Tuy nhiên, cập nhật dịch bệnh diễn biến phức tạp nên 23h45 phút tối ngày 8/3, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT cho biết: Căn cứ kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp tối cùng ngày, tỉnh Nghệ An đã quyết định cho toàn bộ học sinh THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Riêng học sinh THPT vẫn đi học bình thường. Các bậc học còn lại vẫn nghỉ học theo kế hoạch đã ban hành trước đó.
Ngân Anh
- Nhiều địa phương thay đổi lịch, tiếp tục cho học sinh nghỉ tránh dịch virus corona.
" alt=""/>Nghệ An cho học sinh THCS tiếp tục nghỉ học trong tuần này tránh dịch covidĐể chủ động ứng phó với bão số 3 (bão Yagi), chiều 6/9, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ban hành công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và sở y tế các địa phương tại khu vực miền Bắc, miền Trung; đề nghị khẩn trương sẵn sàng phương án tổng thể với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão.
Đối với các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động (các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương). Đội cấp cứu lưu động trực 24/24, sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động.
Sở y tế các địa phương bố trí lãnh đạo sở trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp.
Cùng đó, các sở cần công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huycho các đơn vị và bảo đảm liên lạc thông suốt 24/24h. Điều này nhằm kịp thời điều hành các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia ứng cứu khi được điều động.
Từng bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của bão cần chủ động sơ tán người bệnhvà các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở và phương tiện hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập lụt.
Bệnh viện cần chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão. Cùng đó, các cơ sở cần chuẩn bị phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn hoặc có máy dự phòng cơ động để thay thế.
Yêu cầu chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt cũng được đưa ra.
"Chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiếntại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt", Bộ Y tế đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, huy động toàn bộ nhân lực bệnh viện tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện...
Dự báo bão số 3 Yagi mới nhất cho thấy đến 13h chiều nay (6/9), vị trí tâm siêu bão số 3 Yagi trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Để tăng cường tiêm vắc xin cho học sinh, Sở Y tế yêu cầu các trạm y tế phối hợp với nhà trường rà soát lịch sử tiêm chủng của tất cả học sinh và sàng lọc trẻ đủ điều kiện tiêm. Với những học sinh có bệnh lý nền, trạm y tế tư vấn phụ huynh đưa con đến bệnh viện tiêm. Ngành y tế đã phối hợp với ngành giáo dục, yêu cầu phụ huynh nộp đầy đủ sổ tiêm chủng của trẻ. Cán bộ y tế tại trạm y tế và trường học kiểm tra trên hệ thống tiêm chủng để xác định các bé đã tiêm đủ mũi hay chưa.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính đến hết ngày 14/9, toàn thành phố có 84 điểm tiêm, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi. Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao và nhân viên y tế cũng đã được đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Kiểm soát môi trường lớp học
Theo Phó giáo sư Lê Thị Anh Thư - nguyên trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), tiêm ngừa là biện pháp nhanh chóng ngăn ngừa dịch sởi trong cộng đồng cũng như trường học.
Ngoài ra, các bệnh viện điều trị bệnh nhân sởi và cơ sở giáo dục cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn ngừa dịch bệnh. Sởi lây qua đường không khí giống Covid-19 nên các biện pháp phòng ngừa bao gồm cách ly học sinh mắc bệnh, khử khuẩn làm sạch môi trường bằng các dung dịch vệ sinh sát khuẩn.
Nhà trường tổ chức vệ sinh trường lớp thường xuyên. Lớp học phải lau sàn, bàn ghế, nắm đấm cửa, vật dụng đồ chơi, khu vệ sinh chung. Phòng học, phòng ngủ tăng thông khí, đầy ánh sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào. Phụ huynh và thầy cô cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi vui chơi, đi vệ sinh và trước khi ăn, thay quần áo sạch hằng ngày.
Trường hợp trẻ nhiễm sởi, gia đình thông báo ngay cho nhà trường, trạm y tế phường, xã, thị trấn để phối hợp xử lý.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia truyền nhiễm, tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thể phòng 98% nguy cơ lây bệnh. Tại Việt Nam, vắc xin sởi được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi phối hợp 3 trong 1 gồm sởi - quai bị - rubella.
Trước đó, ngày 6/9, Ủy ban nhân dân TPHCM đã ban hành văn bản gửi Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn TPHCM năm 2024.
Theo đó, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm và hạn chế dịch bệnh xảy ra trong các cơ sở giáo dục, tại công văn số 2903 của Sở Y tế TPHCM vào 4/2023 hướng dẫn triển khai một số nội dung về kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học. Trong đó tập trung công tác truyền thông phòng bệnh trong trường học về đặc điểm, các dấu hiệu nhận biết của các bệnh truyền nhiễm. Các cơ sở giáo dục thực hiện 3 sạch “ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch”, đảm bảo các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. |