Nghệ sĩ Quang Thắng than rằng anh rất khổ sở trong thời gian gần đây bởi một người tự xưng là nhân viên ngân hàng đòi nợ anh với số tiền lớn.
Nghệ sĩ Quang Thắng than rằng anh rất khổ sở trong thời gian gần đây bởi một người tự xưng là nhân viên ngân hàng đòi nợ anh với số tiền lớn.
Theo Reuters, vương miện Thánh Edward đã được sử dụng kể từ lễ đăng quang của Vua Charles II vào năm 1661, khi chế độ quân chủ được khôi phục ở Anh sau nền cộng hòa 10 năm của Oliver Cromwell.
Vương miện này đã thay thế một phiên bản thời trung cổ, được cho là có từ thời Edward “Người tuyên xưng Đức tin” trị vì vào thế kỷ 11. Phiên bản vương miện cổ đã bị nấu chảy vào năm 1649.
Vương miện Thánh Edward được chế tạo từ một khung bằng vàng nguyên khối đính hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz và đá tourmaline, với phần mũ nhung và viền lông chồn giống phiên bản thời trung cổ.
Vật phẩm lịch sử này thường được trưng bày tại Tháp London, nhưng hiện sẽ được di dời khỏi đây để chỉnh sửa cho lễ đăng quang của Vua Charles III vào tháng 5 năm sau.
Theo truyền thống, Vua Charles III sẽ được trao vương miện Thánh Edward trong buổi lễ long trọng được tổ chức tại Tu viện Westminster của London vào ngày 6/5/2023, giống như người mẹ quá cố của ông - Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953. Ông cũng sẽ đội Vương miện Đế chế trong lễ đăng quang này.
Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do ĐH Bách khoa Hà Nội quy định.
Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của ĐH.
Với phương châm “Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học là trung tâm”, ĐH Bách khoa Hà Nội cam kết trở thành một môi trường làm việc quốc tế hoá, nơi hội tụ và phát triển tài năng, thu hút sinh viên ưu tú, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc; một trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực, tác động quan trọng vào phát triển kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ hoà bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục ĐH về xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Sinh ra trong gia đình ít niềm vui nên tính tôi trầm lặng, về nhà chồng càng ít nói hơn. Chỉ có khi ở riêng với chồng tôi mới cảm thấy thoải mái tự do, còn không, tôi luôn sợ va chạm với bố mẹ chồng, sợ họ đã không thích tôi sẽ càng thấy khó chịu.
Bố mẹ chồng đối với tôi cũng bình thường. Thật ra thì với việc kinh doanh và làm chủ một cửa hàng, họ khá bận, thời gian ở nhà không nhiều. Những lúc chúng tôi gặp nhau cũng thường chỉ vào buổi tối. Chồng tôi nói bố anh ấy nghiêm khắc, ít lời còn mẹ anh chỉ hay nói chuyện với người bà thấy hợp gu.
Thâm tâm tôi luôn nghĩ, vốn người ta đã không thích mình, không tỏ ra khó chịu hay soi mói mình đã là may mắn rồi, còn mong gì người ta thương yêu. Chỉ cần họ không quá khắc nghiệt hay tệ bạc với tôi, chỉ cần thế thôi là đủ.
Một dạo con gái tôi bị ốm nên tôi xin nghỉ phép mấy ngày ở nhà chăm con. Đêm nào con cũng quấy khóc nên tôi mất ngủ, sáng thường dậy rất muộn. Vào một buổi sáng, lúc tôi đang từ trên tầng xuống bậc cầu thang định xuống nhà thì nghe tiếng bà hàng xóm đang trò chuyện với mẹ chồng dưới nhà.
Giọng bà oang oang: "Khiếp, con dâu cô ngủ giờ này chưa dậy cơ à. Con dâu tôi nó dậy từ mờ sáng, đi chợ, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà rồi mới đi làm".
Mẹ chồng tôi không nói gì nhưng bố chồng tôi lên tiếng: "Chị biết nó ngủ giờ này chưa dậy, nhưng chị có biết nó thức cả đêm không? Con dâu tôi có như thế nào cũng không đến lượt chị ý kiến. Chị cứ dạy con dâu chị cho ngoan là được rồi".
Bố chồng tôi nói xong liền đi, mẹ chồng tôi liền chữa ngượng cho hàng xóm: "Tính ông nhà tôi thế, chị biết rồi, đừng để ý nhé. Bình thường, con dâu tôi cũng dậy sớm, mấy nay cháu Bống nó ốm nên mẹ nó đêm có được ngủ đâu. Vả lại nhà cũng có việc gì làm mà dậy sớm. Bữa sáng thì ai ăn gì tự túc thôi chị, không cầu kỳ".
Khi nghe những lời ấy từ bố mẹ chồng, quả thật tôi rất xúc động. Tôi nhớ khi tôi còn ở với bố mẹ đẻ, bố thì rượu say về là chửi vợ con không ra gì, mẹ tôi thì suốt ngày so sánh tôi với con nhà khác, hễ nghe ai chê bai tôi điều gì là bà còn mắng thậm tệ hơn.
Còn bố mẹ chồng, vừa thấy người ngoài động chạm đến con dâu đã lên tiếng bênh vực một cách thẳng thắn. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi biết rằng bố mẹ chồng tôi rất tốt, và dù họ không thể hiện ra ngoài thì thật tâm họ vẫn thương tôi, coi tôi là con cái trong nhà.
Hôm ấy, sau khi bà hàng xóm đã về, tôi xuống nhà phụ mẹ chồng nấu cơm. Tôi thành thật bảo rằng "con thật sự vẫn còn rất nhiều thiếu sót, có gì không hay không phải mong mẹ bày dạy cho con", nhưng mẹ chồng tôi chỉ cười: "Hồi mẹ mới đi làm dâu cũng vụng dại lắm, dần dần sống lâu sẽ hiểu được nếp nhà thôi con ạ, đừng lo lắng quá. Con đã về đây là thành người nhà này rồi, cứ sống sao con thấy thoải mái là được".
Quả thật tôi chưa từng hình dung rằng mẹ chồng sẽ nói với tôi những lời như thế. Bà không giống những bà mẹ chồng mà tôi biết, suốt ngày chỉ chăm chăm soi mói để bắt lỗi con dâu, chỉ cần con dâu thất thố điều gì ngay lập tức cả phố cả làng đều biết. Bố mẹ chồng càng tử tế, tôi càng phải để ý từ lời ăn tiếng nói đến cách sống của mình hơn. Tôi thật sự không muốn làm họ phải phiền lòng.
Sau đợt ấy, tôi chủ động gần gũi với mẹ chồng hơn, cũng siêng năng hỏi han bố chồng hơn, nhờ đó tôi mới biết vì sao tôi có được một người chồng tốt như vậy. Là bởi vì anh đã được sinh ra, được nuôi dạy bởi bố mẹ tuyệt vời, lúc cần cương sẽ cương, lúc cần nhu rất nhu, luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu.
Người ta vẫn nói, phụ nữ lấy được chồng tốt thì ấm tấm thân, nhưng có được bố mẹ chồng tốt thì ấm từ chân đến đầu.
Theo Dân trí
" alt=""/>Tôi luôn nghĩ bố mẹ chồng ghét tôi, cho đến khi vô tình nghe được điều này