Về lý thuyết, kết quả cuối cùng cho nông nghiệp sẽ là năng suất cây trồng được cải thiện và sản phẩm chất lượng cao hơn. Nhưng thực sự để biến lời hứa thành hiện thực khó có thể xảy ra nhanh chóng hay dễ dàng thực hiện.
Trong khi các nhà mạng di động lớn như Verizon , AT&T và T-Mobile của Mỹ đang chạy đua để triển khai 5G thì đến nay họ chỉ tập trung vào các khu vực đô thị vì ở đó tập trung nhiều khách hàng tiềm năng. Sẽ mất nhiều năm trước khi mạng 5G của họ có mặt rộng rãi ở các vùng nông thôn, có nghĩa là hầu hết nông dân sẽ phải chờ đợi.
Nhận định về tác động của 5G đến ngành nông nghiệp, Bill Morelli, một nhà phân tích của IHS Markit nói: “5G có thể sẽ không có tác động rõ rệt đến việc canh tác nông nghiệp trong 3 đến 5 năm nữa”.
Hiện nay, nhiều nông dân đã cài đặt các cảm biến trong các lĩnh vực của họ được kết nối bằng mạng 4G với tốc độ lên tới 100 Mbps. Tuy nhiên, so với tốc độ 5G dự kiến sẽ đạt 10 Gbps là điều được mong đợi. Sự khác biệt về tốc độ cho phép kết nối nhanh hơn giữa các thiết bị với nhau bên cạnh đó mạng 5G cũng cho phép nhiều thiết bị hơn kết nối với một trạm gốc di động.
Trong khi đó, Simon Forrest, nhà phân tích tại Futuresource cho biết: “Các cảm biến đã được sử dụng trong canh tác nông nghiệp để đo lường và báo cáo các điều kiện môi trường như lượng mưa, hàm lượng nước, chất dinh dưỡng trong đất và nhiệt độ mặt đất”.
Nâng cấp lên 5G có thể tăng tác động của công nghệ bằng cách cải thiện tốc độ kết nối và cho phép các thiết bị giao tiếp hiệu quả hơn. Ví dụ, nó sẽ cho phép nông dân cài đặt nhiều cảm biến hơn để theo dõi nhiều điểm dữ liệu hơn và giúp họ điều hành hoạt động hiệu quả hơn.
Theo thống kê từ ABI Research thì hiện tại Mỹ có 2,1 triệu công nhân nông nghiệp với mỗi trang trại trung bình sử dụng khoảng 45 lao động. Những con số này sẽ giảm theo thời gian khi nông dân ứng dụng nhiều công nghệ vào sản xuất.
Leo Gergs nhận định: “5G sẽ thay đổi bản chất của công việc trong canh tác và nông nghiệp. Đến năm 2035, số lượng việc làm nông nghiệp dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,78 triệu đồng thời các trang trại sẽ sử dụng trung bình chỉ 27 lao động”.
Tuy nhiên theo quan điểm của Bill Morelli thì không chắc chắn rằng nhiều công nghệ hơn, bao gồm 5G sẽ thực sự ảnh hưởng đến tổng thể số lượng công việc trong trang trại. Ông thừa nhận rằng các vai trò khác nhau sẽ đòi hỏi nhu cầu cao hơn như khả năng phân tích dữ liệu và quản lý trang trại, nhưng điều đó không nhất thiết phải giảm đi số lượng người lao động.
Bill Morelli nhận định: “Nhìn chung, nông nghiệp thông minh cho phép nông dân được tiếp cận nhiều thông tin hơn và thu được hiệu quả cao hơn, chứ không phải là loại bỏ công ăn việc làm. Có khả năng sẽ có một sự chuyển đổi xảy ra như với bất kỳ cuộc chuyển đổi công nghệ nào khác”.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ước tính rằng hành tinh này sẽ cần thêm 70% lương thực vào năm 2050 so với năm 2009 do dân số toàn cầu tăng. Những tiến bộ trong nông nghiệp sẽ là một đóng góp lớn.
“Công nghệ phải được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Kết nối là điều cần thiết và do đó ứng dụng 5G trong nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi”, Simon Forrest nói.
Phan Văn Hòa (theo Fortune)
Với tình hình đại dịch do Covid-19 gây ra trong thời gian qua, Trung Quốc đã đưa các robot thông minh tích hợp công nghệ 5G vào sử dụng nhằm hỗ trợ các chuyên gia y tế tại Thượng Hải trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
" alt=""/>Công nghệ 5G sẽ cách mạng hóa ngành nông nghiệp như thế nào?"Trong 24 giờ đầu tiên, chúng tôi đã xóa 1,5 triệu video về cuộc tấn công trên toàn cầu, trong đó hơn 1,2 triệu đã bị chặn khi tải lên...", Facebook cho biết trong một dòng tweet vào thứ 7 vừa qua.
Công ty cho biết họ cũng đang gỡ bỏ tất cả các phiên bản chỉnh sửa của video dù không thể hiện nội dung bạo lực vì sự tôn trọng đối với những người đã thiệt mạng cũng như mối lo ngại của nhà chức trách New Zealand.
Số người chết trong vụ xả súng ở nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand đã tăng lên 50 vào Chủ nhật. Các tay súng đã tấn công 2 nhà thờ Hồi giáo vào thứ Sáu đã phát trực tiếp các cuộc tấn công trên Facebook. Dù đã xóa đi 1,5 triệu video, chưa thể khẳng định ấn phẩm cấm kị đó đã biến mất khỏi internet.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết bà muốn thảo luận về việc live-stream với Facebook.
Theo GenK
" alt=""/>Chỉ trong 24 giờ, Facebook đã xóa 1,5 triệu video về vụ tấn công nhà thờ Hồi giáo ở New ZealandCông nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, trong đó có y tế. Việc kết hợp công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã trở thành mô hình được nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới ứng dụng.
Lấn sân vào lĩnh vực y tế, Apple tiên phong ra đời dịch vụ theo dõi sức khỏe HeathKit, “biến” điện thoại trở thành thiết bị giám sát sức khỏe, lưu trữ các thông tin, chỉ số quan trọng như huyết áp, đường huyết… Nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng đã tham gia vào thị trường giàu tiềm năng này như Google, Samsung, Microsoft…
![]() |
Phần mềm quản lý bệnh viện Viettel hữu ích cho các bệnh viện |
Theo GE, dưới ảnh hưởng của công nghệ số, năm 2019, khu vực ASEAN chứng kiến sự phát triển của các giải pháp cải tiến chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, giảm gánh nặng chi tiêu cho điều trị. Có thể kể đến giải pháp khám chữa bệnh từ xa telehealth ở Indonesia; việc sử dụng AI để dự đoán nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Malaysia, hay các sáng tạo tích hợp khám chữa bệnh trực tuyến và ngoại tuyến và các ứng dụng mới nổi tại Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại đã được triển khai ở nước ta với đa dạng các giải pháp cho cả bệnh viện lẫn người bệnh từ phần mềm quản lý bệnh nhân online, ứng dụng đặt lịch hẹn khám trực tiếp với bác sỹ, ứng dụng theo dõi sức khỏe tự động, giải pháp y tế từ xa, giải pháp trí tuệ nhân tạo, giải pháp thực tế - ảo, thẻ khám bệnh thông minh…
Hệ sinh thái y tế giúp người dân theo dõi sức khỏe trọn đời
Các tập đoàn công nghệ - viễn thông tại Việt Nam đã và đang tích cực đầu tư vào y tế. Tiên phong trong lĩnh vực này, Viettel đã sớm triển khai chương trình hợp tác chăm sóc sức khỏe toàn diện qua điện thoại, áp dụng Blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe. Những công nghệ 4.0 về xử lý hình ảnh, AI (trí tuệ nhân tạo)… được nhà mạng áp dụng để đưa ra giải pháp chẩn đoán qua hình ảnh hỗ trợ người bệnh và các bác sỹ 24/7…
Hướng đến một nền y tế thông minh, tập đoàn nãy đã xây dựng và phát triển đồng bộ cả một hệ sinh thái CNTT ngành y tế. Hệ sinh thái này bao gồm gần 20 hệ thống giúp người dân được theo dõi và quản lý sức khỏe trọn đời, chủ động phòng chống bệnh tật; điều trị và nâng cao sức khỏe của mình.
Lấy người dân, cán bộ y tế làm trung tâm, các giải pháp được Viettel xây dựng đồng bộ từ các cấp quản lý thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế. Cán bộ, y bác sĩ ngành y tế sẽ được tiếp cận những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian trong việc đưa ra chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Để thuận lợi cho công tác quản lý tại bệnh viện, hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc được triển khai trên toàn quốc, giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng các mặt hàng thuốc tới tay của người dân, góp phần hạn chế tình trạng bán thuốc không hóa đơn, không theo đơn, kiểm soát giá thuốc.
![]() |
Cán bộ, y bác sĩ ngành y tế sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh |
Nhiều giải pháp công nghệ hữu ích, được đánh giá cao như: Hệ thống quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, hệ thống quản lý bệnh không lây nhiễm, hệ thống quản lý y tế xã phường, hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân... Riêng về hệ thống quản lý tiêm chủng của Viettel, sau 3 năm hệ thống này đã kết nối hơn 14.000 cơ sở tiêm chủng, quản lý hơn 22 triệu đối tượng trên toàn quốc, giúp ngành y tế tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng mỗi năm chi phí nhân công rà soát và chi phí in ấn sổ giấy, giấy mời tiêm.
Được biết, tong tương lai, Viettel sẽ xây dựng một hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh, ứng dụng các công nghệ hiện đại khác như: Blockchain, IoT, BigData để kết nối ngành y với cộng đồng hiệu quả, giúp các y bác sĩ có điều kiện làm việc với hệ thống thông minh, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, người dân cũng được hưởng lợi khi có trợ lý riêng về sức khỏe.
Ngành y đã đặt mục tiêu “Ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế”, và thực tế, sự đóng góp công nghệ của các tập đoàn công nghệ, viễn thông đang đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện nền y tế thông minh ở Việt Nam.
Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19, Viettel đã hỗ trợ cho Bộ Y tế trong việc xây dựng app “Sức khỏe Việt Nam” chỉ trong 6 ngày, vận hành đường dây nóng 19009095 của Bộ Y tế, triển khai 23 điểm cầu kết nối đến các bệnh viện phục vụ công tác phòng chống bệnh và hỗ trợ 700 điểm cầu tuyến xã/huyện, tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Các bác sĩ tại các địa phương kịp thời cập nhật tình hình, chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Nâng chất lượng y tế với hệ sinh thái công nghệ thông tin