỉ 1 trong 3 nhân viên hiện nay có sức khỏe tài chính tích cực, trong khi 74% cho rằng thu nhập hiện tại không đủ để chi trả các nhu cầu thiết yếu và 65% cảm thấy chưa được trả lương công bằng, không an tâm về thu nhập tương lai.
Những áp lực này tới từ một số yếu tố như mức lương, thưởng và phúc lợi thấp hơn so với các nhóm nhân sự khác; độ tuổi trẻ, ít tích lũy nhưng gánh nặng tài chính lớn như nhà cửa, gia đình…
Doanh nghiệp cần làm gì
Để vượt qua áp lực tài chính, nhiều nhân viên buộc phải tìm kiếm thêm nguồn thu nhập. 65% nhân viên có nhiều hơn một nguồn thu nhập ngoài lương, trong đó 15% từ nguồn thu nhập thụ động như tiết kiệm hoặc trợ cấp gia đình, 50% từ nguồn chủ động như làm thêm hoặc tự kinh doanh.
Đáng lưu ý, có một thực trạng đáng lo ngại là nhóm nhân viên có sức khỏe tài chính thấp có xu hướng nhảy việc cao gấp 4 lần so với nhóm nhân viên có tài chính tốt.
Dưới áp lực này, chỉ 45% nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi đi làm, nhưng ngay cả khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi đi làm, khi nhận được mức lương cao hơn, phần lớn họ vẫn sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại.
Để giữ chân và nâng cao trải nghiệm nhân viên, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu tài chính của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường các gói bảo hiểm sức khỏe, khám tầm soát bệnh, bảo hiểm nhân thọ, quỹ hỗ trợ tài chính khẩn cấp hoặc quỹ hưu trí cho nhân viên.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cần mở rộng bảo hiểm cho cả gia đình, cấp học bổng cho con, hỗ trợ tài chính với các khoản vay ưu đãi như mua nhà, xe.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai đào tạo năng lực quản lý tài chính cho nhân viên từ Quản lý tài chính - tiết kiệm - đầu tư - quản lý nợ - kế hoạch hưu trí.
Trong bối cảnh tài chính ngày càng căng thẳng, việc đầu tư vào phúc lợi thiết thực không chỉ giúp cải thiện đời sống nhân viên mà còn tạo động lực để họ gắn bó và cống hiến bền lâu.
" alt=""/>Cứ 2 người đi làm thì 1 người không hạnh phúc tại nơi làm việc![]() | ![]() |
Tại sự kiện ra mắt phim chiều 5/7, Ngọc Huyền kể dành nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu kịch bản và tâm lý nhân vật. Nữ diễn viên thậm chí đăng ký khóa học bơi cấp tốc để phục vụ cho các phân đoạn đắt giá trong phim.
Trong đó, cảnh nữ diễn viên phải hôn Thái Vũ gần 10 tiếng dưới nước khiến cô ấn tượng khó quên.
Clip Ngọc Huyền chia sẻ
“Bối cảnh phim là ở miền Bắc vào mùa rét đậm đỉnh điểm khiến ai cũng run rẩy. Tôi và Thái Vũ cố gắng diễn đi diễn lại nhiều lần nhưng đạo diễn không ưng ý. Mãi tới khi được nghe “cắt”, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi mãn nguyện khi xem lại cảnh quay của mình”, cô kể.
![]() | ![]() |
Ngọc Huyền có cảm nhận khác nhau về các bạn diễn nam. Với Thái Vũ, nữ diễn viên từng làm việc nhiều lần nên có mối quan hệ gắn bó. Cô nhận xét đàn em từ tốn, trưởng thành và mang đến cảm giác vững vàng để người khác dựa dẫm. Trong khi đó, diễn viên bất ngờ vì Quốc Anh ngoài đời năng động, hài hước và “nói khá nhiều”.
Tác phẩm đánh dấu bước tiến của Thái Vũ - diễn viên từng đóng trong Lật mặt 7 của Lý Hải. Nam diễn viên trẻ bộc bạch luôn nỗ lực trau dồi, học hỏi diễn xuất và lắng nghe ý kiến khán giả.
“Phim được bấm máy trước cả Lật mặt. Trước nay, tôi luôn nỗ lực hết mình trong từng vai diễn dù lớn hay nhỏ, kể cả nền tảng truyền hình hay điện ảnh”, anh chia sẻ. Trong khi đó, Quốc Anh trân trọng vai diễn lần này, xem đây là cơ hội để cọ xát và học được nhiều hơn từ cả tiền bối lẫn bạn diễn đồng trang lứa.
Sống để yêu thươngkhắc họa những trải nghiệm đa sắc trong cuộc sống cùng những nỗ lực vượt qua khó khăn của các nhân vật chính. Cốt truyện được xây dựng xoay quanh hai chị em Ánh Dương và Ánh Minh với hai cuộc đời và tính cách hoàn toàn khác biệt.
Phim cũng khai thác những thăng trầm trong mối quan hệ gia đình, và cách mà tình yêu thương có thể giúp vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tác phẩm gây chú ý khi quy tụ dàn diễn viên 2 miền Nam Bắc với các cảnh được quay hoàn toàn ở Bắc trong suốt nhiều tháng. Ngoài Ngọc Huyền, Quốc Anh và Thái Vũ, phim quy tụ dàn diễn viên: Diệp Bảo Ngọc, Trọng Nhân, cùng những tên tuổi gạo cội như: NSND Ngọc Thư, nghệ sĩ Huỳnh Kiến An, NSƯT Mỹ Duyên…
Phim phát sóng lúc 21h30 các ngày thứ Hai và thứ Ba hằng tuần trên Đài THVL1.
Ảnh: ĐPCC