Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận định, vấn đề đang ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp. Trước diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách, bao gồm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo hướng quy định chặt chẽ hơn các quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng; sửa đổi, bổ sung Quyết định 630 của Ngân hàng Nhà nước về Kế hoạch áp dụng giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; cho phép tổ chức tín dụng áp dụng phương pháp sinh trắc học đối với các giao dịch chuyển tiền vượt ngưỡng nhất định.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, văn bản khuyến nghị cảnh báo trên toàn ngành về ngăn chặn hành vi gian lận dịch vụ thanh toán, trong đó có yêu cầu thực hiện kiểm tra, đối chiếu, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ, khớp đúng giấy tờ tùy thân của khách hàng mở tài khoản thanh toán. Kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm việc sử dụng tài khoản thanh toán bởi chính chủ đăng ký hoặc người ủy nhiệm hợp pháp.
Bên cạnh đó, định kỳ áp dụng biện pháp kiểm tra, xác minh để đảm bảo chủ tài khoản thanh toán là chủ của số thuê bao di động đã đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking và mobile banking. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp ngăn chặn trường hợp thuê bao cho thuê, cho mượn tài khoản để thanh toán các mặt hàng bất hợp pháp; có văn bản chỉ đạo để định danh và xác thực điện tử trong hoạt động ngân hàng, bao gồm làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân thông qua đối chiếu, xác thực dữ liệu khách hàng với nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư và dữ liệu căn cước công dân (CCCD), triển khai biện pháp rà soát đối chiếu thông tin CCCD với chứng minh nhân dân của khách hàng.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng thông tin, cơ quan đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để thực hiện nhiều nội dung triển khai Đề án 06 của Chính phủ, trong đó có kết nối và khai thác CSDLQG về dân cư, làm sạch dữ liệu khách hàng, thông tin nhận biết khách hàng để góp phần rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo tùy thân để mở tài khoản thanh toán.
Kết quả triển khai cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2023, 27 tổ chức tín dụng đã liên hệ làm việc với C06 của Bộ Công an để làm sạch dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán, 42 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng CCCD gắn chip, 7 tổ chức tín dụng liên hệ với C06 để rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo giấy tờ.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng thành lập nhiều đoàn kiểm tra việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán để các tổ chức tín dụng có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh. Ngân hàng Nhà nước còn tăng cường truyền thông qua các chương trình, hội thảo, hội nghị, phối hợp với cơ quan báo chí để giúp người dân sử dụng dịch vụ thanh toán, tài khoản một cách an toàn, hiệu quả.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ TT&TT để có phương án hỗ trợ các ngân hàng làm sạch dữ liệu, đối khớp thông tin đăng ký tài khoản ngân hàng trực tuyến với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động. Ông Lê Văn Tuyên chia sẻ, việc Bộ TT&TT tăng cường giải pháp xử lý SIM rác hiệu quả đã giúp chủ tài khoản đăng ký SIM di động khớp đúng với tài khoản ngân hàng, góp phần phòng chống tội phạm mạng.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh (áo dài xanh) và các phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (ảnh: website nhà trường) |
Tròng chiều nay (20/5), Ban Thường vụ Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM đã có phiên họp và kết luận: Không nhất trí với đơn xin nghỉ việc này và sẽ làm việc trực tiếp với bà Nguyễn Thị Yến Trinh cùng tập thể chi bộ, Ban giám hiệu Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Như VietNamNet đã đưa tin trước đó, bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) bày tỏ mong muốn xin từ chức vào tháng 9 tới với lý do áp lực trong công việc và sức khỏe. Dù vậy phía nhà trường vẫn mong bà Trinh tiếp tục công tác.
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh là vợ ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Bà Trinh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong vào năm 2014.
Vừa qua, bà Yến Trinh được xác định nằm trong danh sách “cán bộ sở” đi nước ngoài trái quy định. Cụ thể, năm 2018, trước khi được cử đi Đức để tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý và nâng cao chất lượng trường công, bà Nguyễn Thị Yến Trinh từng đi Anh và Nhật Bản.
Trong khi đó, theo Quyết định 12/2018 của UBND TP.HCM về ban hành Quy định quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài: "Nguyên tắc xét duyệt đi nước ngoài: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong năm; Trường hợp đặc biệt quá 2 lần trong năm và thật sự cần thiết cho công việc chuyên môn phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM…".
Thanh tra TP.HCM đã xác minh sự việc, đồng thời kiến nghị Chủ tịch UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân tham mưu và của lãnh đạo Sở GD-ĐT có liên quan đến việc cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018; Rút ra bài học kinh nghiệm trong toàn ngành đối với việc lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài công khai, minh bạch.
Phúc Nguyên
- Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) bày tỏ mong muốn xin từ chức vào tháng 9 tới.
" alt=""/>Không chấp thuận cho Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong từ chứcTám công ty bao gồm Naura, iCommsemi, Shanghai New Vision Microelectronics, Nanjing Aviacomm Semiconductor, Emotibot, Tongfang, Chengdu Analog Circuit Technology và Hestia Power.
Naura, công ty sản xuất các công cụ khắc, lắng đọng và làm sạch, cũng như các thiết bị sản xuất chip khác, bị cáo buộc đã “săn trộm” nhân tài bán dẫn.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh với khách hàng là những tên tuổi sản xuất chip lớn nhất đại lục như SMIC, Yangtze Memory Technologies Corporation và Hua Hong Semiconductor Group.
Trong nhóm công ty bị nêu tên, iCommsemi và New Vision Microelectronics chuyên về thiết kế chip. Emotibot phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo tự động dựa trên các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học sâu.
Cơ quan điều tra cho biết, Hestia Power - công ty chuyên phát triển vật liệu chip trụ sở Thượng Hải, đã nhận được tiền tài trợ từ “Big Fund” - quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc thành lập nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.
Tongfang niêm yết tại Thượng Hải, trước đây được gọi là Tsinghua Tongfang, được thành lập bởi Đại học Thanh Hoa vào năm 1997.
Hiện tại, công ty này do Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc sở hữu, nhà nước kiểm soát và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, năng lượng và môi trường.
Tongfang bị cáo buộc lôi kéo gần 100 nhân viên nghiên cứu và phát triển thông qua một công ty trung gian.
Bắc Kinh đã tăng gấp đôi nỗ lực tự chủ trong ngành công nghiệp chip, khi Washington thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để hạn chế các lô hàng công nghệ bán dẫn tiên tiến xuất hiện tại đại lục.
Tháng trước, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ra mắt một quỹ đầu tư bán dẫn với số vốn đăng ký là 8,5 tỷ NDT (1,2 tỷ USD), theo cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Trung Quốc Qichacha.
Sự kiện này diễn ra 3 tháng sau khi Trung Quốc thành lập quỹ đầu tư chip lớn nhất từ trước đến nay (đã bước sang giai đoạn ba), với số vốn đăng ký là 344 tỷ NDT.
(Theo SCMP)