Ông Vance sẽ giám sát các ưu tiên chính sách và đảm bảo lưỡng viện quốc hội, sẽ do đảng Cộng hòa kiểm soát, không cản trở việc thực hiện chương trình nghị sự của chính quyền mới, theo các nguồn tin thân cận. Nhiệm vụ đó bao gồm nỗ lực củng cố ủng hộ ở Đồi Capitol đối với những ứng viên được ông Trump đề cử vào nội các mới.
Ngày 21/11, ông Vance đưa người dẫn chương trình Fox News Pete Hegseth, ứng viên được Tổng thống đắc cử chọn làm bộ trưởng quốc phòng, đến Đồi Capitol gặp gỡ các thượng nghị sĩ sẽ phê chuẩn đề cử. Thượng viện dự kiến tiến hành các phiên điều trần và bỏ phiếu vào đầu năm sau.
Việc Hegseth, ứng viên gây nhiều tranh cãi, có nhận được sự ủng hộ của Thượng viện hay không sẽ là bài kiểm tra ban đầu về tầm ảnh hưởng của ông Vance, người từng đảm nhiệm vị trí thượng nghị sĩ đại diện bang Ohio.
Nếu ông Vance có thể giúp quá trình xác nhận diễn ra suôn sẻ, đặc biệt là đối với các lựa chọn gây tranh cãi, điều này sẽ chứng minh được khả năng nhạy bén cùng ảnh hưởng chính trị của Phó tổng thống đắc cử ở Đồi Capitol, theo giới quan sát.
Yêu người có vợ là vô đạo đức!
Trước hiện tượng ngoại tình diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là từ nghi ánmột ngôi sao lớn trong làng giải trí đang yêu người đàn ông đã có vợ, rất nhiềungười đã lên tiếng thể hiện sự lo ngại, chỉ trích về mối quan hệ ngoài vợ, ngoàichồng.
Đứng trên góc độ người mẹ, người vợ, chị Quỳnh Trang (Đống Đa, Hà Nội) chiasẻ: “Giật chồng, giật cha người khác là vô đạo đức. Dù có tình cảm với nhau thậtlòng thì vẫn đáng bị lên án bởi biết tình yêu đặt nhầm chỗ mà vẫn cố tình laovào”.
![]() |
Minh họa. Nguồn: Internet |
“Tình yêu không có tội. Nhưng nhân danh tình yêu để phá vỡ gia đình của ngườikhác thì cho dù ở đất nước văn minh hay chậm tiến thì vẫn không chấp nhận được.Hãy đến với nhau khi đang độc thân. Còn kết hôn rồi thì phải sống có tráchnhiệm, làm gương cho con cái. Hết yêu rồi, hết tình nghĩa với nhau rồi thì cóthể chia tay, đường đường chính chính yêu người khác. Còn đang có vợ, có chồngmà đi yêu người khác thì không chỉ băng hoại đạo đức mà còn vi phạm pháp luật”,độc giả Quỳnh Thy lên tiếng.
Là người trong cuộc, độc giả Thu Hương hiểu rõ hơn ai hết những nỗi đau màngoại tình gây ra. Chị chia sẻ: “Tôi là người đã từng sống trong hạnh phúc, rồimột ngày phát hiện chồng có bồ. Lúc đó chỉ muốn giết chết cả bồ lẫn chồng. Tráitim tôi tan nát, tôi hận chồng vô cùng. Dù anh đã chia tay cô bồ, xin lỗi lỗitôi, sống có trách nhiệm hơn với gia đình nhưng 2 năm trôi qua, nỗi đau trongtôi vẫn còn đó. Tôi không thể yêu thương, chiều chuộng chồng như lúc trước đượcnữa”.
Còn chị Thúy Mai, lớn lên trong một cha đình có cha mẹ ngoại tình, chị hiểuvà cảm nhận rõ rệt những nỗi ám ảnh mà người con phải gánh chịu từ sai lầm củangười lớn. Chị chia sẻ: “Khi cha mẹ chưa bỏ nhau, sự hằn học của mẹ tôi vẫnkhông chịu nổi. Khi đã bỏ nhau tôi tưởng mẹ được giải thoát nhưng hoàn toànkhông phải vậy. Nỗi đau khổ đó bám theo mẹ và tôi suốt cuộc đời này. Lúc nhỏ,tôi ước dư luận đừng giả bộ tội nghiệp với tôi và quá tò mò tọc mạch phê pháncha tôi. Nhưng hiện tại tôi nghĩ cũng cần sự phê phán đó để bớt những bi kịchgia đình. Mỗi lần nhắc lại câu chuyện cũ là mỗi lần chúng tôi đau đớn”.
Phần đông ý kiến cho rằng, chuyện ngoại tình ngày càng phổ biến, tỷ lệ ly hônngày càng tăng cho thấy đạo đức xã hội đang đi xuống một cách chóng mặt. Giađình vốn là nền tảng của xã hội, cần phải được bảo vệ và phát huy. Xã hội cầnlên án mạnh mẽ chuyện ngoại tình để bảo vệ những giá trị truyền thống của ngườiViệt.
“Thờ ơ với chuyện ngoại tình sẽ làm xã hội suy đồi. Lên án ngoại tình là độngthái cần thiết của một xã hội văn minh. Giống như tẩy chay và lên án các tật xấukhác của xã hội như trộm cắp, tham lam, quan liêu, nhũng nhiễu. Đừng mang tự docá nhân để nguỵ biện cho việc ngoại tình. Mỗi cá nhân đều tự do trong khuôn khổcác quy chuẩn đạo đức của xã hội và pháp luật hiện hành”, một độc giả lên tiếng.
“Cần có những hình phạt thật nghiêm để chấm dứt tình trạng ngoại tình ngàycàng gia tăng trong xã hội”, một cư dân mạng khác bày tỏ.
Người thứ ba vô tội?
Bên cạnh những ý kiến lên án ngoại tình, đòi sự trừng phạt thích đáng vớivợ/chồng ngoại tình và kẻ thứ ba thì một số ý kiến lại cho rằng ngoại tình khôngđáng bị chỉ trích, và người thứ ba không có tội.
Độc giả tên Hằng cho rằng, không phải cuộc ngoại tình nào cũng dẫn đến hônnhân đổ vỡ, mà đó chỉ là những giây phút ngã lòng không ai tránh khỏi. “Khôngphải cứ ngoại tình là gia đình tan nát. Đôi khi có những chuyện vợ chồng khôngthể chia sẻ với nhau nhưng người ta lại tìm được sự cảm thông từ người khác.Ngoại tình nhưng vẫn làm tròn trách nhiệm của người vợ, người chồng thì khôngđáng bị lên án. Thực tế công sở ở Việt Nam ngoại tình rất nhiều nhưng họ khôngảnh hưởng đến gia đình”, chị Hằng bày tỏ.
Còn chị Kiều thì cho rằng, ai cũng có quyền mưu tìm kiếm cho mình người đànông tốt nên chuyện tranh giành nhau là rất bình thường. “Người phụ nữ nào cũngcó quyền tìm cho mình người đàn ông giỏi giang, giàu có. Mà số đàn ông như vậytrong xã hội khá ít và hầu hết đều có vợ rồi. Chả còn cách nào khác là phải xôngvào tranh nhau thôi”, chị Kiều nói.
Một số ý kiến cho rằng, người thứ ba không có tội, khi chuyện ngoại tình xảyra thì người vợ/người chồng nên xem lại chính mình, xem lại cuộc hôn nhân củamình có vấn đề gì mới khiến bạn đời của mình đi tìm người khác.
“Tôi cho rằng không có người đàn ông nào nghĩ đến ngoại tình, hay ngoại tìnhkhi có 1 người vợ dịu dàng, biết chăm sóc chồng, biết làm chồng vui...Chính vìngười phụ nữ khác làm được điều đó hơn vợ nên người chồng mới ngoại tình. Ngườivợ nên xem lại cách sống của mình, cách chăm sóc gia đình trước khi trách chồngcó bồ”, một độc giả dấu tên chia sẻ.
K. Minh(tổng hợp)
“Người phụ nữ nào cũng có quyền tìm cho mình người đàn ông giỏi giang, giàu có. Mà số đàn ông như vậy trong xã hội khá ít và hầu hết đều có vợ rồi. Chả còn cách nào khác là phải xông vào tranh nhau thôi” - Bạn nghĩ gì về quan điểm này? |
Buổi gala là dịp để khán giả cùng nhìn lại những khoảnh khắc gia đình trong “Em cùng mẹ vào bếp”, đồng thời tôn vinh những “đầu bếp nhí” xuất sắc, vượt qua hơn 700 thí sinh để đăng quang những ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
“Em cùng mẹ vào bếp” do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với chương trình “Dinh dưỡng Học đường - Cùng Nestle cho trẻ vui khỏe hơn” khởi động. Cuộc thi mang đến sân chơi mới mẻ, đầy thú vị cho các em học sinh tiểu học. Qua việc trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ trong không gian bếp, các em hiểu biết thêm về các món ăn, hình thành thói quen ăn uống khoa học, cũng như xây dựng tinh thần giúp đỡ người thân trong việc nhà.
![]() |
Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phát biểu tổng kết cuộc thi |
Tại vòng Sơ chế (diễn ra từ 25/10 - 6/12), đã có hơn 700 bài dự thi ảnh được gửi về chương trình với đa dạng món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng vùng miền. 20 thí sinh xuất sắc nhất của vòng Sơ chế đã được BGK lựa chọn để tiếp tục chinh phục vòng Trải nghiệm (diễn ra từ 7 - 14/12). Tại vòng này, các gia đình sẽ quay video quá trình thực hiện món ăn và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện về dinh dưỡng. Không chỉ mang đến niềm vui trong tình hình đặc biệt, các bạn nhỏ còn trưởng thành hơn sau mỗi lần vào bếp cùng bố mẹ.
Vượt qua những thử thách của chương tình, 2 thí sinh Lê Minh Vũ (trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) và em Nguyễn Hoàng Lâm (trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp 2021”.
Đại diện BTC cuộc thi chia sẻ: “Dù còn nhỏ tuổi, nhưng những gì mà các em thể hiện đã được BGK cũng như khán giả đánh giá rất cao. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các em đã cố gắng”.
![]() |
Quán quân The Voice Kid 2021 Đăng Bách và nhóm nhảy Sao Tuổi thơ biểu diễn trong gala chương trình |
Lan tỏa bữa ăn dinh dưỡng
Tại buổi gala, khán giả được lắng nghe những chia sẻ đến từ ban giám khảo cũng như giao lưu với các gia đình thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi.
PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi cho biết: “Tôi rất ấn tượng về giọng kể non nớt, đáng yêu, ngây thơ của các con; hình ảnh cầm dao thớt vẫn còn hơi vụng về của các con; đặc biệt là những nụ cười rạng rỡ của cha mẹ và các con khi vào bếp nấu bữa cơm gia đình. Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mắt; mà còn là sự lan tỏa yêu thương, sự đồng hành trong bữa ăn lành mạnh của gia đình”.
![]() |
Tọa đàm với các chuyên gia về dinh dưỡng học đường cho học sinh tiểu học |
Bên cạnh đó, các khách mời cũng có những chia sẻ thú vị về dinh dưỡng cho trẻ. BS. Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Mỗi bữa ăn phải bảo đảm đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm các vitamin/khoáng chất. Về số lượng các bữa ăn, trẻ cần ăn tối thiểu 4 bữa mỗi ngày, trong đó có 3 bữa chính và thêm 1 - 2 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp khoảng 30% năng lượng cho cả ngày”.
Buổi gala còn sôi động với sự xuất hiện của ca sĩ nhí Đăng Bách - quán quân The Voice Kid 2021 cùng nhóm nhảy Sao tuổi thơ với các ca khúc như: “Chiếc bụng đói”, “Việt Nam những chuyến đi”, “Bắc kim thang”…
![]() |
Trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi |
Các giải thưởng của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp” - 3 giải Tập thể Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội - 1 giải Yêu thích: Thí sinh Tạ Vũ Minh Tuệ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội - 5 giải Khuyến khích: Thí sinh Nguyễn Phúc Thành - trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội Thí sinh Hồ Quỳnh Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội Thí sinh Trương Cát Bảo Nhi - trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Đắk Nông Thí sinh Lê Bảo Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội Thí sinh Phạm Tường An - trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội - 1 Giải Ba: Thí sinh Nguyễn Trúc Quỳnh - trường Tiểu học Đuốc Sống, TP.HCM - 2 Giải Nhất: Thí sinh Lê Minh Vũ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội Thí sinh Nguyễn Hoàng Lâm - trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội |
Ngọc Minh
" alt=""/>2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’