- Nhà trường, gia đình và người dânbàng hoàng khi hay tin nam sinh lớp 9 sát hại bạn nữ cùng lớp để cướp xe đạpđiện.Ngày 5/5, Cơ quan cảnh sát điều traCA TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bịcan với N.H.L, học sinh lớp 9 để điều tra hành vi giết người và cướp tài sản.
Cảnh sát cáobuộc, H.L. nợ tiền bạn học cùng lớp N.T.H. Tối 3/5, Long gọi điện thoại bảo H.đến nhà thì sẽ trả nợ. Khi H. đi xe đạp điện tới, H.L. bảo chở mình đi lấy tiền.Tới gần một sân bóng ở phường Phong Khê, H.L rút dao đâm chết H., kéo xác giấuvào bụi cây ở bờ ao rồi cướp xe đạp điện.
Ngày 4/5, H.L. đãđến cơ quan công an đầu thú, khai do vay tiền của một người và bị thúc ép trả nợnên nảy sinh ý định giết bạn lấy xe đạp điện bán.

|
Hiện trường vụ án. (Ảnh: Đăng Duy). |
Nhà hai học sinhđều ở khu Dương Ổ, phường Phong Khê, cách nơi xảy ra vụ án chỉhơn 500m.
Chiều 6/5, chúngtôi tìm về nhà nam sinh H.L.. Ngôi nhà tầng rộng rãi cửa đóng then cài, lạnhlẽo.
Ông Biểu, tổ trưởng khu dân cư B2 cho biết, gia đình H.L sản xuất giấy ăn, có điều kiện về kinh tế. H.L là con thứ hai trong gia đình có 2 chị em.
Ông Biểu khá bất ngờ vì trong giao tiếp, H.L có tính tình vui vẻ, gặp ai cũng chào hỏi lễ phép và "không thấy đua đòi gì".
Cách đó không xa,tại gia đình của nữ sinh xấu số, người mẹ đau đớn khóc ngất bên di ảnh con gái.Ông Nguyễn Văn Đồi, bố của H. thất thần bên thềm nhà.
Gốc nhà nông, naychuyển sang nghề làm giấy và có điều kiện kinh tế hơn nhưng ông Đồi cho biết giađình luôn giáo dục con cái về sự giản dị.
Hàng ngày cứ hết giờ học. H. về giúp bố mẹ việc nhà rồi mới đi học bài. Chiều3/5, H. xin bố mẹ cho ra ngoài. Đợiđến 20h con chưa về, gọi điện không được nên sốt ruột nhờ mọi người bên nội bênngoại đi tìm.
Chong đèn đến2 rưỡi sáng hôm sau, ông ngoại H. nhận được cuộc điện thoại của người bạn đồng niên nhà ở gầnhiện trường, gọi gia đình ra xác nhận chiếc xe đạp và cháu gái xấu số.
Con ngoan, họclực trung bình
Bà Nguyễn Thị Ngà, mẹ của H.L cho biết con bà ở nhà rất ngoan. Nửa thángnay, thấy con có biểu hiện lạ, bà đã tịch thu điện thoại đồng thời thường xuyênđưa đón con đến trường.
Tìm đến TrườngTHCS Phong Khê, cô giáo Nguyễn Thị Hoãn, chủ nhiệm lớp 9B của H.L và nạn nhâncho biết: Cả hai học sinh đều học lười, trên lớp không tập trung nhiều vào bàihọc và có học lực trung bình. Về nề nếp, H.L không phải là trò cá biệt, chỉthi thoảng mất trật tự hoặc có đôi khi nghỉ học không phép nên hạnh kiểm cuốinăm các lớp đều là khá hoặc tốt.
 |
Ngôi nhà của nam sinh giết bạn mấy ngày qua luôn cửa đóng then cài. (Ảnh: Đăng Duy). |
H.L và nạn nhân,theo cô Hoãn là hai trong số 9-10 người bạn cùng nhóm trong lớp 9B vẫn thườnghay gặp nhau, trò chuyện, đi chơi. Theo nắm bắt của cô Hoãn trước khi sự việcxảy ra cả hai không có biểu hiện mâu thuẫn hay xích mích gì.
Còn theo NguyễnTrọng Hưng, lớp trưởng lớp 9B: H.L và bạn nữ xấu số đều khá hòa đồng với bạn bètrong lớp.
Suốt mấy ngày qua,lớp 9B đều trong tâm trạng buồn bã. Sáng 6/5 sau khi đưa H. ra đồng, cô Hoãn đãtập hợp tất cả các thành viên của lớp để trao đổi và động viên các em cốgắng học, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.
Trăn trở
"Bao nhiêu năm sống ở đây, sự việc vừa qua khiến chúng tôi bàng hoàng, sửng sốt vì chưa baogiờ có vụ án nghiêm trọng đến thế" - hiệu trưởng Phạm Trọng Tú chia sẻ.
Nhà giáo này cho biết thêm: "Hai phường Dương Ổ và Phong Khê giờ đang phát triển rất nhanh, nhà nhà đều sản xuất kinh doanh,tập trung nhất và sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh. Kinh tế khá lên nhưng sự quantâm đến con cái của phụ huynh cũng phần nào giảm đi. Ảnh hưởng của game onlinevà những trò chơi bạo lực trên Internet thực sự đáng lo".
Nhận một phầntrách nhiệm về phía nhà trường và hi vọng cải cách giáo dục tới đây sẽ dànhnhiều hơn thời gian để dạy kĩ năng sống cho học sinh, ông Tú cũng nhấn mạnh tới giáo dục gia đình để chung tay với nhà trường hơn nữa.
Trao đổi trênTruyền hình Công an nhân dân, Đại tá Nguyễn Văn Huệ, Trưởng phòng Cảnh sát hìnhsự, CA tỉnh Bắc Ninh cho rằng: Nếu gia đình nếu quan tâm, trao đổi giúp đỡ cháuhơn nữa thì những việc như cháu mất xe đạp và trao đổi với bố mẹ để bố mẹ có thểmua xe đạp trả bạn chắc cháu sẽ không đến nghĩ đến hành động cướp giết lấy xeđạp như vậy.
" alt=""/>Nam sinh lớp 9 giấu xác bạn ở bờ ao
 mới được đặt ra với lãnh đạo Bộ GD-ĐT tại chương trình tập huấn một số vấn đề về chương trình và SGK vừa diễn ra ở TPHCM.</strong></p><p><strong>)
Ông Nguyễn Hoàng Việt, hiệu trưởng Trường THPT Minh Đức, quận Tân Phú lo lắng đến tính bền vững của SGK, nhất là thời gian qua chúng ta đã qua một số lần thay đổi, mỗi lần thấy bàn làm sách mới toàn nghe tiền tỉ mà xót cả ruột.
 |
Ông Nguyễn Hoàng Việt cho rằng SGK viết khó hiểu là một trong những nguyên nhân buộc nhiều học sinh phải “cậy” thầy cô bằng việc học thêm. |
Theo ông Việt, thời gian sử dụng SGK phải được từ 10 - 15 năm, mang tính bền vững. SGK phải mang tính tự học, HS cầm sách có thể tự tìm hiểu. Bản thân ông dạy Toán, nhiều vấn đề trong sách thầy xem còn thấy khó truyền đạt cho học trò thì làm sao các em có thể tự học để phát triển tư duy.
“SGK không thể tự học được, đọc không hiểu đã tạo ra tình thế “không thầy đố mày làm nên”, nhiều HS buộc phải đi học thêm. Sách phải chú trọng đến tính thực tế nhiều hơn, đừng quá hàn lâm”, ông Việt nó.
Đại diện Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai bày tỏ, Bộ đã có SGK chuẩn để dạy học, bây giờ lại chuẩn bị thay đổi. Nên đội ngũ giáo viên (GV) rất quan tâm sách mới sẽ đổi mới ở mức độ nào so với khung chương trình chúng ta đang có. Liệu có cho phép thầy cô tham khảo SGK để sử dụng các tài liệu, các loại sách khác để đưa vào chương trình khi dạy học trò không? Rồi SGK đổi mới đảm bảo việc thi cử cho các em như thế nào?
Ông Phạm Văn Nghĩa, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Q.9 cho hay, thời gian gần đây TPHCM đang rất tích cực đưa tích hợp vào các bài dạy, các môn học. Vậy sắp tới chúng ta có tích hợp luôn trong SGK không hay lại "mạnh ai nấy làm"?
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chỉnh phủ về đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông, từ năm học 2018 – 2019 sẽ bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học, THCS và THPT.
Thầy giỏi không cần sách giáo khoa?
Trước những thắc mắc của quản lý, GV về SGK mới, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay sắp tới quản lý các trường trung học sẽ phải điều hành đội ngũ GV trong bối cảnh nhiều bộ SGK và đa dạng hóa tài liệu dạy học. Nhà trường có thể quy định chọn một bộ SGK bắt buộc để dạy HS nhưng giáo viên, HS có thể chọn SGK, tài liệu khác nhau trong việc dạy học.
“Thậm chí một thầy giáo giỏi không cần SGK, người thầy có thể tự biên soạn bài dạy miễn là đảm bảo mục tiêu giáo dục và chuẩn chương trình đã đề ra. Việc thi cử, đánh giá sẽ bám theo chuẩn chương trình nên không phải lo chúng tôi học sách này mà ông lại thi sách kia”, ông Thống cho hay.
PGS Đỗ Ngọc Thống nói rằng, với tốc độ phát triển xã hội đòi hỏi chúng ta không thể duy trì chương trình của một bộ sách quá lâu. Chỉ do nước mình nghèo nên mỗi lần thay đổi lại gặp nhiều vấn đề. Về tính thống nhất, hệ thống khái niệm, tính liên tục, làm sao để HS tự học là điều chúng ta cần khắc phục khi xây dựng SGK.
Sách SGK sắp tới sẽ có một số môn học tích hợp cùng với việc tích hợp một số nội dung theo chủ đề. Và việc tích hợp này có chương trình cụ thể nên không có chuyện ai muốn làm thế nào thì làm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay, lâu nay chúng ta chỉ có một bộ SGK, cứ dạy học theo SGK mà có khi GV, hiệu trưởng và cả giám đốc Sở cũng không biết đến chương trình. Nhưng sắp tới có thể có nhiều bộ SGK, còn kiểm tra, đánh giá dựa theo chương trình với các mục tiêu, yêu cầu cần đạt nên người dạy phải nắm được chương trình.
"SGK sẽ chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chương trình, còn GV phải đạt được mục tiêu là nắm được quá trình hình thành năng lực của học trò, giúp HS vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề hiệu quả", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Hoài Nam- Dân Trí
" alt=""/>Thầy giỏi không cần sách giáo khoa?