Ông James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của NATO tại châu Âu (Ảnh: AFP).
Trả lời phỏng vấn CNNcuối tuần qua, ông James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của NATO tại châu Âu, tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine "trong vòng 24 giờ".
Ông Stavridis nói, nếu ông Trump làm được điều đó, ông sẵn sàng ủng hộ trao giải Nobel Hòa bình cho Tổng thống đắc cử.
"Điều tôi hy vọng ông ấy làm và tôi nghĩ ông ấy sẽ làm là gây áp lực lên cả hai bên để ngồi vào bàn đàm phán... Một giải pháp thương lượng không phải là điều mà Mỹ có thể áp đặt, nhưng để người Ukraine và Nga đồng ý", ông chia sẻ.
Theo ông, xung đột Ukraine có thể kết thúc bằng việc Nga kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine trước năm 2014, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Cựu chỉ huy NATO nói thêm rằng Ukraine cũng sẽ có "con đường gia nhập NATO, sau khoảng từ 3 đến 5 năm". Thỏa thuận có thể sẽ bao gồm "một số khu vực phi quân sự" giữa hai bên do lực lượng của NATO tuần tra".
Xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 3 năm. Triển vọng đàm phán tiếp tục mờ mịt khi hai bên đưa ra những điều kiện khó chấp nhận với bên còn lại.
Trong khi Kiev yêu cầu Moscow rút hết quân và khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine, Nga tuyên bố chỉ hòa đàm khi Ukraine chấp nhận thực tế mới về lãnh thổ, cam kết trung lập.
Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần khẳng định ông có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, thậm chí trước khi nhậm chức vào tháng 1 tới.
Nguồn tin của báo Wall Street Journal (WSJ)tuần trước cho biết, kế hoạch hòa bình của ông Trump được cho là bao gồm đóng băng xung đột ở Ukraine, Kiev chấp nhận hoãn tham vọng gia nhập NATO trong 20 năm tới. Ngoài ra, kế hoạch cũng gồm việc thành lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev vẫn chưa nhận được một đề xuất nào như vậy. Ông cũng nhấn mạnh, để chấm dứt xung đột cần sự phối hợp giữa sức mạnh quân sự và ngoại giao.
"Chúng ta hiểu rất rõ rằng ngoại giao không có triển vọng nếu không có sức mạnh quân sự. Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về các mục tiêu ngoại giao, chỉ sử dụng vũ khí cũng sẽ không có tác dụng. Đó là lý do tại sao sức mạnh và ngoại giao phải đi đôi với nhau", ông lập luận.
Theo ông, đó là cách duy nhất để đạt được một nền hòa bình bền vững, ngăn chặn những cuộc xung đột tương tự xảy ra trong tương lai.
Về phần mình, trong chuyến thăm Ukraine cuối tuần qua, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh: "Hòa bình không đơn thuần là ngừng bắn. Đó phải là một nền hòa bình bền vững, công bằng. Đây là lời cảnh báo cho những người nói cuộc chiến này phải kết thúc càng nhanh càng tốt, bằng mọi giá.
Ông nêu rõ thêm: "Cuộc chiến này phải kết thúc rõ ràng, không chỉ là phục hồi kinh tế, công lý mà còn cả trách nhiệm giải trình của bên liên quan".
Ông cho biết thêm, khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng ở phương Tây cuối cùng có thể được sử dụng để hỗ trợ Ukraine tái thiết.
Theo RT, Reuters" alt=""/>Cựu tư lệnh NATO dự đoán kịch bản chấm dứt xung đột NgaLính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy sau vụ tập kích của tên lửa Nga (Ảnh: Reuters).
Ukraine sẵn sàng xem xét khả năng ký kết một thỏa thuận do Qatar hoặc bất kỳ quốc gia nào khác làm trung gian với Nga về việc không tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau, cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine Andrey Yermak cho biết.
"Nếu Qatar hoặc bất kỳ quốc gia nào khác sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận này thông qua các thỏa thuận riêng với Ukraine và Nga, thì điều đó sẽ ổn. Nếu đạt được các thỏa thuận như vậy, Ukraine sẽ sẵn sàng xem xét chúng", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rada.
Theo ông Yermak, một cơ chế giống như thỏa thuận ngũ cốc có thể được sử dụng trong bối cảnh này. Tuy nhiên, theo ông, hiện tại không có cuộc đàm phán nào giữa Kiev và Moscow được tổ chức.
Cuối tháng trước, Financial Times dẫn nguồn thạo tin cho hay, Ukraine và Nga dường như đang tiến hành các cuộc đàm phán sơ bộ để chấm dứt các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Báo Anh cho biết, các cuộc đàm phán trước đó được cho là đã gần đạt được thỏa thuận nhưng đã đổ vỡ vào tháng 8 vì Ukraine tấn công vùng Kursk của Nga.
Nga ngày 30/10 bác bỏ tin đồn tổ chức đàm phán kín với Ukraine về ngừng tấn công cơ sở năng lượng của Kiev, khẳng định đó là "tin giả".
Trong tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết một thỏa thuận về bảo vệ các cơ sở năng lượng của nhau sẽ được Kiev xem là dấu hiệu cho thấy Nga sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình rộng rãi hơn.
Khi mùa đông đang đến gần, Ukraine phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do các cuộc tấn công tên lửa và UAV quy mô lớn của Nga đã phá hủy gần một nửa công suất phát điện của nước này.
Cuối tháng 8, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko đã cảnh báo rằng sắp tới sẽ là mùa đông khó khăn nhất trong lịch sử hiện đại của quốc gia Đông Âu. Ông dự đoán rằng sản lượng điện của đất nước sẽ giảm đáng kể khi mùa đông đến gần.
Nhà điều hành lưới điện của Ukraine, Ukrenergo, đã cảnh báo trước đó rằng quy mô thiệt hại đối với mạng lưới năng lượng của nước này là "cực kỳ lớn". Các nhà máy điện còn hoạt động đã phải vận hành ở công suất tối đa, ông Galushchenko cho biết.
Trong khi đó, Ukraine cũng tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở dầu khí của Nga trong thời gian. Giới chức Kiev tuyên bố các cuộc tấn công này nhằm làm suy yếu nỗ lực của Nga và đáp trả các cuộc tấn công mà Moscow nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Theo Tass" alt=""/>Ukraine phát tín hiệu có thể xem xét ký thỏa thuận với Nga