“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
![]() |
Lễ phát động giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021. |
Theo quy chế giải thưởng đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành ngày 7/6, “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 có 5 hạng mục gồm: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng.
Ở giai đoạn sơ khảo, các tiểu ban của Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức chấm điểm hồ sơ đạt tiêu chí qua vòng sơ tuyển, lựa chọn 12 hồ sơ có số điểm cao nhất của mỗi hạng mục giải thưởng.
Các đơn vị tham gia có hồ sơ thuộc nhóm 12 hồ sơ đạt số điểm cao nhất của mỗi hạng mục sẽ thuyết trình, bảo vệ trước các tiểu ban của Hội đồng tương ứng (theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để các tiểu ban đánh giá, lựa chọn top 10 hồ sơ theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp của mỗi hạng mục.
Tại vòng Chung khảo, căn cứ vào danh sách đề cử của các tiểu ban, Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức các phiên họp để đánh giá, lựa chọn top 10 và các giải Vàng, Bạc, Đồng cho 4 hạng mục Giải thưởng và top 10 sản phẩm số tiềm năng.
![]() |
Việt Nam phải làm chủ công nghệ, từ đó tiến ra thế giới
Phát biểu tại lễ phát động Giải thưởng - Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định, phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam chính là con đường để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ công nghệ và sản phẩm, đi cùng nhịp với các cường quốc trên thế giới để đưa Việt Nam sớm tự lập, tự cường. Đây là “chìa khóa” để Việt Nam vươn lên chiếm thứ bậc cao trên chuỗi giá trị, bắt kịp các nước phát triển.
Video clip Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu phát động Giải thưởng:
Việt Nam có rất nhiều bài toán trong quá trình phát triển, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phát huy lợi thế am hiểu thị trường nội địa, nhu cầu khách hàng, am hiểu văn hóa bản địa, sẵn sàng phục vụ khi có nhu cầu và chủ động sáng tạo, thiết kế, thay đổi các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp theo nhu cầu khách hàng.
“Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải có niềm tin rằng mình có tiềm năng giải quyết tối ưu nhất các bài toán Việt Nam, qua đó chiếm lĩnh được thị trường chuyển đổi số trong nước.”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại lễ phát động giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021. |
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng cần tích cực khai thác, ứng dụng hiệu quả các công nghệ số mới nhằm làm chủ các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN lần thứ 4 để giải quyết bài toán Việt Nam. Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới nổi như AI, IoT, đi từ ứng dụng đến làm chủ công nghệ lõi và tiến tới đóng góp công nghệ cho thế giới.
Để Việt Nam làm chủ công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng các công nghệ mở, bao gồm cả mã nguồn và kiến trúc mở, dữ liệu mở. Với công nghệ mở, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trở thành quốc gia làm chủ về mặt công nghệ, không chỉ dựa trên trí tuệ của nhân loại mà còn đóng góp cho tri thức thế giới.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ số mới, Bộ TT&TT đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2021.
![]() |
Theo ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giải thưởng Công nghệ số Make in Vietnam đã đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải thưởng này cũng sẽ góp phần tạo nền tảng cho công nghệ số và kinh tế số. |
Sản phẩm công nghệ Việt lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Việt Nam
Đây là năm thứ 2 giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam được tổ chức nhằm triển khai Chỉ thị số 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Giải thưởng nhằm tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiêu biểu thực hiện tốt chiến lược Make in Vietnam, đồng thời hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ số.
Qua năm đầu triển khai, giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam đã có sự lan tỏa tốt, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
![]() |
Thứ trưởng Phan Tâm và ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam thực hiện nghi lễ ấn nút phát động Giải thưởng Công nghệ số Make in Vietnam 2021. |
Nhiều sản phẩm đạt giải đã trực tiếp giúp các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, người dân thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã chung tay cùng đất nước phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phần lớn các sản phẩm đạt Giải thưởng năm 2020 đã được nhiều khách hàng biết đến, được đánh giá cao và có cơ hội hợp tác đầu tư mới. Đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm có thêm niềm hứng khởi để sáng tạo nhiều hơn.
Giải pháp tự động hóa quy trình doanh nghiệp Akabot của FPT có tốc độ tăng trưởng tới 300%/năm. Doanh thu và lượng khách hàng tăng gấp đôi. Hệ sinh thái giáo dục thông minh VNPT Edu trở thành từ khóa top 1 về học trực tuyến, top 2 về trending với hơn 8,5 triêu lượt tải ứng dụng.
Trợ lý bác sĩ DrAid của VinBrain đã được triển khai tại nhiều bệnh viện của các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Sản phẩm này cũng đã hỗ trợ rất hiệu quả cho tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trong việc phòng chống Covid-19.
Sàn TMĐT Vỏ sò đã tích cực hỗ trợ cho hơn 3.000 hộ nông dân đưa sản phẩm lên sàn, tăng 586% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ riêng tháng 6/2021, đã có hơn 2.000 tấn vải thiều được tiêu thụ trên sàn Vỏ sò của Viettel Post.
Trọng Đạt
Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.
" alt=""/>Phát động giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021Việc dự án MerryLand Quy Nhơn trở thành nơi đăng cai vòng chung kết Miss World Vietnam 2023 hứa hẹn thu hút thêm hàng ngàn du khách đến đây, giúp MerryLand Quy Nhơn vươn tầm thành điểm đến của các sự kiện hấp dẫn bậc nhất cả nước. Tại đây quy tụ hàng loạt công trình biểu tượng được đầu tư bài bản, trở thành điểm check-in mới lạ ở miền Trung.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa, hình ảnh thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, văn minh, thân thiện; góp phần hiện thực hóa kỳ vọng đưa Quy Nhơn trở thành điểm đến hàng đầu châu Á vào năm 2030.
Đại diện Hưng Thinh Land chia sẻ: “Hai lần liên tiếp được chọn là địa điểm diễn ra vòng chung kết Miss World Vietnam là minh chứng khẳng định vị thế, năng lực của MerryLand Quy Nhơn trong hành trình trở thành điểm đến mới đa trải nghiệm về lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí, ẩm thực, đầu tư, phát triển kinh doanh…; là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật tầm cỡ quốc gia và thế giới. Điều này khẳng định nỗ lực của Hưng Thịnh Land trong đồng hành cùng các chương trình văn hóa giải trí đặc sắc; tích cực đưa các sự kiện quy mô lớn về Quy Nhơn - Bình Định, góp phần nâng tầm du lịch địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”.
“Thành phố không ngủ” MerryLand Quy Nhơn
Những năm gần đây, du lịch Quy Nhơn - Bình Định đã bứt phá mạnh mẽ, được xếp vào nhóm tăng trưởng mạnh của ngành du lịch Việt Nam nhờ thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa giàu bản sắc, hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là lợi thế về tài nguyên biển, bán đảo… Du lịch, thương mại phát triển kéo theo thị trường bất động sản nơi đây sôi động hơn. Quy Nhơn vào mắt xanh của nhiều nhà phát triển dự án lớn.
Với khát vọng xây dựng một thành phố bán đảo du lịch - thương mại - giải trí đẳng cấp quốc tế, Hưng Thịnh Land dành nhiều tâm huyết kiến tạo dự án MerryLand Quy Nhơn. Dự án được quy hoạch thành nhiều phân khu cùng chuỗi tiện ích chuẩn quốc tế, hướng đến phát triển hệ trải nghiệm đa tầng 24/7. Theo đại diện chủ đầu tư, khi hoàn thiện, MerryLand Quy Nhơn sẽ trở thành điểm đến hàng đầu khu vực, sẵn sàng đón 37.000 lượt khách/ngày đêm đến lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan mua sắm…
Ngay trung tâm dự án, phân khu Canal District sở hữu hệ tiện ích - dịch vụ đa sắc, hứa hẹn tạo nên một “vương quốc không ngủ”, nơi kinh doanh, trải nghiệm “trên bến dưới thuyền” độc đáo. Các dãy phố được quy hoạch bên 5 kênh đào với chiều dài 3500m, liền kề quảng trường nhạc nước có tổng diện tích lớn nhất Việt Nam.
Giữa vùng trời biển, thung lũng và núi đồi hội tụ, MerryLand Quy Nhơn được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm đến quốc tế hàng đầu khu vực. Thành phố bán đảo được quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành với sự đồng hành của những tên tuổi lừng danh thế giới. Trong danh sách các đối tác quốc tế là những tên tuổi hàng đầu như Laservision, Marriott International, Greg Norman, Steelman Partners... Tất cả sẽ tạo một điểm đến hấp dẫn, mới lạ với những trải nghiệm xứng tầm kỳ quan ngay bên bờ biển miền Trung.
Hiện dự án đang giới thiệu ra thị trường 2 dòng sản phẩm: Bizhouse - hứa hẹn là kênh đầu tư sinh lời 24/7 phù hợp cho nghỉ dưỡng, kinh doanh, đầu tư cho thuê; dòng Townhouse đa năng, giàu kết nối, vừa có thể lưu trú vừa giàu giá trị khai thác thương mại. Ngoài ra, theo thông tin từ chủ đầu tư, vào cuối tháng 6 dự án MerryLand Quy Nhơn chuẩn bị ra mắt dòng sản phẩm bất động sản căn hộ du lịch với giá “mềm”.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Sức hút của MerryLand Quy NhơnCụ thể, Trường ĐH Duy Tân có chỉ số trích dẫn đạt 100 (xếp thứ 1 thế giới), Trường ĐH Tôn Đức Thắng có chỉ số trích dẫn đạt 99,3 (xếp thứ 18 thế giới), cao hơn cả các trường đại học hàng đầu như ĐH Harvard, ĐH California,…
ĐH Quốc gia Hà Nội – cơ sở giáo dục từng 2 lần lọt nhóm 801 – 1.000 thế giới, năm nay xếp trong nhóm 1.001 – 1.200.
Ngoài ra, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 1.201+.
2 đại học trẻ của Việt Nam lọt top 1.000 thế giới
Lần xếp hạng này của THE có hơn 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây cũng là bảng xếp hạng đại học quy mô và đa dạng nhất cho đến nay.
Xét về tổng thể, đây là năm thứ 6 liên tiếp ĐH Oxford đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Viện Công nghệ California, ĐH Harvard (cùng xếp thứ 2); ĐH Stanford (xếp thứ 3) và sau đó là ĐH Cambridge.
Lần đầu tiên, Trung Quốc có hai đại diện lọt vào top 20, gồm ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa, cùng đứng vị trí thứ 16.
Mỹ là quốc gia có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng này nhất với 183 trường và cũng là nước có nhiều đại diện trong top 200 nhất, với 57 trường, mặc dù tỷ lệ các trường đại học trong nhóm ưu tú này đang giảm.
6 quốc gia mới có đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay gồm: Azerbaijan, Ecuador, Ethiopia, Fiji, Palestine và Tanzania.
Top 10 đại học thế giới.
Cũng theo bảng xếp hạng THE 2022, ĐH Harvard đứng đầu lĩnh vực giảng dạy, trong khi ĐH Oxford đứng đầu về nghiên cứu; ĐH Khoa học và Công nghệ Macau đứng đầu về triển vọng quốc tế.
Các tiêu chí Xếp hạng đại học thế giới 2022 vẫn được duy trì như kỳ xếp hạng 2021, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm:
1. Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%
2. Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%
3. Các trích dẫn khoa học (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%
4. Triển vọng quốc tế (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%
5. Thu nhập ngành (chuyển giao kiến thức) với trọng số 2,5%
Thúy Nga
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa lọt top 1.000 cơ sở giáo dục đại học xuất sắc nhất thế giới với vị trí 959, theo bảng xếp hạng Webometrics do Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố.
" alt=""/>2 đại học Việt Nam lọt top 1.000 đại học tốt nhất thế giới năm 2022