Nếu tính kinh phí Trường Marie Curie bỏ ra trả lương cho 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy (160.000 đồng/tiết), nhân với 7.980 tiết thì số tiền sẽ là 1,276 tỉ đồng. Tuy nhiên, tất cả đều… miễn phí khi triển khai dự án cho các trường ở Mèo Vạc. Điều họ nhận lại là những nụ cười cùng sự ghi nhận tấm lòng của chính quyền và người dân địa phương.
Xóa nhòa những khoảng cách
Cô Nguyễn Diệu Linh, giáo viên tham gia dự án, phụ trách dạy tại điểm Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lũng Pù cho hay: “Sau khoảng 1 tháng triển khai, các em học sinh đã dần có sự tiến bộ rõ rệt. Khó khăn ban đầu trong việc đọc các từ vựng đã không còn. Những đoạn hội thoại cơ bản các em đã nắm vững, ngữ pháp cũng được nhiều em nắm khá chắc dù thời gian được học Tiếng Anh chưa nhiều. Nay gần kết thúc học kỳ I, các em đã mạnh dạn hơn, đọc, phát âm tốt hơn, thậm chí nhiều em đã có thể hội thoại, tự giới thiệu về bản thân”.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Giàng Chu Phìn nhận định, việc giúp đỡ của Trường Marie Curie vô cùng ý nghĩa. Học trực tuyến là điều mà trước đây dù muốn cũng không thể làm được.“Từ những bỡ ngỡ ban đầu không chỉ với môn Tiếng Anh mà cả việc học trực tuyến với các thày cô tại Hà Nội, sau một thời gian, những học sinh rất rụt rè trước đây lại chính là các em hứng thú nhất với hình thức học online này. Nhiều ranh giới đã được xóa bỏ”, bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, các em học sinh không chỉ được tiếp xúc, biết thêm về công nghệ thông tin qua việc học trực tuyến mà nhiều bài học bên lề (kiến thức phổ thông, kĩ năng sống/ kĩ năng sinh tồn) cũng được các giáo viên từ Hà Nội chia sẻ. “Những thày cô miền xuôi coi đó như những món quà gửi tới những học trò thân thương nơi đây. Bởi, Hà Giang trong họ là mảnh đất vừa xa xôi lại vừa gần gũi, nơi có thiên nhiên hùng vĩ và những trái tim ấm áp, là mảnh đất địa đầu tổ quốc mà ai cũng muốn một lần đặt chân tới”, bà Tâm xúc động kể.
Đặc biệt, cũng từ dự án này, nhiều cô giáo bộ môn của Mèo Vạc thật thà tâm sự, trước kia cũng chưa nắm hết bảng chữ cái Tiếng Anh hay cách đọc số,nay qua các tiết học cùng học sinh, nhiều giáo viên như được “xóa mù ngoại ngữ”. Nhờ chuyển đổi số, một trường học ở Hà Nội đã có thể “giải nguy” cho cả một huyện vùng cao. Từ chỗ chỉ có duy nhất một giáo viên, nay học sinh Mèo Vạc không chỉ được dạy đủ chương trình, mà chất lượng các tiết học ngoại ngữ của học sinh Mèo Vạc cũng vô cùng “xịn xò” khiến các huyện khác ghen tị.
Thanh Hùng
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt=""/>Miền xuôi 'giải cứu' miền ngượcVới tổn thương này, bác sĩ đánh giá vấn đề chức năng bàn tay của bệnh nhân sẽ bị giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt và lao động sau này, đặc biệt còn ảnh hưởng đến tâm lý.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo dịp cuối năm và nghỉ Tết Nguyên đán, việc ăn lẩu có thể gây mất an toàn cháy nổ (do sử dụng bình ga, cồn…). Bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp gặp tai nạn thương tâm khi sử dụng những bếp lẩu loại này, thậm chí có người tử vong. Vì vậy, người dân nên sử dụng những loại bếp lẩu an toàn để hạn chế tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Rau mùi
Rau mùi (còn được gọi là ngò ta, hương tuy) có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng mụn nhọt. Loại rau này được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có trong mùa đông.
Mùi tàu
Mùi tàu (còn gọi là ngò gai, ngò tàu) được trồng phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
Húng chanh
Húng chanh (còn gọi là cây rau tần) có thể dùng ăn sống hoặc sắc uống. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phổi có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc; trị các chứng bệnh cảm cúm, viêm họng, chữa ho, sát khuẩn...
Các cơ sở sản xuất thuốc Nam thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm. Cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
Húng cây
Húng cây (hay còn gọi là bạc hà) cùng họ với húng quế, là vị thuốc hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, chữa viêm xoang nhẹ…
Cây sả
Người dân thường ăn sống sả hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho, giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Cây tía tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành lá có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
Lá lốt
Lá lốt (còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu) được trồng nhiều hoặc mọc hoang khắp nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị lạnh. Ngoài ra, người dân thường dùng lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp, bệnh phụ khoa, viêm xoang, chảy nước mũi, giải say nắng...