Chiếc xe đỗ nép vào lề đường, phía trước có 2 người mặc đồ trắng nằm bất động bên vệ đường. Ảnh: H.S
Cả ngày nay, rất nhiều người dân cả nước đã truyền cho nhau những bức ảnh cảm động này để gửi lời chia sẻ, tri ân tới lực lượng y tế tại Điện Biên và lực lượng y tế tuyến đầu của cả nước khi Việt Nam đang trải qua đợt dịch lần 4 với nhiều diễn biến phức tạp.
Tối 20/5, ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, hình ảnh hai người mặc đồ bảo hộ kín mít nằm ngủ bên vệ đường là cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ và lái xe làm công việc vận chuyển F0, F1 đến khu cách ly, điều trị.
Ông Nam cho biết, chỉ trong vòng 12 ngày qua, Điện Biên đã ghi nhận tới 42 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, ổ dịch từ xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ liên quan đến một nữ kế toán tại trưởng phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Tân Phong đã lan rất nhanh.
Nhiều ca bệnh trong chùm này có lịch sử tiếp xúc phức tạp nên những ngày tới, dự báo tình hình dịch có nguy cơ lan rộng nên những ngày qua, lực lượng y tế tại địa phương phải căng mình làm việc với 200% sức lực.
Đây là 2 nhân viên y tế của huyện Nậm Pồ tranh thủ chợp mắt 15 phút do quá kiệt sức trước khi lên đường đi tiếp. Ảnh: H.S
“Cả ngày lẫn đêm nhân viên y tế của tôi phải điều tra truy vết, xét nghiệm, test nhanh, hướng dẫn cách ly, vận chuyển các trường hợp F0 về Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ trên tinh thần thần tốc để khoanh vùng dập dịch nhanh nhất. Chính vì thế, nhìn hình ảnh cán bộ của mình kiệt sức, nằm nghỉ bên vệ đường mà tôi không cầm được nước mắt”, ông Nam chia sẻ.
Anh em trực chiến ăn mỳ tôm. Khi ông Nam lên Nậm Pồ chống dịch đã mang theo nhiều thịt lợn, thịt bò, trứng, thịt hộp, sữa và các nhu yếu phẩm khác do cán bộ y tế và các nhà hảo tâm đóng góp để anh em bồi dưỡng thêm. Ông bảo, “họ mà ốm ra thì không có ai làm việc nữa”.
Theo ông Nam, Điện Biên có địa hình nhiều núi, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác nên việc truy vết, đưa đối tượng F1 đi cách ly tập trung không dễ dàng.
Hiện Điện Biên đã phải xin Bộ Y tế “chi viện” thêm 1 bác sĩ hồi sức tích cực, 1 điều dưỡng và 1 cán bộ phụ trách nhiễm khuẩn lên hỗ trợ. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cử cán bộ lên Điện Biên hỗ trợ xét nghiệm.
Trước mắt, Sở Y tế đã tăng cường gần 100 nhân viên y tế, thêm 200 cán bộ y tế của huyện để phối hợp dập dịch.
Thúy Hạnh
Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 tử vong do mắc nhiều bệnh lý nền.
" alt=""/>Nhân viên y tế Điện Biên kiệt sức nằm ngủ bên vệ đườngPhiên tòa dự kiến sẽ diễn ra đến ngày 2/12.
Các đồng phạm của ông Khải gồm Võ Thị Chinh Nga (nguyên Phó giám đốc, Tổ trưởng tổ chuyên gia); Phí Duy Tiến (nguyên Phó giám đốc, Tổ trưởng tổ thẩm định); Nguyễn Quốc Toản (nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Chủ tịch Hội đồng đánh giá hàng mẫu) và các cựu trưởng nhiều khoa khác đều từng công tác tại Bệnh viện mắt TP.HCM.
Ông Khải và các thuộc cấp đã gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế và người bệnh 14,2 tỷ đồng. Quá trình điều tra, một số bị can và người nhà của bị can đã tự nguyện khắc phục được hơn 6 tỷ đồng.
Theo truy tố, năm 2018, Bệnh viện Mắt tổ chức thực hiện gói thầu “mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu năm 2018” để mua sắm vật tư phục vụ điều trị, khám chữa bệnh.
Khi thực hiện đấu thầu mua sắm, một số cá nhân lãnh đạo bệnh viện làm trái quy định về đấu thầu để loại mặt hàng thủy tinh thể nhân tạo tương đương, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và có giá dự thầu thấp nhất, mua các mặt hàng thủy tinh thể có giá dự thầu cao.
Theo kết quả đấu thầu, nhà thầu Tâm Hợp trúng thầu tại phần thầu số 19, 24, 29; nhà thầu Hào Tín trúng phần thầu số 28.
Trên cơ sở trúng thầu, ông Khải ký các hợp đồng mua 14.800 thủy tinh thể của Công ty Tâm Hợp, Công ty Hào Tín gần 50 tỷ đồng, khiến bệnh viện và người bệnh phải chi trả chênh lệch hơn 14,2 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chênh lệch tăng hơn 5,2 tỷ đồng, người bệnh đã thanh toán chênh lệch tăng gần 9 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã ủy thác điều tra cho 54 công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác minh bị hại là người bệnh đã điều trị phẫu thuật mổ Phaco, thay thủy tinh thể nhân tạo ở các gói thầu trên.
Kết quả xác minh thể hiện CQĐT đã làm việc với hơn 11 ngàn bị hại, trong đó có 9 ngàn người xác định phải trả số tiền chênh lệch từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, cao nhất là 1 triệu đồng.
Tất cả, những người này đã khỏi bệnh, chỉ có 1.979 người đề nghị bồi thường thiệt hại, số còn lại đề nghị cơ quan tố tụng sung công quỹ Nhà nước phần chênh lệch và không có kiến nghị gì khác.
Tuy nhiên, hiện còn 3.637 người bị hại, CQĐT đã có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng đến nay không ai trình báo.
Do chưa thu thập được tài liệu nào chứng minh những pháp nhân và cá nhân khác liên quan đến vụ án có hành vi tác động, sử dụng lợi ích vật chất hay lợi ích khác đối với ông Khải hay các bác sĩ, thành viên các Tổ xét thầu để được lựa chọn trúng thầu trái pháp luật nên CQĐT chưa có căn cứ để xem xét xử lý.
" alt=""/>Trục lợi từ bệnh nhân, cựu giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM hầu tòa