Một giáo viên của trường THPT Buôn Ma Thuột cho biết, để xảy ra việc này là do bộ phận kế toán làm sai lệch hồ sơ. Bản thân họ cũng nằm trong số những giáo viên phải hồi lại tiền đã nhận...
Theo một lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, những cán bộ, giáo viên ở Trường THPT Buôn Ma Thuột nằm trong danh sách bị truy thu, nếu chưa có nộp một lần thì có thể nộp nhiều lần, theo từng tháng nhưng buộc phải nộp lại đủ số tiền này.
Như VietNamNet đã thông tin, mới đây, Thanh tra Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc chi tài chính tại trường THPT Buôn Ma Thuột.
Cụ thể, trong các năm học 2022-2023 và 2023-2024, Trường THPT Buôn Ma Thuột chi ngân sách nhiều nội dung sai, vượt định mức 17 khoản với số tiền hơn 419 triệu đồng.
Trong 17 khoản này, có một số khoản chi lớn gồm: Chi thanh toán hội đồng tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 hơn 34 triệu đồng; Chi thanh toán hội đồng tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 hơn 33 triệu đồng; Chi hồ sơ thanh toán tiền thu nhập tăng thêm năm 2023 hơn 131 triệu đồng...
Có 25 cán bộ, giáo viên lẽ ra chỉ được nhận số tiền rất nhỏ theo quy định, nhưng thực nhận số tiền lớn hơn nhiều lần. Thậm chí có những người không được nhận nhưng nhà trường vẫn chi.
Cụ thể, trong phiếu rút dự toán ngân sách nhà nước số 75, ngày 9/5/2023 thể hiện, ông B.V.T. chỉ nhận số tiền thanh toán theo quy định 800 ngàn đồng, nhưng thực nhận hơn 4,3 triệu đồng - vượt hơn 3,5 triệu đồng.
Ông L.Q.T. chỉ nhận số tiền thanh toán theo quy định 800 ngàn đồng, nhưng thực nhận hơn 4,3 triệu đồng - vượt hơn 3,5 triệu đồng...
Đặc biệt, trong phiếu rút dự toán ngân sách này còn có 8 người nhận tiền không đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức với số tiền gần 17 triệu đồng.
Đến năm 2024, Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc và kết luận những khoản chi này là trái quy định, đồng thời yêu cầu Trường THPT Buôn Ma Thuột buộc phải thu hồi trả lại cho nhà nước.
Trường THPT Buôn Ma Thuột được thành lập ngày 5/9/1955, là ngôi trường có bề dày truyền thống nhất tỉnh Đắk Lắk. Trường có quy mô 39 lớp cùng 1.700 học sinh mỗi năm.
Để trở thành dịch giả, Trần Trực tự học tiếng Anh suốt 11 năm. 3 năm trước, khi còn là công nhân, Trần Trực gây ấn tượng vì lên MXH Trung Quốc hỏi về cách xuất bản sách dịch. Lập tức bài đăng thu hút truyền thông và người dùng MXH nước này. Không lâu sau, anh nghỉ việc ở nhà máy và được tuyển vào vị trí biên tập viên tạp chí học thuật thuộc một trường cao đẳng ở Thạch Gia Trang (Trung Quốc).
Sau khi trở thành lao động trí thức, Trần Trực và gia đình có được sự công nhận nhất định. Anh cho biết, lao động chân tay vốn không được coi trọng ở Trung Quốc. Trước đó, làm công nhân thời vụ theo hợp đồng ngắn hạn thu nhập của anh bập bõm. Hiện tại, mức lương Trần Trực đã ổn định và có thể nuôi gia đình.
Hồi tháng 4, Trần Trực đã ra mắt sách dịch Giới thiệu về Heidegger(sách gốc Heidegger: An Introductioncủa tác giả Richard Polt). "Thời điểm xuất bản tôi lo sợ những lời chỉ trích trên MXH. May mắn khi công bố cuốn sách, tôi không vướng lỗi dịch thuật. Nhận được sự ủng hộ của mọi người giúp tôi tự tin hơn. Trước đó, tôi từng coi mình là kẻ thua cuộc nhưng giờ thì không", anh nói.
Không chỉ trở thành dịch giả nổi tiếng Trung Quốc, câu chuyện của anh truyền cảm hứng cho nhiều người. Trên cương vị mới, anh phải đối mặt với nhiều thách thức và những ý kiến trái chiều xung quanh. Tuy nhiên, Trần Trực không quan tâm. Anh cho biết, sẽ học cách thích nghi để giảm căng thẳng.
Chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống và sự nghiệp, Trần Trực cho biết, giờ không phải làm việc chân tay 10 tiếng/ngày nên có thời gian nghiên cứu Triết học và suy ngẫm cuộc đời. "Tôi cảm thấy cuộc sống hiện tại nhẹ nhàng", anh nói.
Tự học tiếng Anh suốt 11 năm
Bỏ học từ khi là sinh viên năm thứ 2, Trần Trực đi làm công nhân, thời gian rảnh sẽ đến thư viện địa phương đọc sách. Một lần khi đọc quyển Tồn tại và thời giancủa tác giả Martin Heidegger, Trần Trực nhận ra thuật ngữ Triết học khi dịch sang tiếng Trung tương đối cứng nhắc. Với mong muốn đọc bản gốc, anh quyết định tự học tiếng Anh.
"Mới đầu tôi dùng từ điển trực tuyến Youdao học. Sau khi có kiến thức cơ bản, tôi học từ vựng TOEFL. Cuối cùng là cấp độ khó nhất - học từ vựng GRE. Quá trình này diễn ra trong 2 năm", Trần Trực tiết lộ.
Quay về mục tiêu ban đầu, lúc này, anh dành 2-3 tiếng/ngày đọc sách Triết bằng tiếng Anh trên ứng dụng Kindle - nơi lưu trữ hơn hàng nghìn cuốn sách điện tử. Thông qua việc đọc sách đều đặn mỗi ngày, Trần Trực không ngừng tích lũy vốn từ và nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
Nhớ lại khoảng thời gian làm công nhân dây chuyền sản xuất ở Hạ Môn (Trung Quốc), Trần Trực cảm thấy chán nản nên bắt đầu trăn trở về ý nghĩa cuộc sống. Lúc này, anh quyết định thử sức với công việc dịch thuật: "Tôi muốn chuyển những tác phẩm Triết học nổi tiếng thế giới từ tiếng Anh sang tiếng Trung".
Bắt tay vào công việc dịch, Trần Trực gặp khó khăn lớn về thời gian vì chỉ được nghỉ cuối tuần. "Khi dịch phải có tính liên tục nên ngày nghỉ tôi ngồi từ 9h đến 20h ở thư viện. Mỗi lần tôi chỉ dịch được 3.000 từ. Để hoàn thành cuốn sách Giới thiệu về Heidegger dày 200 trang, tôi mất bốn tháng làm việc cường độ cao".
Đối với anh, Triết học là niềm đam mê nên phải có trách nhiệm. "Làm điều liên quan đến Triết học, dù khó khăn tôi cũng sẽ tìm cách vượt qua. Ngay cả khi mọi người coi tôi không bình thường nhưng sự say mê giúp tôi bỏ qua tiêu cực", anh nói.