Thủ tướng mong muốn cộng đồng Công giáo Việt Nam phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”, “giáo dân tốt là công dân tốt”, sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia xây dựng và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Giáo hội Công giáo Việt Nam phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thành tựu phát triển của Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, củng cố đại đoàn kết dân tộc trong đó có cộng đồng công giáo, xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân, vì dân, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của sự phát triển. Các thành tựu của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Thủ tướng đánh giá cao hai bên tích cực duy trì trao đổi, tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như kết quả hoạt động của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Chính quyền các cấp và địa phương Việt Nam trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho hoạt động của Đại diện Thường trú Tòa thánh.
Thủ tướng cho rằng, việc hai bên nâng cấp quan hệ lên Đại diện thường trú là dấu mốc quan trọng và là kết quả của quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời thể hiện Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo, trong đó có Công giáo.
Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Paul Richard Gallagher cảm ơn lời chúc mừng nhân dịp Mùa Phục sinh và lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Giáo hoàng Francis và của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thủ tướng, Hồng y Pietro Parolin.
Tổng Giám mục bày tỏ ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam, tự hào có đóng góp của cộng đồng Công giáo Việt Nam. Ông cũng tin tưởng rằng cộng đồng Công giáo mong muốn và có khả năng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam.
Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Gallagher bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Tòa thánh thông qua việc duy trì tiếp xúc cấp cao, cũng như vai trò tích cực của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican; mong muốn hai bên sớm tổ chức kỳ họp thứ 11 tại Hà Nội.
Ông cảm ơn các cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của Đại diện Thường trú Tòa thánh tại Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ được Giáo hoàng Francis giao phó; tin tưởng với sự hiểu biết lẫn nhau, đối thoại chân thành, quan hệ Việt Nam – Tòa thánh sẽ đạt được những tiến triển mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Paul Richard Gallagher về việc tiếp tục thúc đẩy tiếp xúc cấp cao trong đó có chuyến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Francis.
Nhân dịp này Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh chuyển lời thăm hỏi của Giáo hoàng Francis tới lãnh đạo Việt Nam và chuyển tới Thủ tướng Phạm Minh Chính lời mời thăm Vatican của Hồng Y, Thủ tướng Pietro Parolin.
Dù vậy, theo ông Trần Thế Cương, trong quá trình thí điểm còn có một số khó khăn như phát sinh chi phí về hạ tầng thiết bị, lưu trữ và vận hành hệ thống dữ liệu học bạ số; giáo viên phải sử dụng điện thoại, thiết bị của cá nhân để cài đặt phần mềm quản lý chữ ký số; giáo viên ở một số đơn vị phải tự chi trả kinh phí duy trì dịch vụ ký số...
Từ kết quả thí điểm đối với cấp tiểu học, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã phát động việc triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông từ năm học 2024 - 2025.
Để thực hiện việc này, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội thống nhất nhận thức về công tác chuyển đổi số trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu mỗi đơn vị.
Đồng thời, Sở cần quan tâm đầu tư hạ tầng dữ liệu đồng bộ; đẩy mạnh việc số hóa và kết nối dữ liệu; tập trung hướng đến “4 không” gồm: Họp không gặp mặt; Xử lý văn bản không giấy; Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và Thanh toán không dùng tiền mặt...
Cũng tại hội nghị, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho biết, từ khi phát động, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm học bạ số (Bộ GD-ĐT) yêu cầu các địa phương cả nước thực hiện thí điểm khoảng 50% số trường nhưng Hà Nội đã vượt chỉ tiêu, thực hiện gần 100% số trường.
Cũng theo ông Tài, việc sử dụng học bạ số giúp tăng cường tính minh bạch, tính hệ thống trong dữ liệu, tiết kiệm kinh tế khi thầy cô và các trường không phải in hàng triệu cuốn học bạ. Chi phí tiết kiệm này có thể dùng để đầu tư cho các mục tiêu khác trong giáo dục.
Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền tới phụ huynh về để tránh băn khoăn; tăng cường sự tham gia của các trường thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập...