Thông tin này khiến nhiều phụ huynh ở Hà Nội lo lắng khi trẻ mắc Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhất là trong thời điểm “nước rút” này.
Chị Nguyễn Thu Hương - phụ huynh có con học lớp 9 (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Sắp tới con tôi sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Con có nguyện vọng xét tuyển vào Trường THPT Yên Hòa - ngôi trường có tỷ lệ chọi cao. Vì thế, thời gian này, gia đình dốc sức đồng hành cùng con ôn luyện.
Hai ngày nay, trước thông tin về dịch bệnh Covid-19, tôi thật sự lo lắng. Chỉ còn thời gian ngắn nữa là thi học kỳ, thi tuyển sinh lớp 10, nếu không may con bị Covid-19, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kỳ thi cũng như kiểm tra đánh giá”.
Chị Hà Thu Trang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con đang học lớp 12, không giấu cảm xúc lo lắng khi lớp con chị đã có mấy học sinh mắc Covid-19, phải nghỉ học.
“Tôi như ngồi trên đống lửa vì nguy cơ con bị lây từ bạn rất lớn bởi học sinh mắc bệnh ngồi cách con 1 bàn.
Đây là thời gian vàng trong ôn luyện chuẩn bị kiểm tra, đánh giá cũng như chuẩn bị kiến thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học.
Ngoài việc nhà trường trang bị thêm nước sát khuẩn, tôi cũng nhắc nhở con thường xuyên đeo khẩu trang. Ngoài ra, tôi dặn con hạn chế trao đổi, nói chuyện, tiếp xúc với bạn để tránh nguy cơ”, phụ huynh này nói.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Những học sinh của trường mắc Covid-19 đa số là học sinh khối 12.
Có những lớp 15/35 học sinh phải nghỉ học vì ốm, sốt. Hiện tại, con số này đã giảm, lớp 12A2 chỉ còn 9 học sinh mắc Covid-19.
Với những học sinh mắc Covid -19, nhà trường đã thống nhất với phụ huynh cho các em nghỉ ở nhà đến khi test âm tính mới quay lại trường".
Trường học này cũng bố trí giáo viên hỗ trợ dạy bù khi các học sinh quay lại trường, đặc biệt với các em học sinh khối 12 đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.
Đại diện trường cho biết thêm, nhà trường đã thông báo cho cha mẹ học sinh biết tình hình và nhắc nhở con thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay khử khuẩn.
Trường cũng tiến hành mua thêm khẩu trang, nước rửa tay và bộ test nhanh Covid-19. Ngoài ra, giáo viên cũng tăng cường giáo dục học sinh kỹ về phòng chống dịch.
Liên quan đến ca mắc Covid-19 đang gia tăng khiến không ít phụ huynh lo lắng, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện tại thành phố không có chủ trương dạy học trực tuyến. Sở GD-ĐT Hà Nội ghi nhận, tại một số trường học trong những ngày gần đây, số lượng học sinh nghỉ học do sốt, cảm cúm nhiều hơn so với thời điểm cuối tháng 3. Trong đó, có học sinh mắc Covid-19 nhưng chiếm số lượng ít, hiện việc dạy học tại các trường vẫn diễn ra bình thường. |
Theo Daily Mail, Abi Haywood, ở Wales (Anh) cho hay, cô bán các video để trả học phí đại học và phí sinh hoạt.
Thông thường cô thu từ 20-30 bảng cho một video. Mức 100 bảng sẽ được áp dụng với những video được thực hiện theo yêu cầu cụ thể, ví dụ có cả chân hoặc được quay ở nơi công cộng.
Nữ sinh viên chuyên ngành nghệ thuật này cho biết, rất nhiều người bị cuốn hút bởi những cú hắt xì nơi công cộng.
Abi kể: “Tôi từng nhận được đề nghị lạ của một người đàn ông. Theo đó, anh ta muốn tôi hắt xì và đi vào toilet của nhà tắm công cộng vì nó riêng tư, có tiếng vang và mọi người không để ý”.
Abi cho biết, có thể hắt xì 11 lần trong vòng 5 phút.
Lê Nguyễn
" alt=""/>Nữ sinh kiếm tiền triệu chỉ sau một lần hắt xìPGS.TS Phạm Quốc Sử, nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và hiện đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phân tích một nguyên nhân từ đề thi và đáp án môn Lịch sử dẫn tới kết quả điểm thi thấp.
Trong câu chuyện với VietNamNet, PGS chia sẻ những suy nghĩ của mình về điều đáng quan tâm hơn: làm sao để học sinh hứng thú học môn học vốn dĩ tự thân không thiếu sự hấp dẫn này: “Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về giảng dạy lịch sử cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn Lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.”
![]() |
PGS.TS Phạm Quốc Sử |