Nguyên nhân là do cô ấy nghe bạn thân kể chuyện trả nợ cá độ bóng đá cho chồng. Nghe đâu, số nợ của anh ta lên đến 200 triệu đồng. Vợ tôi lại mắc chứng rối loạn lo âu, suy diễn quá mức tưởng tượng.
Vợ bắt đầu kiểm soát chi tiêu của tôi. Cô ấy bắt tôi “nộp” danh sách mật khẩu các loại thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội. Cô ấy còn dành hẳn 10 phút mỗi tối để kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi trong điện thoại tôi.
Mặc dù, tôi cố gắng giải thích mình khôn mê cá độ, xem bóng đá để giải trí nhưng vợ tôi không tin.
Cô ấy nói: “Anh không mê cá độ nhưng bạn bè rủ rê, anh cả nể rồi chơi thì sao. Hoặc, ai đó khích tướng, thách thức đội bóng anh yêu thích. Anh tự ái, đòi cá độ thì ai mà biết được.
Có đủ cách để người ta đến với cá độ, đâu phải người ham thích cá cược mới sa đà vào đó”.
Vợ tôi còn tưởng tượng ra cảnh chồng thua cá độ hàng trăm triệu đồng. Áp lực nợ nần khiến tôi bí bách, nhảy cầu như bao vụ đăng tải trên mạng xã hội.
“Mỗi lần nhìn ảnh có đôi dép, đôi giày để lại trên cầu là em ớn lạnh. Em không muốn bi kịch diễn ra trong nhà mình”, vợ tôi hình dung ra cả một thảm kịch chỉ vì tôi xem bóng đá.
Quản thúc tiền bạc, thời gian chưa đủ, vợ ép tôi xem đá bóng một mình, không được sang nhà bạn bè, đồng nghiệp vào buổi tối. Đến đoạn này, tôi cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi.
Xem bóng đá một mình thì vui kiểu gì, phải xem cùng nhau, bàn luận rôm rả mới đúng điệu. Tôi bực mình, phản ứng thì vợ lại khóc. Rõ khổ, vợ tôi bị rối loạn lo âu, tôi cứ căng thẳng mãi cũng không phải cách hay.
Từ chỗ bực bội, tôi chuyển sang trạng thái chán nản, buồn tẻ. Cứ tối đến, thấy nhà hàng xóm tụ tập đông vui xem bóng đá, tôi thèm hòa vào đó đến lạ.
Mấy ngày nay, tôi chẳng thèm xem Euro 2024 nữa. Tối đến, tôi lại lôi một đống sách ra để đọc nhưng nào có chữ nào vào đầu.
Anh em có sáng kiến nào hay, giúp tôi vượt qua tình huống ngặt nghèo này không? Cứ đà này, vài hôm nữa mà không được xem đá bóng, chắc tôi cũng trầm cảm mất thôi.
Độc giả giấu tên
Đây là cơ hội để các cán bộ Việt Nam và chuyên gia Australia, bao gồm các lãnh đạo cấp cao và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong khu vực công, tư nhân và phi lợi nhuận, cùng tham gia các buổi thảo luận chuyên đề, bài tập thực hành và các chuyến tham quan thực tế. Khóa đào tạo đã truyền cảm hứng cho các học viên về tinh thần lãnh đạo hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn trong tương lai.
Đại diện nhóm học viên tham gia khóa đào tạo, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Trong suốt khóa đào tạo, tôi tâm đắc với những nội dung liên quan đến tư duy chiến lược, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo truyền cảm hứng, cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi. Đây đều là những vấn đề rất thiết thực trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và chúng ta phải luôn nhận diện được sự thay đổi cũng như rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề trong thời đại mới”.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, bà Renee Deschamps - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh: “Khóa đào tạo này thể hiện mối quan hệ đối tác bền chặt của Australia và Việt Nam thông qua cam kết chung về phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Australia tự hào khi có thể đóng góp vào công tác nâng cao năng lực lãnh đạo trong khu vực công của Việt Nam”.
VAC là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và trao đổi tri thức năng động giữa Việt Nam và Australia. Trung tâm quy tụ các chuyên gia từ cả hai quốc gia để hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức quốc gia, khu vực và quốc tế.
Các học viên tham gia khóa đào tạo hiện đang công tác tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ.
Thanh Ngọc
" alt=""/>Truyền cảm hứng về tinh thần lãnh đạo hướng đến phát triển bền vững- Khi đến với chồng, chị có nói rõ về tình trạng của mình và phản ứng của anh ấy như thế nào?
Khi đến với nhau, tôi cũng nói rõ về bệnh tình của mình với anh. Trước đây nhiều người muốn đến với tôi nhưng lăn tăn về bệnh tình. Chồng tôi không quá nặng nề về chuyện đó nên chúng tôi không áp lực tâm lý.
Khi quyết định can thiệp để có con, tôi tưởng mình không đậu thai nên buồn, nhưng chồng động viên “không có lần này thì lần khác làm”. Anh luôn tạo tâm lý thoải mái cho tôi. Rất may, công sức của chúng tôi đã được đền đáp.
- Ông xã chia sẻ như thế nào với chị khi thấy vợ có nhiều thay đổi về tâm lý?
Ông xã chia sẻ việc nhà, sẵn sàng đi chợ, nấu cơm, rửa bát. Nhiều đêm, hai vợ chồng thức trắng vì tôi khủng hoảng tâm lý. Tôi có vấn đề gì là muốn giải quyết ngay, anh cũng kiên nhẫn thức cùng để xử lý đến khi xong. Nghĩ lại, tôi thấy mình quá đáng, nhưng không hiểu sao lại nhạy cảm, dễ tủi thân và uất ức như vậy. May mắn, ông xã luôn lắng nghe, cố gắng đặt mình vào vị trí của vợ để giải quyết vấn đề.
- Chị chuẩn bị đón con như thế nào, thay đổi tâm lý nhiều như vậy chị có sợ vấn đề trầm cảm sau sinh?
Mọi người cũng dặn dò tôi chú ý vấn đề này. Tôi chọn chia sẻ mọi thứ với chồng. Trước kia, anh hay đi nhậu nhưng giờ đã tiết chế hơn. Tôi chia sẻ từ từ để anh hiểu vợ nhạy cảm. May mắn, anh hiểu và chấp nhận thay đổi.
Chúng tôi không tranh cãi. Tôi hay nói còn anh chỉ lắng nghe và cố gắng hiểu vợ.
Chồng là người tử tế, trách nhiệm
- Quỳnh Chi từng tiếp xúc với nhiều người có địa vị, kinh tế, chồng chị có phải một đại gia?
Chồng tôi không phải đại gia, anh là người bình thường. Chúng tôi có cuộc sống như bao người khác. Tôi tôn trọng chồng vì anh có trách nhiệm và tử tế với mọi người. Với tôi, cảm xúc và đạo đức quan trọng hơn kinh tế khi chọn chồng. Dù vậy, nếu chồng giàu đó là phước của mỗi người..
- Chị từng chia sẻ ông xã là người chữa lành những tổn thương, tại sao lại nói như vậy?
Tôi hay nói chồng là người suy nghĩ như sông như biển nhưng nói ra chỉ như vũng nước. Anh ấy ít nói ra suy nghĩ nhưng là người sâu sắc, tinh tế ở hành động. Tôi gặp anh khi tâm trạng buồn, anh rủ tôi đi chơi, tặng sách và tập thể dục để giúp tôi vui hơn.
Anh luôn lắng nghe, cố gắng đứng ở vị trí của tôi để hiểu, chứ không chỉ dỗ dành cho qua chuyện. Chúng tôi đến với nhau dung dị, có thể giao tiếp và kết nối tốt. Tôi nghĩ, trong hôn nhân, hai người nói ra tất cả suy nghĩ sẽ giải quyết được mọi chuyện.
- Chị dự định kế hoạch công việc sau khi có gia đình như thế nào?
Hiện tại, tôi vẫn có công ty thời trang chuyên làm đồng phục. Sau khi mang bầu và sinh con trước Tết, tôi dự định mở rộng sang mảng thời trang thủ công cho các bé.
Bên cạnh đó, tôi sẽ tiếp tục công việc dẫn chương trình và phát triển mảng nội dung trên mạng xã hội.
Ảnh, clip: NVCC