
Phụ huynh phản ánh học sinh bị nhà trường bắt buộc phải mua sim điện thoại của Viettel mới được thi môn Anh văn, nếu không sẽ bị 0 điểm. Còn nhà trường thì cho rằng đó chỉ là tuyên truyền chứ không bắt buộc.Theo phản ánh của một số phụ huynh có con học lớp 12 Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), vào ngày 27/11, các em học sinh lớp 12 bị nhà trường bắt buộc phải mua sim điện thoại của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với giá 35.000 nghìn đồng mới được thi kiểm tra 15 phút môn Anh văn. Nếu không mua sim các em sẽ bị 0 điểm môn học này.

|
Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) |
Phụ huynh cho biết họ rất hoan nghênh việc thay đổi trong giáo dục, nhưng việc ép học sinh mua sim mới được thi là điều bất hợp lý. Phụ huynh còn cho rằng học sinh đã phản ánh không đồng ý mua sim nhưng vẫn bị phía nhà trường phớt lờ.
Còn học sinh thì nói phải mua sim mới kiểm tra 15 phút môn Anh văn vì phải thực hành trên máy. Điểm kiểm tra này sẽ được cộng trực tiếp vào cột kiểm tra 15 phút.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Hoàng Minh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị - xác nhận học sinh khối 12 của trường có mua sim của Viettel với giá 35.000 nghìn đồng. Tuy nhiên, theo thầy Minh, việc làm này là tuyên truyền chứ không bắt buộc mua.
“Đây là ký kết của Bộ GD-ĐT với Viettel. Theo đó, Viettel sẽ tài trợ trang thiết bị cho trường là cáp quang và phần mềm SMAS (sổ điểm điện tử). Ngược lại phía trường sẽ dùng phần mềm SMAS để tính điểm cho học sinh và thực hiện các báo cáo về Sở GD-ĐT. Trong phần mềm này có tích hợp phần thi trực tuyến môn Anh văn là Study. Trong phần mềm thi trực tuyến này có nhiều trải nghiệm cho học sinh” – ông Minh cho biết.
Cũng theo thầy Minh, trước khi thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường đã họp hội đồng và được các thầy cô đã thống nhất thực hiện khối ở 12.
“Trường chỉ tuyên truyền chứ không bắt buộc. Khi mua sim thì hàng tháng các em sẽ nhận được khuyến mãi là 30.000 nghìn tiền gọi nội mạng, hỗ trợ truy cập internet trong 3 tháng đầu. Khi thực hiện cũng có vướng mắc là học sinh nói không có điện thoại. Lúc đó, tôi đã liên hệ với Viettel để mua điện thoại giá rẻ cho các em, và Viettel đồng ý bán điện thoại cho học sinh với giá 100.000 nghìn đồng/chiếc, giảm 50%. Tuy nhiên, chỉ có 1 học sinh đăng ký mua điện thoại. Các em còn lại thì phụ huynh đã mua máy, điều này thể hiện phụ huynh đã đồng ý cho con mình mua sim” – ông Minh giải thích.
Ông Minh nói thêm rằng chương trình này Sở GD-ĐT đã thực hiện từ năm 2015 ở các quận, huyện. Sở khuyến khích các trường cho học sinh đăng ký học. Tại Trường THPT Phan Văn Trị có 317 học sinh mua sim trên tổng số 356 em.
“Nếu nhà trường ép buộc thì tất cả 356 em học sinh của khối 12 đã mua. Trường hợp ép học sinh mua sim, nếu không mua cho 0 điểm, là sai. Việc này trường làm đúng nên học sinh mới không phản ánh. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm nên nhà trường cố gắng không để sai sót. Trường làm, học sinh lớp 12 thấy thích thì tự động các em nói với nhau, lúc đó trường mới vận động được khối 10 và 11 mua sim”.
“Kì thi vừa qua diễn ra an toàn, không có trục trặc về mạng. Học sinh tham gia kì thi này nếu đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được điểm cộng vào cột kiểm tra trên lớp. Còn dưới 5 điểm thì không lấy” - ông Minh nói và cũng cho biết nhà trường đang hướng đến thực hiện ở khối 11 vì một số lớp đang học theo đề án ngoại ngữ mới, phải thi trực tuyến.
Ông Minh khẳng định khi thực hiện chương trình này nhà trường không nhận bất cứ quà cáp nào từ phía Viettel.
Đặng Thanh
" alt=""/>Không mua sim điện thoại học sinh bị 0 điểm bài kiểm tra?

Kết quả nghiên cứu, 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong 12 tháng qua. Các sự cố tấn công mạng đã khiến 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay kẻ xấu.
 |
59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bị tấn công mạng trong 12 tháng qua. (Nguồn: Cisco) |
Thực trạng này đang khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ lo ngại hơn về rủi ro an ninh mạng. Theo báo cáo của Cisco, 71% doanh nghiệp nói rằng họ bất an hơn về an ninh mạng so với năm ngoái và 67% doanh nghiệp cảm thấy bị đe dọa bởi các nguy cơ an ninh mạng. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang thực hiện nhiều biện pháp chiến lược như tiến hành các chiến dịch mô phỏng nhằm cải thiện thế trận an ninh mạng.
Cisco cho biết, các cuộc tấn công mạng bằng mã độc và phần mềm độc hại là hình thức phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 89% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Những sự cố này đang ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh. 30% doanh nghiệp bị tấn công mạng cho biết họ tổn thất khoảng 500.000 USD hoặc nhiều hơn, trong đó 4% doanh nghiệp cho hay tổn thất có thể lên tới hơn 1 triệu USD.
39% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam từng bị tấn công mạng nhấn mạnh rằng các giải pháp an ninh mạng không đủ mạnh để phát hiện hoặc ngăn chặn cuộc tấn công là nguyên nhân hàng đầu gây ra những sự cố này. Trong khi đó, 32% cho rằng việc không có các giải pháp an ninh mạng là nguyên nhân chính.
 |
Khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp bất an hơn về an ninh mạng. (Nguồn: Cisco) |
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam lý giải, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đẩy nhanh tốc độ số hóa trong 18 tháng qua. Quá trình này thúc đẩy các doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt đối với việc đầu tư vào các giải pháp và khả năng giúp doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình trên mặt trận an ninh mạng.
Trước thách thức về an ninh mạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lên kế hoạch tiếp cận để hiểu và cải thiện thế trận an ninh mạng thông qua một số sáng kiến chiến lược. Nghiên cứu của Cisco chỉ ra rằng 88% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hoàn thành việc lên kịch bản và/hoặc mô phỏng cho các sự cố an ninh mạng tiềm năng trong 12 tháng qua, phần lớn có kế hoạch ứng phó và phục hồi.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhận thức được những mối đe dọa lớn nhất của họ đến từ đâu. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng lừa đảo được xem là nguy cơ hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Các mối đe dọa khác đối với an ninh bảo mật tổng thể bao gồm máy tính xách tay không an toàn, các cuộc tấn công có chủ đích bằng tác nhân độc hại và sử dụng thiết bị cá nhân.
Thông tin khả quan là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đầu tư ngày càng mạnh vào an ninh mạng. 87% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã gia tăng đầu tư vào an ninh mạng từ khi đại dịch bắt đầu, với 39% doanh nghiệp tăng đầu tư hơn 5%.
Các khoản đầu tư được phân bổ đều khắp nhiều lĩnh vực như giải pháp an ninh mạng, tuân thủ hoặc giám sát, nguồn nhân lực, đào tạo và bảo hiểm chứng tỏ sự thấu hiểu về sự cần thiết của phương pháp tiếp cận tích hợp và đa chiều trong việc xây dựng thế trận không gian mạng vững chắc.
Để cải thiện tình trạng an ninh mạng trong bối cảnh luôn thay đổi, các chuyên gia Cisco cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần thường xuyên thảo luận với lãnh đạo cấp cao, cổ đông để lên phương án tiếp cận những giải pháp an ninh mạng đơn giản, có khả năng tích hợp.
Đồng thời, doanh nghiệp phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng thông qua việc thực hiện mô phỏng các mối nguy cơ ở môi trường thực, đào tạo nhân viên một cách bài bản và làm việc với đối tác công nghệ phù hợp.
Duy Vũ

Tấn công mạng vào Việt Nam giảm, nhưng mức độ ngày càng tinh vi
Theo lãnh đạo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), số lượng các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam đã giảm trong nửa đầu năm 2021 nhưng mức độ tinh vi và thiệt hại lớn hơn nhiều.
" alt=""/>Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bị đánh cắp thông tin khách hàng