Bộ Y tế đánh giá việc tham gia BHYT góp phần giảm chi tiêu tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe. Thực tế, người Việt đang phải tự trả hơn 40% chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan này đánh giá tỷ lệ này "vẫn tương đối cao" trong báo cáo tổng kết Luật Bảo hiểm y tế.
Trong khi đó, theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tiền túi người dân bỏ ra cho chăm sóc y tế đạt 30% thì đó mới là hệ thống y tế bền vững. Đây là mục tiêu Việt Nam đặt ra vào năm 2030.
Cũng theo Bộ Y tế, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT ảnh hưởng đến mức chi trả tiền túi từ hộ gia đình. Bộ trưởng Y tế cho biết tới đây sẽ tập trung nghiên cứu từng bước mở rộng phạm vi quyền lợi cho người tham gia BHYT đặc biệt là các quyền lợi để giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh từ sớm, từ xa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, tính toán đề xuất mức đóng phù hợp để bảo đảm khả năng cân đối của quỹ BHYT.
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ chi tiền túi ở mức tương đối cao theo Bộ Y tế là giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng tính đủ. Đặc biệt quan trọng là chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở vẫn còn hạn chế, nên người bệnh bỏ qua tuyến xã, huyện vượt lên tuyến trên và tiếp tục chịu chi phí cao hơn.
Vì thế, Bộ Y tế đặt ra giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở; tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia chăm sóc, khám chữa bệnh bằng BHYT...
Hiện mức đóng BHYT được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở (từ 1/7/2024 là hơn 105.000 đồng/tháng), tham gia theo hình thức hộ gia đình, mức đóng sẽ giảm; một số đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng. Người tham gia BHYT có mức hưởng khác nhau: 80- 95 và 100% trong phạm vi được hưởng.
Bộ trưởng Y tế cho biết danh mục thuốc BHYT của Việt Nam tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT. Thực tế, danh mục thuốc được BHYT thanh toán trong 13 năm qua chỉ được điều chỉnh 4 lần vào các năm 2012, 2014, 2018 và 2022. Trung bình phải 3-4 năm, danh mục thuốc mới được bổ sung một lần.
Theo điều lệ, 24 đội bóng được chia thành 6 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng với 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ được tham gia vòng đấu loại trực tiếp, gồm các vòng 1/8, tứ kết, bán kết và chung kết để tìm ra nhà vô địch giải đấu.
Mỗi đội sẽ thi đấu với 3 đội còn lại trong bảng của mình. Đội thắng sẽ được tính 3 điểm, hòa được 1 điểm, và thua không có điểm.
Các tiêu chí phụ:
Nếu hai hoặc nhiều đội có điểm số bằng nhau khi hoàn thành các trận đấu tại vòng bảng, các tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng:
Số điểm có được trong các trận đấu giữa các đội được đề cập tới cao hơn (Đối đầu)
Hiệu số bàn thắng bại từ các trận đấu giữa các đội được đề cập tới cao hơn
Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu giữa các đội được đề cập tới cao hơn
Nếu sau khi áp dụng tiêu chí từ 1 đến 3, các đội vẫn có thứ hạng giống nhau, tiêu chí từ 1 đến 3 được áp dụng lại dành riêng cho các trận đấu giữa các đội này để xác định thứ hạng cuối cùng của họ. Nếu điều này không quyết định thứ hạng của các đội, các tiêu chí từ 5 đến 10 được áp dụng
Hiệu số bàn thắng bại vượt trội trong tất cả các trận đấu vòng bảng
Số bàn thắng ghi được cao hơn trong tất cả các trận đấu vòng bảng
Số trận thắng cao hơn trong tất cả các trận đấu vòng bảng
Nếu chỉ có hai đội có cùng số điểm, cũng như cùng hiệu số bàn thắng bại, và tỷ số hòa trong trận đấu của họ ở lượt cuối cùng của vòng bảng, thứ hạng của họ được xác định bằng loạt sút luân lưu. (Tiêu chí này không được áp dụng nếu có nhiều hơn hai đội có cùng số điểm)
Chỉ số fair-play tốt hơn (tổng điểm phạt ít hơn) trong tất cả các trận đấu vòng bảng (1 điểm cho một thẻ vàng, 3 điểm cho một thẻ đỏ gián tiếp do nhận hai thẻ vàng, 3 điểm cho một thẻ đỏ trực tiếp, 4 điểm cho một thẻ vàng và sau đó là một thẻ đỏ trực tiếp)
Vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng tổng thể vòng loại châu Âu, trừ khi nhóm đội bằng chỉ số trên có đội chủ nhà Đức, khi đó sẽ thực hiện bốc thăm
Các bảng đấu EURO 2024
BẢNG A: Đức, Hungary, Scotland, Thụy Sĩ.
BẢNG B: Tây Ban Nha, Albania, Croatia, Italia.
BẢNG C: Anh, Đan Mạch, Slovenia, Serbia.
BẢNG D: Pháp, Áo, Hà Lan, Ba Lan.
BẢNG E: Bỉ, Romania, Slovakia, Ukraine.
BẢNG F: Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, CH Séc, Georgia.
Bác sĩ Nguyên cho biết methanol là cồn sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương, đặc biệt với thần kinh thị giác và não. Nhiều bệnh nhân chủ quan với các dấu hiệu, khi vào viện muộn, mắt có thể đã bị mù hoàn toàn, tổn thương thần kinh dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân qua khỏi, di chứng để lại cũng hết sức nặng nề.
Bác sĩ Nguyên lo ngại số người ngộ độc rượu có thể nhiều hơn vì khách đến ăn cưới đông và có thể chưa bộc lộ triệu chứng.
Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận nhiều trường hợp không có biểu hiện ngộ độc nhưng nồng độ methanol trong máu rất cao. Nếu không được điều trị, những người này sẽ nhanh chóng bị giảm thị lực, ảnh hưởng não.
Trong sáng 24/7, Trung tâm Chống độc tiếp nhận thêm nam bệnh nhân (49 tuổi) ngộ độc cồn methanol sau 3 ngày uống rượu liên tiếp. Khi vào viện, người đàn ông này đã hôn mê. Hiện tại, nam bệnh nhân phải thở máy, nhiễm toan chuyển hóa rất nặng, hàm lượng methanol trong máu cao. Bác sĩ Nguyên nghi ngờ loại rượu bệnh nhân uống cùng một nguồn với 4 bệnh nhân nêu trên.
Ngay khi nhận được thông tin từ Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp ngộ độc methanol sau khi cùng một loại rượu từ Thái Nguyên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Thái Nguyên khẩn trương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh này dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc. Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc trong vụ việc trên; nếu phát hiện hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, cần xử lý nghiêm.
Trong 5 người bị ngộ độc methanol có 4 người địa chỉ tại Thường Tín (Hà Nội), do đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Công Thương điều tra, ngăn chặn việc sử dụng, lưu thông sản phẩm rượu nêu trên tại địa bàn.
Hai sở y tế cũng được đề nghị khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời, không để lưu thông trên thị trường các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác gây nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường.