Đáp lại câu hỏi đó, thành viên Cross Hogen trả lời như sau: “Không. Các vị tổng thống không có thời gian để học thuộc những bài phát biểu của mình. Những bài phát biểu này thậm chí còn được chỉnh sửa và “đánh bóng” cho đến phút cuối. Tổng thống Obama cũng giống như các MC truyền hình khác trong thời hiện đại, đều sử dụng một chiếc máy có tên gọi “teleprompter” (máy phóng đại chữ) khi phát biểu.
Một hoặc một vài chiếc Telepromter thường được đặt ở trước tầm mắt, để người phát biểu không cần phải nhìn xuống và có thể nhìn vào mắt khán giả hoặc nhìn vào camera một cách tự nhiên hơn. Tôi chỉ thấy Tổng thống phát biểu một điều gì đó bằng trí nhớ nếu bài phát biểu đó ngắn hoặc ở dạng không nghi thức. Trong trường hợp đó, Tổng thống thường sẽ phát biểu một số ý cơ bản hoặc một số cụm từ do các nhân viên của mình đề xuất. Nhưng đây chỉ là suy đoán của tôi”.
Theo Wiki, telepromter là một thiết bị chuyên “nhắc lời” cho diễn giả với phần màn hình hiện nội dung của bài phát biểu hoặc kịch bản. Ra đời năm 1950, TelePromter do ba nhà sáng chế Fred Barton Jr., Hubert Schalfly và Irving Berlin Kahn phát minh. Barton, một diễn viên, chính là người đã nghĩ ra ý tưởng về một chiếc máy phóng đại chữ để giúp các diễn viên diễn trước ống kính mà không phải học thuộc khối lượng kịch bản quá lớn. Khi mới ra đời, đây là một thiết bị cơ khí đơn giản do một kỹ sư vận hành và được đặt gần camera.
![]() |
Các vị trí tiếp theo là các tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, vận tải hàng không, sản xuất, sửa chữa và kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô... như: Công ty cổ phần Phát triển đô thị Nam Hà Nội, Tập đoàn Thép Nguyễn Minh, Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam; Công ty cổ phần Tập đoàn Pan, Công ty cổ phần Hàng không VietJet; Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long…
Để ghi danh vào Bảng xếp hạng FAST500, các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, sáng tạo và linh biến trong kinh doanh, tận dụng các cơ hội tăng trưởng, qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
![]() |
Cũng theo FPT, trong năm 2016, FPT Software đạt doanh thu đạt 230 triệu USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ. Vào ngày 13/12/2016, FPT Software đã công bố “cán mốc” 10.000 nhân viên, tương đương quy mô nhân sự Top 15 công ty phần mềm của Ấn Độ và chiếm khoảng 10% tổng nhân lực trong lĩnh vực phần mềm của Việt Nam. Với dấu mốc này, FPT Software đang tiến gần hơn tới danh sách TOP các công ty có quy mô nhân lực lớn trong khu vực châu Á và mục tiêu đạt 30.000 người và 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.
Sau 17 năm thành lập, FPT Software đang là công ty phần mềm lớn nhất của Việt Nam và đứng trong Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ Outsourcing toàn cầu do International Association of Outsourcing Professionals (IAOP) đánh giá. Đến nay, FPT Software đã có 23 văn phòng tại 14 quốc gia trên toàn cầu. Vào cuối tháng 10/2016, tại Nhật Bản, FPT đã cán mốc doanh thu 100 triệu USD (tương đương hơn 2.200 tỷ đồng), trở thành công ty dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản, đồng thời tiệm cận TOP 50 công ty cung cấp dịch vụ CNTT lớn nhất tại Nhật gồm các công ty tên tuổi như Fujitsoft, DTS, Systena...
" alt=""/>FPT Software là công ty tăng trưởng nhanh nhất Việt NamPhó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong bị nhốt trong nhà tù nổi tiếng giam cầm các tỷ phú, một kẻ giết người hàng loạt và một tử tù. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông không còn là ông chủ.
Theo Bloomberg, “thái tử Lee” không có điện thoại, máy tính và về cơ bản bị giam trong phòng cả ngày, trừ những lúc gặp luật sư trong phòng riêng. Kwon Young June, Giáo sư nghiên cứu chính phủ của Đại học Kyung Hee cho biết ông có thể nhờ luật sư để liên hệ với các lãnh đạo khác tại Samsung và tham gia vào quá trình ra quyết định của tập đoàn. Theo ông Kwon, “đây là văn hóa lạc hậu tồn tại ở một nước như Hàn Quốc. Các giám đốc vẫn duy trì quyền lực của mình ngay cả khi bị bắt vì họ cũng đồng thời sở hữu công ty đang điều hành”.
Lịch sử đang đứng về phía ông Lee. Chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Seung Youn và Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae Won tiếp tục chỉ đạo việc kinh doanh sau khi bị kết án và bỏ tù. Không chỉ vẫn giữ được chức vụ, họ còn chủ động trong các công việc liên quan đến công ty.
Trường hợp của ông Lee, cả Samsung và ông Lee đều bác bỏ mọi lời luận tội. Dù vậy, tình trạng của ông hiện tại cho thấy mức độ nghiêm trọng của quá trình điều tra đến thời điểm này.
Doanh nhân tỷ phú mặc đồng phục nhà tù màu xanh, chỉ được phép ra ngoài tập thể dục 1 giờ mỗi ngày và không được vào mạng, theo nguồn tin của Bloomberg. Phòng giam của ông có một chiếc tivi nhưng do LG sản xuất và chỉ phát các chương trình được nhà tù cho phép.
Ông Lee đang bị tạm giam để thẩm vấn trong bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống bị luận tội Park Geun Hye. Phó Chủ tịch Samsung bị tố cáo hối lộ, khai man và các tội danh khác. Động cơ của hối lộ là giành lấy sự ủng hộ từ chính phủ cho vụ sáp nhập hai công ty con trong Samsung. Một công tố viên đặc biệt đã được chỉ định để điều tra bê bối của ông Lee đến hết tháng 2/2017. Nếu ông Lee phạm tất cả các tội, ông đối mặt với án tù hơn 10 năm.
Samsung cho biết ông Lee không điều hành tập đoàn từ trung tâm tạm giam. “Còn quá sớm để suy đoán về quản trị doanh nghiệp. Hiện tại, ưu tiên hàng đầu là chuẩn bị các biện pháp pháp lý để sự thực được phơi bày trong quá trình tố tụng tương lai. Samsung Electronics sở hữu bộ máy quản trị mạnh mẽ, dẫn đầu bởi 3 CEO đang phụ trách hoạt động kinh doanh”, Samsung viết trong email.
Ông Lee đang ở tại Trung tâm tạm giam Seoul, đặt bên ngoài thành phố công nghiệp Anyang, phía nam Seoul. “Bạn tù” bao gồm cựu Giám đốc nhân sự Kim Ki Choon của ông Park, kẻ giết người hàng loạt Yoo Young Chul.
Park Lae Goon, một nhà hoạt động từng bị giam gần 4 tháng trong tù, kể lại cảm giác cô đơn, trầm cảm và đáng thương tại đây. Rõ ràng, nó không phải nơi mà các doanh nhân giàu có cảm thấy thoải mái.
Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng “cầm lái” của ông Lee với tập đoàn. Theo Park Nam Gyoo, người giảng dạy quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Lee vẫn có thể quản lý các vấn đề nhỏ lẻ nhưng không thể dẫn đầu loại hình chuyển đổi mà Samsung cần để loại bỏ đối thủ.
" alt=""/>Cuộc sống trong tù của “thái tử Lee” khổ sở đến mức nào?