Một nhóm các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 11.000 người mắc bệnh tiểu đường. Trong thời gian nghiên cứu, 3.921 người đã chết, so với con số dự kiến là 2.135.
Những thống kê này ghi nhận nguy cơ tử vong sớm ở những người mắc bệnh tiểu đường cao hơn 84% so với dân số nói chung. Nếu tách riêng, bệnh nhân nữ có nguy cơ chết sớm cao hơn 96%, so với 74% ở bệnh nhân nam.
Theo Express, điều này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên vì quan điểm quen thuộc cho rằng bệnh tiểu đường loại 2 có ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới nhiều hơn so với phụ nữ.
Bác sĩ Adrian Heald, Bệnh viện Hoàng gia Salford (Anh), thông tin: “Đánh giá của chúng tôi cho thấy bệnh tiểu đường loại 2 có ảnh hưởng lớn hơn đến tuổi thọ của phụ nữ, người hút thuốc và những người được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn”.
"Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể sống ít hơn 5 năm so với những phụ nữ khác. Ngoài ra, một người được chẩn đoán bệnh khi còn trẻ có thể mất 8 năm tuổi thọ”.
Nâng cao nhận thức của bệnh nhân tiểu đường về nguy cơ tử vong sớm có thể thúc đẩy họ thay đổi lối sống.
Cách phòng chống bệnh tiểu đường loại 2
Theo Trường Y tế Công cộng Harvard, trọng lượng dư thừa là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2. Thừa cân làm tăng gấp 7 lần nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, người béo phì có nguy cơ gấp 20-40 lần so với người có cân nặng bình thường.
Với nhóm người trên, giảm từ 7 đến 10% trọng lượng hiện tại có thể giảm một nửa khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ đạt được hiệu quả tối ưu chống lại bệnh tật.
Bạn không cần phải tập thể dục gắng sức quá mức. Chỉ cần nửa giờ đi bộ nhanh mỗi ngày sẽ giảm được 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi đó, bạn sẽ cải thiện khả năng sử dụng insulin và hấp thụ glucose, giảm áp lực cho các tế bào sản xuất insulin.
Trong đó, về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,73 triệu m2 sàn nhà ở.
Đồng thời, triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.
Về nhà ở riêng lẻ, TP Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng.
Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641,3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững" (ngày 17/2), đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mặc dù Thủ tướng chỉ đạo rất mạnh mẽ, có đề án 1 triệu căn hộ, tuy nhiên, khả năng phân bố khu vực nhà ở xã hội chủ yếu là 20% trong các khu nhà ở, khu đô thị mới đã hình thành, còn các khu mới phải đấu thầu, đấu giá thì cần thời gian.
Hiện nay đang thiếu các cơ chế chính sách cho phân khúc nhà ở trung cấp. TP Hà Nội sẽ tiến hành đấu thầu 5 khu nhà ở tập trung nhưng cơ chế chính sách về việc này chưa có. Vì vậy, ông kiến nghị cần có một nghị định linh hoạt của Chính phủ để xử lý vấn đề này.
Sau lần đó, thỉnh thoảng vài tuần nữ bệnh nhân lại thấy tình trạng lặp lại. Gần đây, lượng máu ra nhiều hơn, đau đớn, khó chịu khi đi tiểu, chị mới đi khám, đinh ninh rằng bị bệnh phụ khoa thông thường, chỉ cần uống thuốc là khỏi.
Thăm khám lâm sàng, bằng cảm giác tay và mắt, bác sĩ Ngân phát hiện cổ tử cung của bệnh nhân tổn thương sùi loét, thâm nhiễm nhiều nơi, xâm nhập vào lớp đáy cổ tử cung. Đặc biệt, vùng tổn thương cứng chắc, không mềm mại như bình thường.
“Sau khi hội chẩn lãnh đạo khoa, chúng tôi thông báo cho bệnh nhân có bất thường cổ tử cung, cần phải khám chuyên sâu, thậm chí bấm sinh thiết giải phẫu. Dường như cô gái trẻ không tin, cho rằng tuổi trẻ như vậy không thể có ‘vấn đề’, bác sĩ Ngân chia sẻ với VietNamNetngày 30/10.
Chỉ đến khi kết quả sinh thiết khẳng định phù hợp với chẩn đoán ban đầu là ung thư cổ tử cunggiai đoạn muộn, cô gái bàng hoàng, ngã quỵ vì tiên lượng điều trị không tích cực. Khả năng mang thai, sinh con của cô dường như rất khó khăn.
“Bệnh nhân chưa lập gia đình, có đời sống tình dục phong phú với nhiều ‘đối tác’, lần đầu quan hệ tình dục khi mới 16 tuổi nhưng chưa từng đi khám phụ khoa định kỳ. Lần đầu tiên đi khám không ngờ lại phát hiện bệnh nguy hiểm”, bác sĩ Ngân chia sẻ.
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết ung thư cổ tử cung có hiện tượng trẻ hóa. Trước đó, một phụ nữ mới 28 tuổi, cũng đi khám với lý do ra máu sau quan hệ như trường hợp trên đây, phát hiện ung thư giai đoạn 2B, phải phẫu thuật. Dù quay lại cuộc sống bình thường nhưng cô mất khả năng làm mẹ.
“Bệnh nhân mới 25 tuổi nhưng có 9 năm quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, đây chính là nguồn lây virus gây u nhú ở người (HPV) - thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung”, bác sĩ Ngân cho hay. Đây là bệnh lý khiến 2.400 phụ nữ Việt tử vong mỗi năm. Theo số liệu từ Globocan, năm 2020 có thêm 4.200 phụ nữ nước ta mắc bệnh này.
Khoảng 80% trường hợp có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30. Tuy nhiên, đại đa số trường hợp HPV có thể tự thoái triển, đào thải ra khỏi cơ thể sau khoảng 1-2 năm, khoảng 10-20% trường hợp nhiễm HVP sẽ kéo dài nhiều năm và làm biến đổi tế bào ở cổ tử cung.
Ngoài virus HPV, sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình, nhiễm trùng, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng… cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
Ra máu và tiết dịch âm đạo bất thường (như các trường hợp trên đây), đau và chảy máu khi quan hệ tình dục được coi là các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.
Mới đây, bác sĩ Ngân khám cho một phụ nữ 47 tuổi (ở Hà Đông, Hà Nội) tiền sử u xơ tử cung đến khám vì rong kinh, bác sĩ hướng đến chẩn đoán u xơ tử cung có biến chứng. Thăm khám kỹ, bác sĩ phát hiện cổ tử cung bệnh nhân chắc cứng, phì đại, lẫn lộn ra máu. Kết quả sinh thiết nhiều vị trí cho chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Ngân khuyến cáo từ tuổi 21 trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh này. Do đó, sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35-44 tuổi, giúp phát hiện tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi biến đổi thành tế bào ung thư. Tần suất thực hiện tầm soát tùy thuộc loại xét nghiệm, thường là 3 năm/lần.
Khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần cũng là việc nên làm. Thực tế, không ít người trẻ đến khám với bác sĩ Ngân phát hiện bệnh nguy hiểm ngay lần đầu đi khám phụ khoa.
“Với ung thư cổ tử cung, nếu đợi đến khi quan hệ có dấu hiệu đau, ra máu… thì đã ở giai đoạn muộn. Nhiều trường hợp chỉ khám phụ khoa đã phát hiện bất thường, nhiễm virus HPV kèm tổn thương cổ tử cung mức độ cao, sát ung thư. Nếu không phát hiện sớm những tổn thương này, chỉ 2-3 năm sau sẽ tiến triển thành ung thư”, bác sĩ Ngân phân tích.