U19 Malaysia thi đấu thoải mái và tự tin hơn sau khi có bàn thắng mở tỷ số từ sớm.
Qua giờ giải lao, U19 Myanmar chủ động dâng cao đội hình để tìm kiếm bàn gỡ. Phút 63, Tun Thein tung cú dứt điểm hiểm hóc từ ngoài vòng cấm nhưng bóng đi chệch khung thành.
Không những không tìm được bàn quân bình tỷ số, mà U19 Myanmar còn phải nhận thêm bàn thua ở phút 87. Rozaini chích mũi giày kỹ thuật hạ gục thủ thành U19 Myanmar lần thứ 2.
Chiến thắng 2-0, cùng với việc U19 Thái Lan để thua 0-1 trước chủ nhà U19 Việt Nam, U19 Malaysia có 4 điểm sau 3 lượt trận. Dù có cùng 4 điểm, nhưng hiệu số tốt hơn U19 Thái Lan (+1 so với 0) đã đưa U19 Malaysia vào chung kết, gặp lại U19 Việt Nam.
Ghi bàn: Nazrin 5', Rozaini 87'
U19 Myanmar: Htet Soe, Min Hein, Sann Aung, Lin Tun, Kar Kyaw, Win Thein, Chit Aye, Moe Swe, Min Htwe, Tun Thein, Oakkar Naing
U19 Malaysia:Shukri, Fazil, Hashim, Khalil, Arman, Khaineyusri, Bakar, Ibarahim, Armi, Ahamad, Bin Ezal.
" alt=""/>Kết quả bóng đá U19 Malaysia 2Thứ hai, tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy tắc ứng xử trong trường học mầm non, giáo dục phổ thông – chiếu theo Điều 6 (ứng xử của giáo viên) và Điều 7 (ứng xử của nhân viên), hai cô vi phạm gì mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn kỷ luật?
Thứ ba, tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo – ở Điều 6 của Thông tư này: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo gồm 11 nội dung – hai cô giáo Kỳ Sơn cũng không sai phạm.
![]() |
Hình ảnh các em học sinh đeo khẩu trang bằng giấy được chia sẻ trên mạng xã hội |
Thứ tư, hình ảnh đeo khẩu trang giấy của học sinh lớp 6B Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phà Đánh do cán bộ thư viện của trường này đăng ở Facebook cá nhân được lãnh đạo ngành giáo dục Kỳ Sơn quy kết là hình ảnh phản cảm.
Tuy nhiên, trong bức ảnh, các cháu ngay ngắn ngồi, không hề đùa giỡn như nói lên thực tế: trường các cháu đang thiếu khẩu trang y tế. Hình ảnh làm lay động trái tim của nhiều người, như thay lời muốn nói về nguyện vọng tha thiết: Khẩu trang y tế cho học sinh vùng khó để phòng, chống dịch Covid-19.
Phản cảm hay thấu cảm? Như đánh giá của Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn, xin hỏi phản cảm ở chi tiết nào? Và khi nhận định hành vi đó là sai, sai đến đâu, tác hại ra sao, phản ứng của phụ huynh, học sinh tại đây và trong tỉnh – ngành GD-ĐT Kỳ Sơn có khảo sát trước khi ban hành Quyết định kỷ luật hay không?
Thứ năm, với trường hợp cô giáo tại Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tà Cạ bị khiển trách do đăng tin thiếu chuẩn mực. Với việc thay sách giáo khoa cần phải đầu tư một khoản kinh phí lớn từ Ngân sách Nhà nước hoặc các khoản vay từ Ngân hàng thế giới, thì đây là một sự cảnh báo về hiệu quả, sao ngành giáo dục Kỳ Sơn lại kết luận là thiếu chuẩn mực?
Mấy lần cải cách, thay sách giáo khoa trước đây, tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng, rồi kết quả thế nào? Chẳng hạn, sách giáo khoa phân ban, hiện nay hầu hết các nhà trường THPT đều sử dụng sách giáo khoa Ban Cơ bản, sách giáo khoa dành cho hai ban còn lại đi đâu? Có tốn kém không?
Việc cô giáo đăng dòng trạng thái lo liệu sự tốn kém khi thay sách giáo khoa là cần thiết. Cảnh báo để nhà quản lý giáo dục không đi theo vết xe đổ, cảnh báo để hội đồng chọn sách giáo khoa của từng trường học làm việc cẩn trọng, công tâm – dòng trạng thái đó sao quy kết trái với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục?
![]() |
Thông báo kỷ luật công chức, viên chức của Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn |
Thứ sáu, lẽ thường thì định hướng để tập trung; phản biện để phát huy dân chủ; làm đúng quy định hiện hành để giữ kỷ cương, phép nước. Được vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao trong mỗi nhà trường, đến từng giáo viên đối với đổi mới giáo dục nói chung cũng như việc chọn sách giáo khoa lớp Một hiện nay. Chuyện đại sự ấy cần lắng nghe phản ảnh, đề xuất, nguyện vọng và cả những phê phán “Trung ngôn, nghịch nhĩ”.
Thiết nghĩ, hai Quyết định kỷ luật mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn vừa ban hành hoàn toàn không phù hợp. Tôi hoan nghênh sự tiếp thu của Sở GD-ĐT Nghệ An, nhưng, cá nhân và tổ chức ban hành kỷ luật sai cần rút kinh nghiệm sâu sắc và căn cứ vào các quy định hiện hành có thể phải xem xét kỷ luật người ký hai Quyết định trên.
Cứ kỷ luật thế này, sao giáo viên dám nói thật? Khách quan mà nói, việc dùng hình thức kỷ luật dù chỉ khiển trách, phê bình của Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn là hoàn toàn sai, bởi những thầy cô giáo ấy không vi phạm gì hết. Về việc chụp hình ảnh học sinh mang khẩu trang giấy, cô Phim cũng chỉ mong muốn cộng đồng có thể chung tay tài trợ cho trẻ vùng khó có được những chiếc khẩu trang để bảo vệ trong mùa dịch. Cô giáo nhận xét sách giáo khoa mới chỉ là “bình mới rượu cũ” - đây chính là ý kiến dựa trên sự hiểu biết của cô. Cô có quyền nói thế và chắc chắn sẽ chứng minh được vì sao mình lại nhận xét như vậy... Không riêng gì Kỳ Sơn, không ít ngành giáo dục của địa phương hiện đang có những quy định ngầm, những luật bất thành văn để khống chế giáo viên. Thầy cô bị tước hết quyền tự do của mình, ngay một cái quyền đơn giản như thích các bài viết về giáo dục cũng chẳng dám (trừ những bài khen ngợi). Ai trái ý lập tức bị gọi lên đe nẹt, hăm dọa kỷ luật và đề nghị chuyển trường đi nơi xa. Giáo viên nào mà chẳng khiếp, chẳng sợ và cách tốt nhất là cấp trên bảo gì làm đó dù bất bình cũng chẳng thể phản kháng. Chưa hết, trong những cuộc họp của ngành, họ liên tục được đưa ra nhắc nhở để những người khác nhìn vào làm gương mà phục tùng. Đụng tý là áp quyền kỷ luật, bảo sao giáo viên không dám nói thật. Ngọc Huyền |
TS Nguyễn Hoàng Chương
Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ đề nghị Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn nghiên cứu lại, nếu văn bản kỷ luật không đúng, không phù hợp thì có thể thu hồi lại.
" alt=""/>Cần thu hồi quyết định kỷ luật hai viên chức tại Kỳ SơnNữ vận động tại Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Hà Nội chưa đến 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần (Ảnh minh họa: AI).
Hai năm ròng, một bé gái bị bạn học cùng trung tâm hiếp dâm 11 lần ngay tại nơi các em sinh hoạt, luyện tập hàng ngày và cả khi các em đang tham gia thi đấu - bối cảnh lẽ ra các em luôn cần có người hỗ trợ, giám sát, bảo vệ.
Tất cả những lần bị cưỡng hiếp, giày xéo đó, nạn nhân là bé gái mới lớn chọn cách im lặng và chịu đựng. Chỉ đến khi, thấy con có những biểu hiện tâm thần bất ổn, gia đình gặng hỏi và mới biết về bí mật đau lòng của con 2 năm qua.
Phẫn nộ trước hành vi của các "tội phạm nhí", nhiều người cũng đau đớn đặt câu hỏi sao đứa trẻ ấy không lên tiếng, sao con không mách cha mách mẹ, mách thầy mách cô, sao lại để người khác giày vò mình ngày này qua tháng khác...
Vậy nhưng, bà Nguyễn Ngọc Bùi, một nhà hoạt động xã hội ở TPHM cho rằng sự im lặng của cháu L. là tâm lý thông thường của nạn nhân bị xâm hại tình dục.
Sự im lặng đáng sợ hơn ở sự việc này, theo bà Bùi, chính là sự im lặng từ chính người lớn, ngay trong môi trường cháu đang học tập và sinh hoạt.
Một bé gái bị bạn học cùng trung tâm hiếp dâm lần đầu khi chỉ mới 12 tuổi và hành vi xâm hại kéo dài trong 2 năm trời nhưng không ai hay biết. Im lặng ở đây chính là sự thiếu an toàn, thiếu gắn kết, sự thờ ơ ngay trong môi trường cháu đang sinh hoạt, rèn luyện.
2 năm trời sống trong sợ hãi, bất ổn nhưng không một ai từ thầy cô đến bố mẹ phát hiện ra những tín hiệu của con. Chỉ đến khi cháu có những biểu hiện tâm lý nặng nề, người thân gặng hỏi mới hay về sự việc đau lòng.
Sự im lặng của đứa trẻ bị xâm hại tình dục đến từ nhiều yếu tố nhưng các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh đến "sự im lặng" từ chính người lớn.
Sự im lặng ở đây có thể là việc nhiều gia đình muốn che giấu việc con mình bị xâm hại, muốn con "sống để bụng, chết mang theo". Sự im lặng cũng đến từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm, chia sẻ của người lớn với trẻ nhỏ. Sự im lặng còn do việc nạn nhân bị xâm hại tình dục thường bị đổi lỗi với các hướng suy diễn như sao người khác không bị, sao giờ mới nói...
Nạn nhân bị "bịt miệng"
Như trường hợp gần đây, một nữ nhà văn lên tiếng tố cáo chị bị xâm hại tình dục 23 năm trước, bên cạnh những đồng cảm, ủng hộ thì chị cũng bị phải đón nhận đủ lời phát xét, chê trách.
Theo số liệu từ "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TPHCM" sau một năm thí điểm cho thấy, có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm.
Một khảo sát của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2022 tại 3 trường đại học cũng chỉ ra thực trạng 90% nạn nhân không hoặc không thể tìm đến trợ giúp pháp lý.
TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia phân hiệu TPHCM kể, không chỉ im lặng 1 năm, 2 năm, 3 năm mà bà đã gặp những nạn nhân che giấu nỗi đau bị xâm hại tình dục hơn 40 năm, có người giữ kín cả đời...
Trong đó, nhiều nạn nhân bị "bịt miệng" ngay từ trong gia đình, trong môi trường xung quanh. Có em xuất phát từ sự thờ ơ của người xung quanh, có em còn nghe chính bố mẹ dặn "im lặng, không được nói với ai" như thể các em là người đã gây ra tội lỗi...
Một chương trình về chủ đề không đổ lỗi cho nạn nhân bị xâm hại tình dục với sự tham gia của các chuyên gia về bình đẳng giới, hoạt động cộng đồng (Ảnh: T.L).
Khi tiết lộ về việc bị chính cha ruột xâm hại tình dục trong cuốn sách "Con gái của chim Phượng Hoàng - Hy vọng là con đường của tôi", doanh nhân, nhà hoạt động cộng đồng người Đức gốc Việt Isabelle Müller lý giải về sự im lặng của nạn nhân bị xâm hại tình dục. Bởi chính bà cũng đã chọn im lặng và che giấu nỗi đau đó hàng năm trời.
Theo Isabelle, có hai trường hợp thường xảy ra với nạn nhân. Một là có những đứa trẻ dám nói rằng đã bị lạm dụng nhưng khi đó chúng lại có thể bị trừng phạt vì sự lên tiếng của mình. Người ta muốn đứa trẻ im lặng hoặc nhìn theo hướng khác, không hỗ trợ nạn nhân. Khi đó, lòng tin của đứa trẻ đối với mọi người sẽ hoàn toàn bị hủy hoại.
Trường hợp thứ 2 do sự thiếu hiểu biết của người xung quanh. Đứa trẻ không diễn đạt được việc mình bị xâm hại sẽ cố gắng đưa ra các tín hiệu như nói bóng gió hoặc một bức vẽ khác thường hay thể hiện triệu chứng rối loạn ăn uống, kết quả học tập tụt dốc... Đáng tiếc, người xung quanh thường không nhận ra những tín hiệu kêu cứu này.
Khi những tín hiệu kêu cứu không được phản hồi, nạn nhân không còn tin tưởng vào những người có khả năng giúp đỡ mình. Chưa kể, nạn nhân bị xâm hại thường có cảm giác xấu hổ và tội lỗi trong vô thức.
"Ứng xử của người lớn trong cả hai trường hợp đều như sự trừng phạt nạn nhân lần thứ hai. Những tiếng kêu cứu thầm lặng của trẻ bị phớt lờ. Điều đau đớn nhất với nạn nhân bị xâm hại tình dục là họ mất đi quyền tiếp cận sự giúp đỡ xung quanh", bà Isabelle bày tỏ.
Theo nhà hoạt động cộng đồng này, chúng ta phải giúp các nạn nhân hiểu rằng, họ có nhiều quyền lực để lên tiếng. Họ không có tội, nỗi xấu hổ và sự yếu đuối phải thuộc về thủ phạm.
Tuy nhiên, những đứa trẻ bị xâm hại không thể làm việc dũng cảm đó một mình mà luôn cần người thân, cộng đồng, xã hội bên cạnh. Hành động phải đến từ quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng, ghi nhận cảm xúc của đứa trẻ ngay trong cuộc sống hàng ngày để chúng thấy được sự an toàn khi lên tiếng...
" alt=""/>Nữ vận động viên 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần: Ai im lặng, ai đồng lõa?