
Một anh bạn của tôi còn bỏ ra tiền tỷ sắm xe Mercedes, chẳng rõ nghe ai tư vấn mà cạy chữ C ra thay bằng chữ E hòng biến chiếc xe của mình từ C200 thành E200. Không biết những người khác có bị cái logo ấy đánh lừa hay không nhưng tôi bỗng thấy chiếc Mercedes ấy trông "kém sang" hẳn.
 |
Bộ logo cho các khách hàng thích lên đời xe Maybach. Ảnh: Facebook |
Hay như một số người sử dụng xe hơi Trung Quốc như Zotye, BAIC cứ nhất quyết khẳng định xe Trung Quốc có chất lượng không thua kém xe Nhật, xe Hàn nhưng hiếm người mua xe xong lại để logo nguyên bản xe Trung Quốc mà toàn thay bằng logo Maserati hay Range Rover. Chưa kể những logo, huy hiệu phần lớn đều là hàng chất lượng kém, gắn lên xe trông xấu xí, lạc lõng.
Thực ra, tôi không phản đối chuyện làm đẹp cho xe hơi, đây là một nhu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, việc này chỉ nên được thực hiện bởi các xưởng độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Chi phí cho việc làm đẹp ô tô nhiều khi bằng tiền mua cả chiếc xe mới.
Còn nếu chỉ là những người sử dụng xe bình thường, tôi khuyên các bạn không nên tự lắp thêm đồ trang trí cho xe làm gì cả. Các hãng xe hơi đã phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu USD cho các studio thiết kế hàng đầu để có được sản phẩm tối ưu nhất. Nếu việc làm đẹp cho xe dễ dàng như vậy tại sao họ không làm ngay từ đầu.
Các phụ kiện mới lắp thêm vào ban đầu trông có thể lạ mắt nhưng không thể có vẻ đẹp "lâu dài" như thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất. Những cửa hàng, đại lý bán phụ kiện xe hơi chỉ chăm chăm tư vấn sao cho khách chịu mua hàng chứ họ làm sao có con mắt thẩm mỹ như những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
 |
Các vết bẩn còn lại sau khi bóc decal. Ảnh: Facebook |
Ngoài ra, việc lắp thêm đồ chơi, đồ trang trí cũng làm giảm giá trị của xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu dán decal rẻ tiền thì chỉ sau một thời gian lớp decal sẽ bị bong tróc trông rất xấu, chủ xe lại phải mất công bóc ra, vệ sinh lại. Hoặc việc độ lại đèn xe nếu làm không khéo sẽ dẫn đến các nguy cơ về chập điện, cháy nổ mà chắc chắn sẽ không được hãng sản xuất bảo hành.
Nếu tôi mà đi mua xe cũ, tôi sẽ tránh xa các chiếc xe đã qua độ, chế, trang trí nhiều đồ chơi. Những chiếc xe không còn nguyên bản khiến cho tôi có cảm giác thiếu an tâm. Biết đâu chủ xe trước lại là người không biết giữ gìn xe, dùng xe không cẩn thận. Hoặc xe từng bị tai nạn, nên mới phải sơn lại, thay phụ kiện khác thì sao? Chẳng thế mà khi bán xe cũ, các đại lý toàn phải quảng cáo "xe nguyên bản, zin từng con ốc".
Vì vậy, tôi khuyên mọi người, xe nhà sản xuất bán thế nào cứ để nguyên như vậy là tốt nhất, lắp thêm đồ chỉ có tiền mất, tật mang.
Hoàng Nam(Nhân viên văn phòng, Bắc Ninh)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Có nên dán decal trang trí lên ô tô?
Chỉ hết vài chục đến vài trăm nghìn, chủ xe có thể "lột xác" cho chiếc ô tô của mình bằng những tấm decal trang trí bắt mắt. Thế nhưng, dán decal có nhược điểm gì và về lâu dài có hại gì cho xe hay không?
" alt=""/>Tự gắn nhiều đồ trang trí cho ô tô, xe càng thêm xấu
, liên quan đến việc có nên mua ô tô hay không khi gia đình anh đang ở nông thôn, rất nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến, chia sẻ những lời khuyên chân tình đối với nhân vật.</p><p><strong>Nên mua xe để mở mang quan hệ</strong></p><p>Trước những băn khoăn, lo ngại khi bị nghĩ là )
Độc giả Đình Bảo cho rằng, hiện ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp bằng máy móc, hạ tầng đường sá lại rất tốt, phù hợp với việc đi ô tô. Nếu gia đình có điều kiện nên mua xe và đừng quá quan tâm đến những ánh mắt nhìn thiếu thiện cảm của những người xung quanh.
“Mua xe do bạn bỏ tiền ra, để phục vụ mình và gia đình chứ có xin của ai đâu mà sợ. Nếu đã là mơ ước, vợ chồng bạn nên mạnh dạn mua và sử dụng, sẽ thấy thú vị hơn đi xe máy nhiều”, độc giả Đình Bảo chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, độc giả Trần Vỹ cho rằng, dù ở nông thôn hay thành phố thì xe chỉ là công cụ phục vụ con người. Ở nông thôn cũng có nhu cầu đi lại, di chuyển, mở mang mối quan hệ.
“Làm nông nghiệp và chế biến nông sản như anh chị rất cần mở rộng mạng lưới thu mua, sản xuất, thậm chí đi gặp các đối tác. Thời đại hiện nay có phải ở nông thôn là chỉ quanh quẩn sau luỹ tre làng đâu?”, anh Vỹ nói.
 |
Độc giả tranh luận quanh câu chuyện ở nông thôn có nên ‘tậu xế hộp’ |
Dành tiền cho sức khỏe thay vì "nuôi xe"
Với góc nhìn thực tế, độc giả Hoàng Trung bình luận: “Anh chị đã tiết kiệm được 500 triệu, đó là rất đáng quý. Tuy nhiên đây chưa phải là khoản tiền quá lớn khi gia đình có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo,…”
Còn về chuyện mua xe ô tô, độc giả này cho rằng, nhu cầu sử dụng xe của anh Định trong câu chuyện là rất ít, không thường xuyên. Vậy nên cần cân nhắc thật kỹ việc bỏ ra khoản tiền lớn để mua xe vì thực sự anh chị cũng không có quá nhiều tiền.
“Đừng bao giờ có quan niệm, nhà anh có thì nhà tôi cũng bằng mọi cách phải có bởi cuộc sống là của mình, mình cảm thấy nó cần thiết và giúp ích cho mình. Bên cạnh đó, nếu không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của mình thì mua, còn nếu không cần thiết thì không nên mua”, độc giả Hoàng Trung bình luận thêm.
Có quan điểm thẳng thắn hơn, độc giả Thu Huyền cho rằng, ở nông thôn như anh Định thì không nên mua xe.
“Mưa nắng ngoài đồng cả ngày, chứ đi ô tô chắc được mấy phút? Đường ngoài đồng ruộng cũng không tiện để đi ô tô. Cả năm xem gia đình anh chị đi chơi được mấy chuyến, nên thuê xe rủ nhau mà đi vừa vui vừa tiết kiệm, vừa an toàn”, chị Huyền nói.
Độc giả này đưa ra lời khuyên, nên ưu tiên những nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hơn là mua một chiếc xe về “nuôi”.
Chị Thu Huyền phân tích, làm nông nghiệp phụ thuộc mùa màng, thời tiết, lúc được mùa lúc lại trắng tay. Làm nông vất vả nên từ 40-50 tuổi trở ra đa số phát bệnh (do không có điều kiện và thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ), nếu chẳng may bệnh hiểm nghèo tiền núi cũng đội nón ra đi.
“Nếu các bác mới có một chút để mua xe cũ thì đừng mua, hãy tích lũy làm món phòng cơ nhỡ ốm đau hoặc nên mở rộng sản xuất chăn nuôi tiếp, đầu tư cho con cái ăn học đến khi có công ăn việc làm. Lúc đó tuổi già mới an nhàn, đỡ vất vả một đời nông dân”, chị Huyền chân tình chia sẻ.
Trước đó, như VietNamNet đã chia sẻ câu chuyện của anh Nguyễn Văn Định quê Hà Nam đang rất phân vân không biết có nên mua một chiếc ô tô cũ để đi lại hay không. Vợ chồng anh hiện đã tiết kiệm được khoảng 500 triệu, con cái đã lớn và đang học phổ thông, nhà cửa rộng rãi, gia đình đã có đầy đủ nông cụ, máy móc,...
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn có góc nhìn nào đối với trường hợp trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin, bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô – xe máy theo địa chỉ email: [email protected]. Những thông tin phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Ở nông thôn, chỉ làm nông nghiệp có nên sắm “xế hộp”?
Vợ chồng tôi có khoảng 500 triệu, nhà ở nông thôn rộng rãi, con cái đã lớn, máy móc nông cụ đủ cả,… liệu có nên sắm một chiếc ô tô cũ để ra thăm đồng cho đỡ mưa nắng, thi thoảng đi chơi hay không?
" alt=""/>Làm nông vất vả, có 500 triệu đầu tư sức khỏe, đừng nuôi ô tô