Để giải quyết việc giao đất ở không thông qua hình thức đấu giá cho 15 hộ dân tại khu đất 7C, phía nam đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Lý theo nội dung thông báo số 1743/TB-VP UBND ngày 30/5/2017 của văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, đầu tháng 11 vừa qua, UBND TP Đồng Hới đã có buổi làm việc với các hộ dân.Không có tính kế thừa
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó chủ tịch UBND TP chủ trì cuộc họp cho biết, việc giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho các hộ là không đúng quy định của pháp luật do diện tích thu hồi rất nhỏ, chỉ từ 0,2m2 đến 26,6m2/hộ.
 |
Trung tâm phát triển quỹ đất đã cắm mốc ở các lô đất khu đât 7C, nam Trần Hưng Đạo, TP Đồng Hới. |
Đồng thời, loại đất thu hồi là đất trồng cây lâu năm và các hộ không thuộc đối tượng giao đất ở tại đô thị không thông qua hình thức đấu giá.
Tuy nhiên, đại diện 15 hộ dân không đồng ý và cho rằng, để nhanh chóng giải phóng mặt bằng (GPMB), tỉnh đã cho phép điều chỉnh quy hoạch, UBND TP Đồng Hới cũng có báo cáo đề nghị tỉnh đồng ý chủ trương giao đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ cho các hộ gia đình đã sử dụng một phần diện tích trong phạm vi GPMB theo giá khởi điểm.
Ngày 30/5/2017, UBND tỉnh đã đồng ý theo công văn 1743 (thông báo kết luận của ông Nguyễn Hữu Hoài, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình) tại cuộc họp với UBND TP Đồng Hới và các ban ngành.
Đến tháng 9/2018, các hộ dân đã bàn giao 207,9 m2 đất, nhận gần 500 triệu tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng thành phố không giao đất như đã hứa.
 |
Biên bản buổi làm việc gần đây giữa đại diện 15 hộ dân, UBND TP Đồng Hới và các ban, ngành liên quan. |
“Chúng tôi chỉ nhận tiền đền bù tài sản trên đất và có điều kiện. Nghĩa là Thành phố đã hứa sẽ giao đất theo quyết định 1743 của tỉnh nếu tất cả các hộ thống nhất nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo phương án đã phê duyệt nên chúng tôi mới đồng ý nhận tiền”, ông Lưu Văn Tuân, hộ dân có 26,5m2 đất bị thu hồi cho biết.
Trong buổi làm việc, đại diện các hộ dân cho hay, việc giao đất ở không thông qua đấu giá theo giá khởi điểm cho các hộ là thực hiện giao dịch dân sự trước đây nhà nước đã thỏa thuận với các hộ dân khi thu hồi đất.
“Đề nghị UBND tỉnh, UBND TP và các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết việc giao đất ở khu đất 7C phải có tính kế thừa để các hộ được giao QSDĐ theo chủ trương trước đây của UBND tỉnh”, ông Tuân nói thêm.
Ông Lê Văn Bưu, một hộ dân thông tin, “trước đây, ông Lê Minh Ngân, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ký quyết định số 4010/QĐ ngày 13/11/2018 về việc giao 207,9m2 đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất để đấu giá QSDĐ nhưng chúng tôi đã kiến nghị nên hơn 1 tháng sau, ông Ngân ký quyết định số 4521/QĐ để sửa sai.
 |
Danh sách bồi thường, hỗ trợ do GPMB dự án khu dân cư phía Nam đường Trần Hưng Đạo (khu đất 7C). |
Trong quyết định mới chỉ nói đến việc Trung tâm phát triển quỹ đất có trách nhiệm quản lý khu đất để xây dựng công trình khu dân cư 7C chứ không nhắc đến đấu giá đất nữa”.
Chính quyền nhận sai sót
Trong buổi làm việc vừa qua, ông Nguyễn Đức Cường, Phó chủ tịch UBND TP Đồng Hới mong các hộ thông cảm và chia sẻ vì hiện nay không thể thực hiện được việc giao đất như đã hứa và yêu cầu các hộ phối hợp thực hiện đấu giá QSDĐ theo quy định của pháp luật.
Ông Cường cũng nhận trách nhiệm về sai sót của UBND TP khi đề xuất UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ.
Trước đó, ông Nguyễn Thăng Long, Trưởng phòng TN&MT TP Đồng Hới lại khẳng định: “Trong quyết định thu hồi đất thể hiện rõ loại đất thu hồi là đất trồng cây lâu năm, theo quy định của Luật Đất đai, những đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo hình thức thuê đất đối với đất nông nghiệp. Nên khi nhận tiền bồi thường, các hộ dân đã nhận tiền đền bù tài sản trên đất và giá trị của đất.
Mặt khác, đây là dự án chỉnh trang đô thị, không ảnh hưởng nhiều đến nhà cửa, tài sản của người dân. Vấn đề ở chỗ có thông báo và biên bản làm việc với người dân chứ không có gì không làm được cả. Về nguyên tắc, nếu thời điểm đó cứng rắn thì lại chuẩn hơn và nếu dân đồng thuận ngay trước tháng 7/2017 thì giờ giao đất rồi”.
 |
Khu đất dự kiến cấp bán cho dân không qua đấu giá. |
Được biết, hiện các hộ đang khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, trong khi cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết, người dân cũng đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất 7C, không thực hiện thủ tục đấu giá QSDĐ.
Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cũng đã tiến hành cắm mốc, phân lô. Tuy nhiên chỉ cắm mốc ở phần đất không tranh chấp.
Trao đổi với VietNam Net, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Hiện đang đi công tác và sẽ chỉ đạo các sở, ngành nắm thông tin và báo cáo lại sự việc”.
Luật sư Phan Thúc Định, đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết: “Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014 của Chính phủ thì những hộ dân trên là đối tượng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, vì họ đã sử dụng đất ổn định trước năm 1993 nên đủ điều kiện để được nhận bồi thường giá trị của đất chứ không chỉ riêng tài sản trên đất..." |
Hải Sâm

15 hộ dân Quảng Bình nguy cơ mất 'đất vàng' không qua đấu giá
Mặc dù tỉnh đã đồng ý chủ trương giao đất không qua đấu giá cho 15 hộ dân, nhưng sau hơn 3 năm, người dân lại nhận được thông báo không thực hiện được vì trái quy định.
" alt=""/>Dân có nguy cơ mất 'đất vàng' không qua đấu giá: Chính quyền nhận sai
Bên cạnh những đặc sản mang tính thương hiệu như bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm, thì những món ăn vặt dân dã dưới đây cũng vô cùng đáng để thử khi ghé đến Đà Nẵng.Đà Nẵng là thành phố nổi tiếng với những điểm du lịch tuyệt đẹp và cũng là thiên đường ẩm thực với nhiều du khách. Thực tế cho thấy, rất nhiều người khi đến Đà Nẵng đều chuẩn bị sẵn một danh sách dài các món ngon, các hàng quán nổi tiếng để thưởng thức cho đã.
Sáng, trưa, chiều, tối, thành phố này đều có quá nhiều món ngon đáng để thưởng thức. Nào là bún cá, nào bánh tráng cuốn thịt heo, nào bún mắm, bánh xèo, nem lụi... mà cái nào cũng ngon thuộc hàng đặc sắc, cái nào cũng đáng để ăn.

|
|
Chính vì thế việc người ta đi Đà Nẵng về rồi lại kêu than về cái sự lên cân không còn gì là điều xa lạ nữa. Nhưng bạn biết không, đến Đà Nẵng mà chỉ ăn những đặc sản phía trên kia thôi, cũng chưa thể gọi là trọn vẹn. Lý do à? Đến Đà Nẵng thì phải ăn như người Đà Nẵng chứ! Và vì thế đương nhiên cũng không thể bỏ qua những món ăn vặt mang tính truyền thống dưới đây rồi!
1. Yaourt muối
Món ăn đầu tiên phải nhắc đến chính là yaourt muối (sữa chua muối) - một món ăn vặt siêu kinh điển với giới học sinh, sinh viên và đương nhiên là cả với giới mộ ăn vặt ở Đà thành. Sữa chua ở đây đóng vào hũ nhựa nhỏ, gợi nhớ đến kiểu sữa chua 200 đồng gắn liền với tuổi thơ nhiều người.
Chất sữa chua cũng không mềm, dẻo như sữa chua hộp bây giờ mà khác cứng. Điểm khác biệt nhất ở đây là sữa chua được dọn kèm với một đĩa muối tinh. Khi ăn, cho một ít muối chấm nơi đầu muỗng vào hũ rồi thưởng thức như bình thường, bạn sẽ cảm nhận được hương vị lạ chua ngọt của sữa chua thêm vị mặn của muối. Có thể thôi mà món này có thể khiến người ta ăn không chán. Thêm vào đó là giá sữa chua cũng mềm "xèo", chỉ 10k/đĩa nhỏ, 20k/đĩa lớn.
2. Ram cuốn cải
Ram cuốn cải luôn nằm trong danh sách những món quà chiều được ưa chuộng ở thành phố biển này. Thành phần món này đương nhiên là có những chiếc ram nhân thịt, nấm gói to chừng một gói tay rán giòn tan, đồ chua và không thể thiếu được những cọng cải xanh tươi. Khi ăn bạn dùng bánh tráng gói ram với cải, đồ chua thành một cuốn rồi chấm cùng nước chấm để thường thức.
Vị giòn rụm của chiếc ram, vị đắng của rau cải, vị chua chua của đồ chua tạo nên một cuốn nem cân bằng về vị giác, ăn ngon lại ít ngán.Ram cuốn cải trung bình giá 20k/đĩa.
4. Ốc hút
Đà Nẵng cũng nổi tiếng với món ốc hút hay còn gọi là xào sả ớt, trong đó nổi bật nhất là loại ốc đinh. Những con ốc nhỏ tí cứ nghĩ hút từng con một thì đến bao giờ mới xong, thế mà cứ lai rai lại thấy ngon, thấy hợp giọng vô cùng. Từng con ốc nóng hổi thấm đẫm mùi thơm của sả và chút cay nồng của ớt, khiến ai thưởng thức rồi sẽ nhớ mãi. Giá hút giá 20k/đĩa nhỏ, 25k/đĩa lớn.

|
Ốc hút được dọn kèm với đồ chua. |
4. Bánh tráng kẹp trứng
Bánh tráng thì rất nhiều vùng có, tuy nhiên mỗi vùng lại có một cách chế biến riêng để tạo nên món ăn vặt ngon, có hương vị đặc trưng. Ở Đà Nẵng thì chính là món bánh tráng kẹp trứng có lớp ngoài nướng giòn và lớp trong dẻo, có mùi thơm của trứng và hành lá.
Ngoài bánh tráng giòn, dai, phần nước chấm của món ăn này cũng có chút khác biệt. Nước chấm phải làm từ nước bò kho thì mới tạo nên hương vị riêng.
Thưởng thức từng miếng bánh giòn thơm này ắt sẽ khiến bạn “bị nghiện”. Giá 15k/đĩa nhỏ, 20k/đĩa lớn.
5. Mít trộn
Ngoài ra, bạn nên gọi thêm đĩa mít trộn để thưởng thức, đây là món ăn đặc trưng của Đà Nẵng. Thành phần chính của món ăn này là quả mít non được luộc chín, cắt mỏng từng lát nhỏ rồi trộn với da heo. Vị bùi của mít non, deo heo ăn dai giòn, cùng với lạc rang, tương ớt, rau húng rồi trộn đầu tất cả lên, bạn sẽ có đĩa mít trộn với đầu đủ hương vị.
Để đúng vị của món ăn, một đĩa mít trộn sẽ có kèm 2 cái bánh tráng. Tất cả hương vị của món ăn, trộn cùng hương mè với cái giòn rụm của bánh sẽ tạo nên ấn tượng khó quên trong bạn khi thưởng thức. Giá 15k/đĩa nhỏ, 20k/đĩa lớn.
Để ăn mấy món này thì có nhiều chỗ lắm nhưng sẵn nhất, lại tập trung ở cùng khu thì phải kể đến phố Bằng Lăng, gần dưới chân cầu Trần Thị Lý. Con phố nhộn nhịp bắt đầu từ 3h chiều đến 11h đêm với đủ các món ăn san sát, đây là địa điểm tụ tập của dân teen Đà Nẵng.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Bánh tráng trứng với độ giòn, dẻo đặc trưng.
" alt=""/>Đến Đà Nẵng không thể 'làm ngơ' với những món ăn vặt này