Tiếc ở chỗ, 2 giải đấu mà người hâm mộ kỳ vọng nhất là AFF Cup 2020 và 2022, tuyển Việt Nam đều được đánh giá rất cao nhờ vào thành tích hay màn thể hiện dưới thời HLV Park Hang Seo.
Nhưng cả 2 giải đấu lớn nhất khu vực, Thái Lan đánh bại tuyển Việt Nam một cách không thể thuyết phục hơn để khẳng định ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
... đến câu hỏi lớn chờ thời gian trả lời
Có rất nhiều lý do nhằm bào chữa cho những thất bại của tuyển Việt Nam trước “Voi chiến” ở cấp độ ĐTQG trong vài năm qua, nhưng không thể phủ nhận Thái Lan vẫn nhỉnh hơn một bậc.
Bóng đá Việt Nam phát triển một cách vũ bão về nhiều khía cạnh, cầu thủ cũng dần ngang bằng về năng lực so với Thái Lan.
Nhưng có khác biệt rõ ràng, đó là về cách làm bóng đá bài bản, có chiều sâu thì Việt Nam vẫn chưa thể bằng so với Thái Lan đứng trên khía cạnh con người, cơ sở vật chất cho tới tư duy phát triển.
Chẳng nói đâu xa, nhìn Thammasat tới Mỹ Đình đã là một khoảng trời mênh mông về năng lực tổ chức hay từ việc Chanathip cùng hàng loạt trụ cột từ chối tham dự AFF Cup 2022 hòng tập trung cho mục tiêu xa với tuyển Thái Lan là thấy.
Bóng đá Việt Nam chẳng phải không muốn ra biển lớn, nghĩ đến sân chơi cao hơn nhưng rốt cuộc loay hoay vẫn về lại “ao làng” Đông Nam Á với thành tích SEA Games, AFF Cup, còn người Thái lại khác.
Có thể thành tích ở các giải trẻ châu lục rồi trên BXH FIFA… chưa bằng Việt Nam, nhưng về độ căn cơ đến tư duy vượt ra khỏi khu vực đã có “trong máu” của người Thái cả đôi chục năm về trước.
Nói thế chẳng có nghĩa không thể vượt qua Thái Lan, trái lại với nền tảng ở một đất nước cuồng nhiệt với bóng đá, đào tạo trẻ tốt… hơn hẳn Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi cục diện.
Nhưng câu chuyện này nằm ở thì tương lai và có thể thành công hay không vẫn chờ vào sự thay đổi tư duy trong cách làm bóng đá của Việt Nam. Còn khi vẫn loay với chuyện mặt sân Mỹ Đình thì có lẽ rất lâu nữa mới nói chuyện được với Thái Lan.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Khi nào ‘ngang vai’ cùng Thái LanĐối với những tồn tại, bất cập, bà Doan cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động thật cẩn thận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp để biết được thực chất của sự đổi mới với học sinh, giáo viên như thế nào.
Bên cạnh đó, những bất cập về tự chủ đại học, giáo dục đại học, chính sách phát triển, thu hút sinh viên ngành khoa học cơ bản… cũng được bà Nguyễn Thị Doan đề cập. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục dành cho người lớn.
"Hệ thống giáo dục có 2 giai đoạn: Giáo dục ban đầu, đào tạo cho học sinh; giáo dục tiếp tục là dành cho người lớn. Thời gian vừa qua, Vụ Giáo dục thường xuyên đã phối hợp rất tốt với Hội Khuyến học Việt Nam để thúc đẩy giáo dục người lớn, thông qua những mô hình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, gia đình học tập, công dân học tập và dòng họ học tập" - bà Doan nhìn nhận.
Bà Doan cũng nhấn mạnh cần công bằng trong đánh giá giữa giáo dục tiếp tục và giáo dục ban đầu, để thúc đẩy người lớn học tập, tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập, học tập suốt đời.
Bà Doan cũng đề nghị các địa phương thực hiện phát động của Thủ tướng Chính phủ, thi đua "xóa mù" công nghệ và ngoại ngữ trong thời đại 4.0. Đồng thời, địa phương cần quan tâm đến các thiết chế giáo dục, các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, câu lạc bộ và thư viện nhằm giúp người lớn tiếp cận với tài nguyên giáo dục mở; quan tâm đến những người hoạt động ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng...
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thất tính đến nay, cả nước có 18.557 trung tâm (tăng 1.036 trung tâm so với năm học 2021-2022). Trong đó, có 620 trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (giảm 12 trung tâm so với năm học 2021-2022); 10.491 trung tâm học tập cộng đồng (giảm 199 trung tâm so với năm học 2021-2022, đạt tỉ lệ 98,98% xã/phường/thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng); 5.753 trung tâm ngoại ngữ, tin học (tăng 139 trung tâm so với năm học 2021-2022); 1.693 trung tâm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (bao gồm cả trung tâm giáo dục kỹ năng sống). Tổng số học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên là 20.730.119 học viên (tăng 2.784.403 học viên so với năm học 2021-2022), trong đó tổng số học viên Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là 389.661 học viên (tăng 45.258 học viên so với năm học 2021-2022). |
Vì vậy theo ông Nam, thầy cô, nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là trong ứng xử, trong cách giao tiếp, lối sống, đạo đức nhất là các thầy cô dạy tiểu học và cấp 2 đó. Vì vậy vai trò của các thầy cô là noi gương không chỉ trong công việc mà con tron cả trong cuộc sống thường ngày.
Mỗi thầy cô phải ý thức được mình là tấm gương mà học sinh đang soi chiếu vào. Thầy tốt thì sẽ có trò tốt và ngược lại.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, đánh giá học trò ngày nay có nhiều em rất thiếu kỹ năng sống, thiếu quan tâm đến gia đình, người thân. Các em có thái độ sống rất phức tạp hay chạy theo xu hướng, không tự giác trong học hành...
Nhìn chung tuổi trẻ hôm nay sống cô đơn, chóng chán và dễ bị tổn thương. Ở thành phố, học sinh giỏi ngoại ngữ và sử dụng tốt công nghệ tốt nhưng các em biết làm đẹp bản thân, sống ảo và thậm chí lớn trước tuổi.
Theo ông Phú, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các gia đình hiện nay ít con nên được cha mẹ nuông chiều khiến cái tôi của các em lớn dần. Nhiều em chỉ biết hưởng thụ, chây lười lao động, dẫn đến tính ích kỷ dần được hình thành, nên sống ít quan tâm đến cộng đồng.
Mặt khác, với việc phát triển của công nghệ, việc sử dụng smartphone nhiều nên thế giới thu nhỏ trong bàn tay, dù biết nhiều nhưng thực tế chẳng là bao dần trở nên vô cảm với thế giới xung quanh. Ông Phú cũng cho rằng đời sống kinh tế làm cho người lớn quay cuồng, ít có thời gian tâm sự, chia sẻ, dạy dỗ của cha mẹ.
Các em trưởng thành vay mượn tình thương của bạn, của các nhân vật trong game, giao tiếp trực tiếp với người thiếu nên các kỹ năng sống rất vụng về. Phim ảnh, thời trang, thần tượng đã làm nhiều trẻ bị lệch chuẩn. Sống bon chen, đua đòi, sống hờ hợt, dẫn đến thiếu kỹ năng giao tiếp.
Mặt khác, sự ly hôn của người lớn hiện nay ảnh hưởng rất lớn với trẻ. Sự trưởng thành khiếm khuyết tình thương của cha hoặc mẹ, chưa kể việc cha mẹ có mối quan hệ lệch lạc cũng làm cho một trẻ em có nhận thức không tốt trong tình cảm gia đình và chính tình yêu của các em. Hơn nữa các em còn chịu áp lực học hành như điểm số, phương pháp dạy của giáo viên tác động rất lớn về nhận thức, hành vi của trẻ.
Theo ông Phú, với những đặc điểm của tuổi trẻ hôm nay vai trò của nhà trường, của thầy cô giáo là rất quan trọng. Đó là thầy cô, nhà trường thay đổi phương pháp dạy và cách đánh giá. Thầy cô tổ chức hoạt động giáo dục để hình thành các kỹ năng cho trò. Thay đổi cách đánh giá để ghi nhận sự cầu tiến của trò.
Thầy cô phải tăng cường dạy đạo đức cho học sinh: đạo làm người, đạo thờ cha kính mẹ, dạy các luật, dạy cách đối nhân xử thế. Tổ chức công tác thiện nguyện, tổ chức các hoạt động tham quan ngoại khóa, tổ chức các sự kiện phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
Các trường học phải tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng số, dạy nghệ thuật, mỹ thuật...là hành trang vào đời của các em. Nhà trường cũng phải thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao: đá banh, kéo co, bóng rổ, bóng chuyền... hình thành kỹ năng hợp tác, đoàn kết, chia sẻ..
Hồng Hạnh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thầy cô, nhà trường có vai trò như thế nào trong ứng xử học sinh?