![]() |
Anh Đỗ Duy Vị - đồng Giám đốc điều hành tổ chức Rồng Xanh, người có 10 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ em đường phố |
Với kinh nghiệm 10 năm lăn lộn trên những con phố Hà Nội để tìm kiếm trẻ em lang thang, anh Đỗ Duy Vị chia sẻ, nhiều người theo bản năng tò mò hay hỏi bọn trẻ những câu kiểu như “tại sao mà con phải ra đây?”, “gia đình con làm sao?”… Nhưng cũng từng là một đứa trẻ đánh giày trên phố cách đây 19 năm, anh không làm như thế. “Đừng cố hỏi chúng quá nhiều thứ” - anh nói.
Tiếp cận và tạo được lòng tin với những đứa trẻ này là một quá trình dài và cần nhiều sự kiên trì, đồng Giám đốc điều hành của tổ chức Blue Dragon (Rồng Xanh) chia sẻ.
“Những đứa trẻ này rất cảnh giác và luôn bật chế độ phòng vệ cao. Chúng sợ người lạ, sợ ai đó đưa ra một lời mời nào đấy. Bởi vì các em từng bị lừa rất nhiều, hoặc từng bị tổn thương. Chúng không có nhiều niềm tin vào con người nữa”.
Từng là một nhân viên uy tín của Rồng Xanh trong việc “chinh phục” các ca khó, anh Vị nói, anh chỉ đơn giản là đưa cho chúng quyền lựa chọn. “Tôi sẽ nói rằng tôi lo cho sự an toàn khi các em ăn ngủ ở những nơi này. Nếu các em chưa cần sự giúp đỡ của tôi thì cũng không sao, nhưng bất cứ khi nào cần, hãy gọi. Hoặc sau một thời gian tiếp cận, tôi sẽ mời các em ghé qua tham quan, nếu các em không thích, tôi sẽ lại chở các em về chỗ cũ”.
“Có những đứa trẻ tôi phải mất tới cả năm để xây dựng mối quan hệ, còn các trường hợp thông thường sẽ mất 3-5 lần gặp”.
![]() |
Nơi tiếp cận được trẻ em đường phố có thể là gầm cầu, bến xe, công viên... |
Khi đã rủ được bọn trẻ về nơi sinh hoạt của tổ chức, các nhân viên ở đây sẽ giới thiệu các em tới các lớp học tiếng Anh, học vẽ, học bơi, học võ, tham gia câu lạc bộ bóng đá, học kỹ năng sống, học cách viết CV xin việc…
Đội ngũ của Rồng Xanh còn rủ các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng như đi thiện nguyện ở các khu vực miền núi, đi nhặt rác, hỗ trợ nhân viên tìm kiếm trẻ lang thang…
Những hoạt động này giúp trẻ nhận ra chúng có những giá trị riêng, phát lộ ra những đam mê, thế mạnh mà trước giờ ít người nói cho các em biết.
“Không có một công thức chung nào cho việc hỗ trợ những đứa trẻ. Mỗi đứa sẽ có một nhu cầu, một hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau. Vì thế, chúng tôi phải có những giải pháp toàn diện”.
“Không phải cứ cho các em một khoá học nghề, một cái học bổng, rồi để mặc chúng học được thì học, không thì thôi”.
Với những đứa trẻ có thể trở về với gia đình, các nhân viên ở đội tìm kiếm sẽ hỗ trợ đưa các em về quê, xin cho các em đi học lại, làm việc với gia đình, tổ chức địa phương để cùng phối hợp, đảm bảo cho các em sự phát triển an toàn.
Với những đứa trẻ có gia đình phức tạp, các nhân viên xã hội sẽ đánh giá xem vấn đề của các em là gì, có nhu cầu gì để xây dựng kế hoạch dài hạn cho các em. Tổ chức có thể hỗ trợ xây nhà, cung cấp con giống, hạt giống, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt… để gia đình các em vực dậy về kinh tế. Trẻ đủ tuổi học nghề sẽ được kết nối với các trung tâm hướng nghiệp.
Những đứa trẻ đến với tổ chức thuộc đủ các loại đối tượng: trẻ bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, bị mua bán, ép buộc lao động bất hợp pháp, bố mẹ không hạnh phúc, liên quan đến các tệ nạn như ma tuý, trộm cắp…
Những đứa trẻ bị tổn thương sâu
![]() |
Hai đứa trẻ không có sự chăm sóc của mẹ, phải theo bố lăn lộn trên đường mưu sinh. |
Đào Hoàng Anh (SN 1994), tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - là một trong số những thành viên dày dặn kinh nghiệm của đội tìm kiếm và làm việc với trẻ em đường phố của tổ chức.
Theo quan sát của Hoàng Anh, vài năm trở lại đây, trẻ lang thang kiếm ăn trên đường phố Hà Nội thường tới từ các khu vực miền núi phía Bắc. Hầu hết các em đều sinh ra trong những gia đình “có vấn đề”. Có đứa bố mẹ đi tù, có đứa bị bạo hành, bị bỏ rơi. Có đứa sẵn sàng ra gầm cầu ngủ vì không nhận được tình yêu thương ở gia đình mặc dù gia đình không phải quá khó khăn. Nhiều đứa trẻ lăn lộn ngoài đường một thời gian dài đã quen với sự tự do, không bị ai kiểm soát nên rất khó để thuyết phục các em gắn bó với một nơi nào đó.
N. là một cậu bé như thế. Hoàng Anh gặp N. và K. khi các em đang theo một người đàn ông đi bán kẹo. Chúng gọi người đàn ông kia là bố và tuyệt đối tin vào ông ta. Khi nhân viên tìm cách bắt chuyện, các em từ chối và rất cảnh giác.
Sau một thời gian, dù đã mất rất nhiều công sức, Hoàng Anh cũng chỉ đưa được K. về trong khi N. vẫn kiên quyết không theo. Hoàng Anh vẫn kiên trì mang đồ ăn, thuốc uống tới mỗi khi em ốm. Dần dần, anh đã rủ được N. đi đá bóng. N. cũng đồng ý nhận sự giúp đỡ của tổ chức.
Đưa N. về quê để tìm hiểu hoàn cảnh thì Hoàng Anh được biết bố mẹ N. chia tay nhau. Cậu bé phải sống với dì. Ban đầu, N. chỉ đi lang thang ở gần. Càng lớn, cậu càng đi xa hơn, rồi lên Hà Nội sống ở gầm cầu. N. có lòng tự trọng rất lớn - không lấy của ai cái gì bao giờ.
Mặc dù Hoàng Anh đã cố gắng hết sức giúp N. ổn định cuộc sống nhưng đôi khi em vẫn thích ra gầm cầu ngủ. Vì ở đó, cậu bé có cảm giác tự do, không phải nghe theo lời ai cả.
Bây giờ, N. đã vào quân ngũ. Được ăn ngủ điều độ, cậu khoe với Hoàng Anh là đã tăng 6kg. N. được phân công làm việc ở bộ phận bếp vì nấu ăn rất ngon.
Nhưng khi hỏi về tương lai của N., Hoàng Anh cũng không dám chắc. Anh nói, N. đi bộ đội cũng chỉ là bắt buộc, chứ tư tưởng của em vẫn không thich môi trường bó buộc và chưa định hướng được sau này sẽ làm gì, đi đâu.
Hoàng Anh nói, làm việc với những đứa trẻ này không nên đặt ra điều kiện gì cả. “Mình phải giúp các em một cách vô điều kiện, chứ không phải là em ngoan thì anh chị mới giúp. Khi nào trẻ tự nhận thức được và sẵn sàng thay đổi thì chúng sẽ hợp tác để thay đổi”.
Chia sẻ về một hoàn cảnh khác, Hoàng Anh cho rằng cậu bé này cũng tạm ổn sau khi được giúp đỡ. Đó là A. - một cậu bé người dân tộc thiểu số, năm nay 20 tuổi nhưng tuổi trên giấy tờ của cậu mới chỉ 17.
Đến giờ, A. chỉ còn nhớ mang máng đường về nhà mình sau lần bỏ đi vì bị đánh ngày nhỏ. Vì thế, A. không biết cha mẹ, ruột thịt của mình là ai. Sau khi được người dân bắt gặp và đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, A. được một gia đình nhận nuôi. Mẹ nuôi của A. thực ra muốn nhận một đứa trẻ nhỏ hơn. Còn A. lúc ấy đã 10 tuổi rồi.
Khi về nhà, A. được làm giấy khai sinh nhỏ tuổi hơn để đi học. Nhưng tuổi thơ có quá nhiều biến cố đã khiến A. trở thành một học sinh cá biệt, khó bảo. Người mẹ nuôi cảm thấy bất lực nên đã gửi trả A. lại cho trung tâm bảo trợ. Trung tâm này sau đó lại gửi A. vào chùa. Cậu bé bị chuyển từ ngôi chùa này sang ngôi chùa khác nhưng không ở đâu chấp nhận tính cách ngỗ ngược của A.
A. bỏ chùa đi lang thang ngoài đường, đêm đến được người ta cho ngủ nhờ ở một phòng bảo vệ chung cư. Ban ngày, A. làm cho một quán bánh khoai, bánh chuối, được nuôi ăn. Đây là thời điểm Hoàng Anh gặp cậu.
Sau một thời gian có người chia sẻ, A. đã nối lại mối quan hệ với người mẹ nuôi – không thắm thiết nhưng cũng không còn nặng nề như ngày xưa nữa. Hiện tại, A. chuyển sang làm việc cho một quán cà phê ở Hà Nội và được tổ chức hỗ trợ chỗ ở miễn phí.
Hoàng Anh nói, khó khăn nhất trong công việc của anh là sự kiên trì và thời gian dành cho trẻ, đặc biệt là với những đứa trẻ đã bị tổn thương sâu như A. Các thành viên trong nhóm cũng chấp nhận những trường hợp thất bại, hoặc giúp được rất ít. Một là do vấn đề của gia đình vượt quá khả năng của tổ chức, ví dụ như nợ nần quá nhiều. Hai là có những trường hợp, dù hỗ trợ đến đâu cũng không thể bù đắp được khoảng trống hay những tổn thương có từ gia đình.
“Làm việc với gia đình để thay đổi những hành vi không phù hợp của họ với trẻ cũng cực kỳ khó. Bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của phụ huynh, không thể thay đổi chỉ bằng 1, 2 cuộc trò chuyện”.
Tuy nhiên, việc giúp những đứa trẻ nhận biết được giá trị bản thân, điểm mạnh của mình luôn là một mục tiêu không bao giờ thừa.
Được thành lập vào năm 2004, đến nay, sau 18 năm Rồng Xanh đã giúp cho hơn 5.200 trẻ em được đi học văn hoá hoặc học nghề; hơn 1.100 em có nơi tạm trú an toàn; xây sửa 110 ngôi nhà; giải cứu hơn 1.000 nạn nhân của mua bán người và lao động trẻ em; đưa hơn 2.200 trẻ em trở về đoàn tụ với gia đình.
Nhiều đứa trẻ được tổ chức giúp đỡ đã trưởng thành, thậm chí lại quay trở lại làm nhân viên của tổ chức, tiếp tục con đường “trả ơn cuộc đời” như vị đồng Giám đốc điều hành Đỗ Duy Vị đã từng đi qua.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
16 tuổi, Đỗ Duy Vị bước vào ngôi nhà chung của Blue Dragon (Rồng Xanh) với vị trí một đứa trẻ đánh giày. Anh không ngờ rằng 19 năm sau, mình trở thành đồng Giám đốc điều hành tổ chức ấy.
" alt=""/>Những người ‘giải cứu’ cuộc đời trẻ em đường phốTrong đó đáng chú ý là các xe ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh vận tải; Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) được giảm 30% phí sử dụng đường bộ theo mức thu phí quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC.
Ngoài ra, mức giảm trên còn được áp dụng với xe tập lái, xe sát hạch (trừ xe thuộc trường hợp không chịu phí) của các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe. Với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo,... mức giảm trên là 10%.
![]() |
Nhiều xe kinh doanh vận tải phải "đắp chiếu" trong thời gian vừa qua. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 47/2021/TT-BTC nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức giảm phí với mức giảm phí sử dụng đường bộ tương tự như trên nhưng chỉ có hiệu lực đến hết 31/12/2021.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trường hợp xe ô tô chuyển từ không kinh doanh vận tải sang kinh doanh vận tải trong thời gian Thông tư 120 có hiệu lực thì thời điểm áp dụng mức giảm tính từ ngày ô tô được ghi nhận theo Chương trình quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm.
Trường hợp một số xe ô tô đã nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư này, chủ xe sẽ được đơn vị đăng kiểm bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo.
Phí sử dụng đường bộ theo quy định hiện hành với một số loại phương tiện như sau:
- Tôi là người khách cuối cùng hôm nay của em?
- Dạ đúng, nhà em cũng ở gần điểm đến của anh, em xin được cuộc xe điều hướng. Đưa anh về xong, em cũng về nhà luôn, ngày cuối cùng cứ như phải chạy đua với thời gian.
Chạy đua với thời gian...Đúng vậy, tôi cũng có cùng cảm nhận. Ai cũng hối hả, tất bật làm hết những gì còn lại của năm cũ, để có được trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái và một tư thế thảnh thơi khi bước vào năm mới.
Khoảnh khắc chờ năm cũ kết thúc đã bắt đầu được tính bằng giờ. Tôi lướt nhanh tin tức thời sự trên điện thoại. Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng đã chuẩn bị và đang rất háo hức cho sự kiện Countdown (đếm ngược chào mừng năm mới) - với nghệ thuật phối hợp giữa ánh sáng và âm thanh, được kỳ vọng tạo nên những giây phút chờ đợi mang nhiều cảm xúc.
Đưa một năm cũ đi cũng có nghĩa là sẵn sàng chào đón một năm mới đến. Một hoạch định cho tương lai gần đang đến sẽ được đưa ra trên nền năm cũ.
2023 đã trở thành năm cũ, một năm quá khó khăn và nhiều thử thách cho tất cả, từ đời sống cá nhân đến sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế của một đất nước.
Ngành bảo hiểm mà tôi đang làm việc có tỷ lệ tăng trưởng đến tháng 11 là 1,9% và dự báo hết năm không vượt qua nổi con số 3%. Một tỷ lệ tăng trưởng không đạt yêu cầu chưa từng có mà thị trường ghi nhận được trong nhiều năm qua. Khách hàng chính của các công ty tư vấn và công ty bảo hiểm đến từ một số ngành công nghiệp chủ lực đã thật sự suy giảm, chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất.
Một tờ báo tôi đọc hôm 29/12 đưa ra đánh giá: dù tăng trưởng có thể không đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng chống chịu kiên cường, trở thành điểm sáng trong khu vực. Những nỗ lực của năm 2023 sẽ tạo dư địa cho sự phục hồi tích cực hơn trong năm 2024.
Hai tuần trước tôi xem Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức tại Hậu Giang. Một Festival hoành tráng, chuẩn bị khá công phu với những tiết mục văn hóa nghệ thuật thật đặc sắc nhằm tôn vinh người nông dân trồng lúa, các nhà khoa học và hạt gạo Việt Nam. Một hành trình nghìn năm và lịch sử đúc kết kinh nghiệm được kết tinh trong hạt gạo nhỏ nhoi. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu cho đất nước một trăm triệu dân mà còn vươn tầm ra thế giới, có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Một Festival quốc tế lớn ở thời điểm cuối của năm cho thấy hạt gạo Việt đang thật sự khơi dậy hy vọng phục hồi kinh tế và tăng trưởng tiếp trong 2024.
Nhưng sự lạc quan không chỉ đến từ hạt gạo.
Bạn tôi thời đại học, phụ trách biên tập của một tờ báo tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tuần trước gởi lên Sài Gòn cho tôi một đặc sản từ Bạc Liêu: muối. Nghe có vẻ lạ, muối thì quá đỗi bình thường, có gì để gọi là đặc sản? Tưởng là thế nhưng rất thú vị khi nhìn những lọ muối nhỏ xinh xắn có màu sắc khác nhau được sản xuất từ quê hương của tiếng đàn kìm và câu vọng cổ Dạ cổ hoài langnổi tiếng. Thương hiệu muối 4 sao Bạc Liêu đã phủ khắp mọi nơi: muối tinh, muối tôm, muối chay, muối hạt, muối iot, muối ớt, muối tiêu, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy iot...
Bạc Liêu từng là vương quốc của muối, nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất xứ Nam Kỳ từ cả 100 trăm năm trước tính từ thời Pháp thuộc. Nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2000. Biết tôi thích đi miền Tây, bạn thông tin luôn: sau tết Nguyên Đán, lần đầu tiên sẽ có một Festival Quốc tế lớn về muối tại Việt Nam và được tổ chức ngay tại thủ phủ sản xuất muối Bạc Liêu.
Sẽ như những hạt gạo từ nơi hò hẹn của chín dòng sông, hạt muối Bạc Liêu cũng được quảng bá mạnh mẽ để vươn ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, chứ không chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp như hiện tại chỉ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Campuchia...
Trong khó khăn, tôi cố gắng tìm kiếm những tin tức lạc quan, chẳng hạn như về hạt gạo, hạt muối, để hướng niềm tin của mình vào sự cải thiện và phát triển phía trước. Những ngày chạy đua với thời gian của năm cũ là để tạo đà cho bước chuyển bứt phá trong năm mới. Tiếp tục vượt khó, đối đầu với thách thức, thúc đẩy phát triển cho năm mới 2024 là mục tiêu mà những con người lạc quan đang hướng tới.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Hạt gạo, hạt muối