Đây là triển lãm phi lợi nhuận có sự đồng hành của 21 người phụ nữ đến từ nhiều lĩnh vực, độ tuổi khác nhau. Họ có điểm chung là tinh thần kiên cường và vẻ đẹp tỏa sáng trong mọi thời khắc cuộc sống.
PSI chia sẻ, công việc trang điểm vốn trừu tượng nên cô chọn tiêu đề triển lãm là Bản thể.
“Mỗi người có gu, khẩu vị riêng. Chẳng có tiêu chuẩn cụ thể nào giúp ta định nghĩa được trang điểm thế nào là đẹp-xấu bởi lĩnh vực này vẫn thiên về cảm xúc.
Nhưng không phải vì thế mà tôi cố tìm cái tên thật siêu hình, triết học để làm cho dự án. Bản thể bao hàm nhiều thứ rộng lớn nhưng ngược lại cũng là những điều rất nhỏ. Nó là cái tôi, tiếng nói, những câu chuyện chân thật từ đời sống, thăng hoa trong sự nghiệp cũng như trải nghiệm tinh thần mang dấu ấn riêng của mỗi người”, PSI nói về triển lãm của mình.
PSI chia sẻ, Bản thểlấy cảm hứng từ chiếc khẩu trang trong đại dịch ra mắt tháng 4/2020, là tiền đề cho triển lãm lần này. Nó là bản thử nghiệm, giúp cô xác định được kỹ thuật và chất liệu nào lý tưởng nhất để sáng tạo nên những tác phẩm chỉn chu cả về mặt thẩm mỹ lẫn khía cạnh truyền tải thông điệp.
Với triển lãm Bản thể, PSI muốn mở ra một cánh cửa giúp những người phụ nữ chạm tới dấu ấn độc nhất vô nhị của bản thân, để hiểu rằng mỗi chúng ta là duy nhất - điều mà họ chưa từng hoặc đã nghĩ nhưng bị cuốn trôi đi bởi những mẫu số chung lý tưởng mà xã hội đặt ra.
Khi bắt đầu dự án Bản thể, thay vì tập trung vào cái tên hay gương mặt cụ thể, PSI trải phạm vi tìm kiếm của mình ở nhiều thế hệ, ngành nghề khác nhau. Cô bắt đầu với hai người phụ nữ ảnh hưởng nhiều nhất đến con người và cuộc sống của mình: bà nội và mẹ.
“Tôi nghĩ rằng nếu không kể câu chuyện của những người thân thuộc thì chẳng có lý do gì để tiếp tục thực hiện dự án này. Sau bà nội và mẹ là những gương mặt khác: NSND Lê Khanh, MC Thuỳ Minh, Gigi Hương Giang, Thảo Nhi Lê…", PSI bày tỏ.
“Nếu có thứ khác biệt nhất về Lê Khanh sân khấu và đời thường, chỉ có thể là tinh thần. Dù đi đâu, với cương vị nào tôi luôn ý thức được nguồn năng lượng của mình và tự tin về điều đó”, NSND Lê Khanh tâm sự. Điều này khiến PSI hứng thú tạo ra Lê Khanh – một bản thể đa dạng của nghệ sĩ.
"Cô Lê Khanh nói không bao giờ đầu hàng, giỏi thích ứng với mọi thứ, ăn gì cũng thấy ngon, làm gì cũng háo hức. Nhưng cô cũng tự nhận bên trong có sự yếu đuối, dễ vỡ. Với tôi, cô Khanh là biểu tượng của điện ảnh.
Cô dám làm và dám thay đổi. Ở tuổi 60, cô trở lại điện ảnh, thay đổi tư duy làm nghệ thuật. Cô tin mọi thứ luôn tươi mới khi cô chuyển động", PSI chia sẻ lý do thực hiện tác phẩm với hai khuôn mặt NSND Lê Khanh xếp chồng lên nhau.
Với Lê Cát Trọng Lý, PSI nói người nghệ sĩ nhỏ bé này có thể tạo ra những điều phi thường, chỉ bằng cách dịu dàng mỉm cười và hát.
"Khi mới lớn, Lý có nhiều nỗi buồn trong đó có những nỗi buồn không có lý do cụ thể hay chính đáng để buồn. Nhưng một ngày tôi nhận ra không cần thiết lúc nào cũng phải ở mãi trong nỗi buồn" - từ lời tâm sự của Lê Cát Trọng Lý, PSI tạo ra bản thể đa sầu đa cảm của nữ ca sĩ, nhạc sĩ này.
Với các nhân vật khác, PSI cũng kể câu chuyện và chọn cách biểu đạt nhiều dụng ý. Nghệ sĩ trình diễn Minh Đức Phạm là người duy nhất có khuôn mặt được thể hiện bằng chất liệu resin trong suốt, qua đó biểu thị vẻ đẹp mềm mại, bay bổng của một người chuyển giới. Chất liệu gốm tôn vẻ đẹp lấp lánh cho đôi chân của người mẫu Trang Phạm - người miệt mài hơn 10 năm trên sàn catwalk.
PSI tên thật Phạm Hà Phương, nổi tiếng với vai trò trang điểm cho nghệ sĩ. Cô được ca sĩ Mỹ Linh, Tuấn Hưng, Sơn Tùng M-TP, fashionista Châu Bùi, rapper Binz... và các thương hiệu thời trang mời hợp tác. Trước Bản thể, cô từng thực hiện ba dự án nghệ thuật cá nhân.
Trước đó, một bức tâm thư chỉ trích việc Toyota chậm chạp trong việc phát triển xe điện đã được gửi tới CEO của Toyota – ông Aikio Toyoda. “Toyota không hề nỗ lực trong việc bắt kịp nhu cầu ngày càng lớn với xe điện. Hoặc là hãng phải nhanh chóng chuyển đổi sang xe điện hoặc sẽ bị lỗi thời”, bức thư đề cập. Nỗi lo lắng này không phải là không có cơ sở khi Toyota và nhiều hãng xe Nhật Bản khác đang có nguy cơ đánh mất vị thế dẫn đầu trước những hãng xe “non trẻ” khác.
Toyota cùng nhiều hãng xe Nhật Bản “rớt đài” trong cuộc đua xe điện
Khi các hãng xe từ Trung sang Mỹ đến châu Âu đổ xô vào phát triển xe điện với tốc độ chóng mặt thì các “tượng đài” trong làng xe Nhật Bản lại đang đứng “ngoài lề”. Theo Bloomberg Intelligence, trong 3 quý đầu năm 2022, doanh số bán xe chạy pin đã tăng khoảng 80% so với cùng kì năm ngoái bất chấp tổng doanh số bán ô tô toàn cầu giảm tới 4%. Tesla, BYD và Volkswagen là những hãng xe “thống trị” phân khúc xe điện và đáng chú ý là không có bất kì hãng xe Nhật Bản nào lọt top 20.
Trong năm 2021, 6 nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản chiếm khoảng 40% thị phần xe chở khách tại Mỹ. Tuy nhiên, cho đến quý II/2022, thị phần của các hãng xe Nhật đã giảm xuống còn 34% và đến quý III là 32%, theo thống kê của trang Bloomberg.
Năm ngoái, GM soán ngôi Toyota để trở thành hãng xe bán chạy nhất nước Mỹ trong khi doanh số bán xe của Toyota tại thị trường này giảm tới 9,6% vào năm 2022. Khi ngày càng nhiều người Mỹ lựa chọn mua xe điện, các hãng xe Nhật Bản trở thành những “kẻ yếu thế”, dù cho chúng là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiều chuyên gia lo ngại các thương hiệu ô tô Nhật Bản sẽ dần bị ngó lơ ở các thị trường khác, không chỉ riêng Mỹ khi người người nhà nhà đang đổ dồn mọi sự chú ý vào xe điện. Nếu thế, đây sẽ là cái kết buồn dành cho các thương hiệu ô tô Nhật Bản – những “ông lớn” đã thống trị thị trường từ Đông Nam Á cho đến châu Phi.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà các hãng xe Nhật Bản đang phải đối mặt là nhiều thị trường đang chuyển đổi sang sử dụng xe điện với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Đơn cử như ở Đức và Anh có khoảng 15% xe mới là xe điện trong khi con số này ở Trung Quốc là hơn 20% chỉ trong 3 quý đầu năm 2022.
Cựu CEO của Nissan nhận định ngành sản xuất ô tô Nhật Bản cần phải bắt kịp xu thế xe điện, dù có thể bây giờ đã là quá muộn. Theo ông, Nissan đã đánh mất lợi thế của người tiên phong và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc đuổi kịp các đối thủ “non trẻ” khác.
Vì đâu nhà sản xuất ô tô Nhật Bản thờ ơ với xe điện?
Sự hờ hững với xe điện của các hãng xe Nhật Bản không phải là điều khó hiểu. Trên thực tế, những hãng xe Nhật Bản đã bắt đầu phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường từ rất sớm. Cách đây 25 năm, Toyota đã ra mắt mẫu xe hybrid Prius. Nissan cũng đã ra mắt mẫu hatchback Leaf vào năm 2009 – mẫu xe tiên phong trong thị trường xe điện.
Tuy nhiên, sự hào hứng với những mẫu xe điện đời đầu đã nhanh chóng biến mất khi doanh số bán xe không mấy khả thi. Điều này khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khi đó tin chắc rằng cuộc cách mạng xe điện sẽ chỉ diễn ra một cách chậm chạp và không phải là “miếng bánh ngọt dễ ăn”.
Một lý do khác khiến các hãng xe và giới chức Nhật Bản chậm trễ trong việc phát triển xe điện là vì lo ngại dòng xe này sẽ ảnh hưởng đến doanh số ô tô hiện có. Hơn nữa, điều này cũng ảnh hưởng đến mạng lưới các nhà cung cấp và nhà thầu phụ vì xe điện thường không cần nhiều bộ phận như ô tô truyền thống.
Theo báo cáo của Climate Group, sản xuất ô tô là một trong những ngành chủ lực của Nhật Bản, chiếm gần 20% hoạt động sản xuất trong nước và cung cấp tới 8% việc làm. Jesper Koll – trưởng nhóm chuyên gia của công ty dịch vụ tài chính Monex Group cho biết: “Sản xuất một chiếc xe điện sẽ khiến một nửa người dân ở Nagoya thất nghiệp. Từ đó, tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản cũng sẽ bị thu hẹp”. Nagoya là “tụ điểm” của nhiều nhà sản xuất phụ tùng ô tô ở Nhật Bản.
Lợi thế thương hiệu có giúp hãng xe Nhật kịp “quay xe”?
Ý thức được sự phát triển thần tốc của xe điện, nhiều nhà sản xuất ô tô tại xứ sở hoa anh đào cũng đã đẩy mạnh đầu tư vào các dự án xe điện. Hãng Toyota đã rót 4 nghìn tỷ yên (tương đương 30 tỷ USD) vào kế hoạch ra mắt 30 xe điện vào năm 2030. Honda cũng bắt tay với GM để sản xuất mẫu SUV chạy điện ra mắt vào năm 2024 và hợp tác với Sony để phát triển xe điện cao cấp từ năm 2026. Hay như Nissan cũng mạnh tay chi tiền để giới thiệu nhiều mẫu xe điện mới.
Bất chấp những khó khăn hiện tại, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản được cho là vẫn có lợi thế nhất định sau nhiều năm dẫn đầu thị trường. Toyota, Honda hay các hãng xe Nhật Bản khác vẫn có độ nhận diện thương hiệu lớn với mạng lưới phân phối và dịch vụ tại nhiều thị trường quốc tế. Dẫu vậy, giới phân tích cho hay nếu không có kế hoạch kĩ lưỡng và thông minh, các hãng xe Nhật Bản sẽ không thể bắt kịp các đối thủ.
Cô gái mang mặt nạlà series phim 18+ gồm 7 tập, lên sóng Netflix toàn cầu từ 18/8 và lập tức gây sốt nhờ nội dung độc lạ cùng dàn diễn viên xuất sắc với Ko Hyun Jung, Ahn Jae Hong, Yeom Hye Ran.
Cô gái mang mặt nạkhai thác cuộc hành trình đầy cám dỗ của Kim Mo-Mi, một nhân viên văn phòng bị xã hội cô lập vì tự ti ngoại hình. Giấc mơ được nổi tiếng thời thơ ấu không thành cuối cùng đã được Kim Mo-Mi thực hiện nhờ trở thành người mẫu đeo mặt nạ vào ban đêm Mask Girl. Danh tính của cô được ẩn giấu an toàn sau chiếc mặt nạ, giúp cô đắm mình trong sự chú ý mà bản thân luôn khao khát.
Sự pha trộn hấp dẫn giữa những cảm xúc chân thực, tình tiết hồi hộp gay cấn và các nhân vật khó quên đã giúp Cô gái mang mặt nạdẫn đầu bảng xếp hạng loạt phim truyền hình không nói tiếng Anh, đứng trong bảng xếp hạng Top 10 tại 82 quốc gia trong cuối tuần từ ngày 27/8/2023. Tại Việt Nam, tựa phim đã có 2 tuần thống trị vị trí Top 10 phim của Netflix chỉ sau vài ngày phát hành.
Chuyện phim đan xen cuộc sống của các nhân vật đầy sức hút. Đó là Mo-Mi, người chịu nhiều gánh nặng từ sự thiếu tự tin. Ju Oh-Nam luôn bị ám ảnh bởi việc khám phá danh tính thực sự của Mask Girl. Và Kim Kyung-Ja bị cuốn vào một nhiệm vụ tuyệt vọng dẫn đến cuộc gặp gỡ với cô gái đeo mặt nạ bí ẩn.
"Sẵn sàng trở thành một trong những bộ phim hay nhất của năm", nhận xét của NME về Cô gái mang mặt nạ. Tờ South China Morning Post viết: "Ko Hyun-jung và NANA, đây có lẽ là vai diễn hay nhất của họ, hai nữ diễn viên thật sự trở thành những ngôi sao của phim".