Nhưng cựu nhân viên NSA và hacker trên MacOS, Patrick Wardle đã dành ra cả năm ngoái để khám phá một vấn đề rắc rối: Nếu một malware có thể tiếp cận và click vào nút "cho phép" giống như con người thì điều gì sẽ xảy ra?
Tại hội nghị hacker DefCon vào Chủ nhật vừa qua ở Las Vegas, Wardle dự định trình diễn một loạt các cuộc tấn công tự động nhắm các phiên bản MacOS được phát hành từ 2017 cho đến nay. Các cuộc tấn công này có thể tạo ra các cú click chuột giả nhằm giúp malware vượt qua lời nhắc cho phép trên thiết bị.
Kết quả của điều này là malware đó, khi lọt được vào trong máy tính, có thể vượt qua các lớp bảo mật để truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm như vị trí người dùng, ăn trộm danh sách liên lạc, hoặc thậm chí chui vào nhân kernel, phần lõi sâu nhất của hệ điều hành, để kiểm soát hoàn toàn máy tính.
"Giao diện người dùng là điểm duy nhất gây ra thất bại." Wardle, hiện là nhà nghiên cứu bảo mật cho Digita Security cho biết. "Nếu bạn có cách để giả mạo tương tác với những cảnh báo này, bạn sẽ có một phương pháp mạnh mẽ và tự nhiên để vượt qua được tất cả các cơ chế bảo mật."
Một điều cần lưu ý rằng, các cuộc tấn công của Wardle không cho biết cách thức để đưa malware này vào máy tính, chúng chỉ cho thấy cách malware này vượt qua các lớp bảo mật trên một máy tính đã bị nhiễm malware. Nhưng Wardle cho rằng, chúng có thể là các công cụ mạnh mẽ để những kẻ tấn công tinh vi âm thầm ăn trộm nhiều thông tin hơn, hoặc giành quyền kiểm soát hoàn toàn máy tính đã bị xâm nhập.
Những cú click chuột vô hình
MacOS có một tính năng cho phép một số chương trình, như AppleScript, tạo ra "các cú click giả" – các click chuột do máy tính, chứ không phải tay người tạo ra – giúp thực thi các công cụ tự động hóa và là công cụ hữu ích cho người khuyết tật. Tuy nhiên, nó được lập trình để chặn click vào nút "cho phép" trên một số lời nhắc nhạy cảm.
Nhưng Wardle đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng MacOS không chặn tính năng này đối với những lời nhắc cho những việc như trích xuất danh sách liên lạc người dùng, truy cập ứng dụng lịch, hay đọc kinh độ và vĩ độ của máy tính, xác định qua mạng lưới Wi-Fi. Đoạn code độc hại thử nghiệm của anh có thể click qua các lời nhắc một cách dễ dàng như con người.
Trước đó, Wardle còn phát hiện ra rằng, malware cũng có thể sử dụng một tính năng ẩn trên MacOS có tên gọi "phím bấm chuột" (mouse key) – cho phép người dùng thao tác con trỏ chuột bằng bàn phím – để thực hiện các cú click giả nhằm vượt qua những lời nhắc bảo mật.
Tại hội nghị SyScan vào cuối tháng Ba vừa qua ở Singapore, Wardle còn cho thấy Apple không chặn chức năng này khi nó được điều khiển để click vào lời nhắc "cho phép" khi truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm như keychain của MacOS chứa mật khẩu người dùng, và cài đặt các phần mở rộng trong kernel hệ điều hành, để có thể thêm code vào phần mạnh mẽ nhất trong MacOS.
Sau đó Apple đã vá lại cách thức hack của Wardle. Nhưng khi anh tiến hành thử nghiệm bản vá đó, anh lại phát hiện ra một lỗi còn lạ hơn. Cú click giả bao gồm cả câu lệnh "xuống" và "lên", tương đương với click chuột và sau đó thả ra. Nhưng khi Wardle vô tình copy paste nhầm một dòng code, nó sẽ thực hiện hai lệnh "xuống" "xuống".
Và khi anh chạy đoạn code đó, hệ điều hành sẽ dịch câu lệnh "xuống" thứ hai thành "lên". Vì vậy, cú click chuột "xuống-xuống" này đã không bị chặn khi click vào lời nhắc "cho phép" để cài đặt phần mở rộng của nhân kernel.
Sự thờ ơ của Apple
Wardle thừa nhận rằng, mình đã không thông báo cho Apple các chi tiết về nghiên cứu của mình trước hội nghị DefCon. Nhưng anh cũng cho rằng, sau khi nhận được cảnh báo của anh, nhẽ ra công ty không nên để lại các lỗ hổng ngớ ngẩn, và có thể khai thác như vậy. "Tôi đã báo cáo về hàng tấn lỗi cho họ, và dường như không có thay đổi đáng kể nào diễn ra cả." Wardle cho biết. "Vậy hãy thử cách khác."
Tất nhiên, việc click chuột giả này vẫn sẽ hiện ra cho người dùng, do vậy nạn nhân có thể phát hiện ra sự hiện diện của malware trong máy tính. Nhưng Wardle chỉ ra rằng, malware có thể đợi các dấu hiệu của việc người dùng rời khỏi máy tính, sau đó mới kích hoạt và click giả để vượt qua các lời nhắc trong MacOS. Nó thậm chí còn có thể làm mờ màn hình trong những khoảnh khắc đó, để lời nhắc không hiện ra dưới mắt người dùng.
Dù các cuộc tấn công click giả này không mang lại việc truy cập ngay lập tức vào một máy Mac, nhưng với một số hacker, chúng lại là công cụ nguy hiểm.
Hơn nữa, Wardle cho rằng, sự cố này lặp lại vấn đề về khả năng bảo mật của Apple đối với MacOS, từ lỗ hổng cho phép bất kỳ ai giành quyền truy cập ưu tiên chỉ bằng cách gõ chữ "root" vào phần username, cho đến việc phần mềm file hệ thống của Apple tiết lộ mật khẩu người dùng khi ai đó yêu cầu gợi ý mật khẩu.
"Chúng ta đang thấy các lỗ hổng thực sự đang bị đánh giá thấp vẫn tiếp tục hiện ra." Wardle cho biết. "Lỗ hổng này dù rất đáng xấu hổ, nhưng nó cũng rất mạnh mẽ. Nó có thể lầm tôi vừa cười vừa khóc cùng lúc."
Theo GenK
" alt=""/>'Click vô hình'Dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất từ bài viết do trang LifeHackertổng hợp.
1. Theo dõi thời gian sử dụng
Bước đầu tiên để "cai nghiện" smartphone chính là hiểu được bạn sử dụng nó nhiều như thế nào. "Khi biết được mình bỏ ra hơn 6 giờ mỗi ngày sử dụng smartphone, bạn sẽ tự biết mình phải làm gì. Chỉ cần suy nghĩ đến thoáng qua một lần trong ngày, bạn sẽ sử dụng nó ít hơn", mukalodric chia sẻ.
Các nền tảng phổ biến hiện nay đều trang bị tính năng theo dõi, quản lý thời gian sử dụng smartphone. Trên iOS có Screen Time còn Android là Digital Wellbeing. Ngoài cung cấp thời gian sử dụng, chúng còn đưa ra thống kê về thời gian sử dụng cho từng ứng dụng, số thông báo ứng dụng gửi đến, cho phép bạn đặt thời gian sử dụng để biết ngừng đúng lúc.
2. Làm cho điện thoại bớt hấp dẫn hơn
Đây là một số cách để bạn không còn cảm thấy "bị thu hút" bởi chiếc điện thoại nữa:
- Xóa bớt ứng dụng không cần thiết.
- Tạo thư mục riêng cho các ứng dụng gây lãng phí thời gian, đặt một cái tên thật đáng ghét.
- Đặt thư mục đó vào màn hình chính thứ 2, xếp ứng dụng vào trang thứ 2 của thư mục đó.
- Tắt thông báo từ những ứng dụng gây phiền nhiễu như YouTube, Instagram, Snapchat... chỉ bật thông báo cho các ứng dụng quan trọng như email.
- Chuyển màu màn hình sang trắng đen.
- Sử dụng hình nền đơn giản, có thể là câu trích dẫn truyền cảm hứng hoặc chỉ để một màu nhất định.
- Thay đổi bố cục màn hình chính thường xuyên để bỏ đi cảm giác quen thuộc, nhấn mở ứng dụng trong vô thức.
- Xóa ứng dụng, sử dụng phiên bản web ếu có.
3. Làm cho điện thoại cách xa tầm tay
Tiếp đến, hãy để chiếc điện thoại càng xa tầm với càng tốt. Khi làm việc, hãy bỏ nó vào hộc bàn, còn lúc chạy xe, hãy cho nó vào hộp găng, lúc sạc thì đừng để ở nơi có chỗ ngồi vì bạn có thể vừa sử dụng vừa sạc lúc nào không hay.
4. Lập ra những việc làm không cần đến điện thoại
Hãy lập ra danh sách những việc làm, địa điểm thường ngày mà bạn không cần sử dụng điện thoại. Bạn có thể không sử dụng nó trong phòng tắm, phòng gym, lớp học, khi ăn uống, đi bộ hoặc lúc mới ngủ dậy. Đừng nên kiểm tra điện thoại khi mới mở mắt dậy bởi nó có thể ảnh hưởng đến cả ngày làm việc của bạn.
5. Lập ra những việc làm khi không sử dụng điện thoại
Khi đã biết những lúc không sử dụng điện thoại, hãy tìm những việc làm hữu ích để thực hiện khi không dùng đến nó. Hãy tận dụng thời gian ấy để ngủ thêm một lúc, làm những việc mình thích, học bài, trò chuyện với người thân... Khi không có gì để làm, tự khắc bạn sẽ tìm ra thôi.
6. Đừng sử dụng điện thoại để xem giờ, đặt báo thức
Rất khó để bớt sử dụng smartphone nếu cứ lệ thuộc nó để xem giờ, đặt báo thức. Hãy sử dụng một chiếc đồng hồ để bàn hoặc đeo tay thay vì bật liên tục điện thoại để xem giờ, tiện tay lướt Facebook vài phút. Nếu có vài cuốn sách báo, hãy đọc chúng và quên chiếc điện thoại đi.
Phúc Thịnh theo Lifehacker
" alt=""/>Mách bạn cách 'cai nghiện' smartphone