Trong khi những dự án hiện hữu từng bị gọi là “thành phố ma” vì bị bỏhoang nhiều năm liền,ởlạithànhphốbịbỏquêánh viên thì mới đây, nhiều dự án mới lại rầm rộ xuất hiệntại Nhơn Trạch và vẫn thu hút giới đầu tư.
Trong khi những dự án hiện hữu từng bị gọi là “thành phố ma” vì bị bỏhoang nhiều năm liền,ởlạithànhphốbịbỏquêánh viên thì mới đây, nhiều dự án mới lại rầm rộ xuất hiệntại Nhơn Trạch và vẫn thu hút giới đầu tư.
Quản lý dự án xây dựng - tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nhaỵ bén với thị trường
![]() |
Khoa Xây dựng, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (HAU) tuyển sinh ngành mới năm 2021: Quản lý dự án xây dựng (Mã chuyên ngành: 7580201_2) với 2 hình thức: Xét học bạ/Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Những thí sinh khối A00, A01, D01, D07 thi đại học năm nay muốn lựa chọn trường đại học tốt với ngành học “hứa hẹn” nhiều triển vọng nghề nghiệp rộng mở, không thể không nhắc tới ngành Quản lý dự án xây dựng.
Nhu cầu nguồn nhân lực là các kỹ sư quản lý dự án hiện tăng cao tại các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư dự án, các ban quản lý dự án, các công ty xây dựng, các nhà thầu xây lắp, các tổ chức phi chính phủ, trong khi đó, chỉ có một số ít các trường đại học đã mở được ngành học Quản lý dự án, đào tạo các chuyên gia quản lý dự án chuyên nghiệp.
Dự án xây dựng hiện đang chiếm tỷ lệ cao trong số các dự án đầu tư. Dự báo, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người. Vì vậy, vị trí Quản lý các dự án xây dựng vẫn là một “miền đất hứa” dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt và nhạy bén với thị trường.
Thí sinh thi đại học năm nay có cơ hội để trở thành tân sinh viên chuyên ngành này bằng cách tận dụng tối ưu quyền điều chỉnh nguyện vọng bắt đầu từ ngày 29/8 đến ngày 5/9/2021.
Quản lý bất động sản - ngành học “đi trước, đón đầu”
Khoa Quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội tuyển sinh chuyên ngành Quản lý bất động sản (Mã ngành: 7580302_1). Đây được coi là triển vọng “làm giàu” hợp xu thế “đi trước đón đầu” dành cho các bạn thí sinh A00, A01, C01 và D01, khi mà dự báo tương lai gần, nhân lực dành cho ngành Quản lý bất động sản sẽ “khan hiếm”.
Sinh viên ngành Quản lý bất động sản của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng gắn với thực tiễn về quản lý xây dựng, kinh tế, tài chính, luật, kinh doanh, đầu tư, thẩm định, kinh tế xây dựng… liên quan đến lĩnh vực quản lý bất động sản, theo 3 nhóm kiến thức: Tổ chức công tác quản lý bất động sản; Kinh tế và định giá bất động sản; và Tổ chức kinh doanh và đầu tư bất động sản.
Quá trình học tập còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc trong thực tiễn như: thu thập thông tin và phân tích thị trường bất động sản, triển khai các dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, thực hiện thẩm định giá và quản lý dự án đầu tư bất động sản; kết hợp các kỹ năng mềm như đàm phán, xây dựng chiến lược, giao tiếp… Đặc biệt, sinh viên ngành này cũng có cơ hội được nâng cao kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc thực tập tại các tổng công ty, tập đoàn xây dựng, sàn giao dịch bất động sản.
Công nghệ đa phương tiện - xu thế tất yếu
![]() |
Công nghệ đa phương tiện (Mã ngành: 7480201_1) là chuyên ngành mới trong Tuyển sinh Đại học 2021, thuộc Khoa CNTT, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Với thời gian đào tạo 4,5 năm dành cho thí sinh khối A00, A01, D01, D07.
Được đào tạo bởi 2 khoa CNTT và Nội thất & Mỹ thuật Công nghiệp, chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện có điểm sáng định hướng đào tạo, được tham khảo các chương trình chuẩn của Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc, Ấn Độ, Singapore.
Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức nền tảng CNTT, thiết kế đồ họa, thương mại điện tử, thiết kế nội dung số, đồ họa đa phương tiện, lập trình phát triển sản phẩm đa phương tiện; nội dung thực hành đa dạng, số giờ thực hành chiếm gần 40% nội dung toàn khóa; các môn tự chọn phong phú, hướng tới kỹ năng rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên; đào tạo song hành cùng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Thiết kế đô thị - chuyên ngành của tương lai
![]() |
Thí sinh khối V00 (Tổ hợp môn xét tuyển: Toán - Lý - Vẽ (Vẽ nhân hệ số 2) thi đại học năm nay có thể quan tâm tới chuyên ngành mới của Khoa Quy hoạch đô thị và Nông thôn: Thiết kế đô thị (Nhóm ngành KTA01).
Thiết kế đô thị là một ngành học có tính chuyên môn cao và rất hấp dẫn nên đã được các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đưa vào giảng dạy từ đầu thế kỷ 20. Ở Việt Nam, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ quan trọng này.
Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp đại học, kiến trúc sư thiết kế đô thị có đủ năng lực để phát triển bản thân, dễ dàng hòa nhập với mọi đơn vị, cơ sở tiếp nhận lao động trong công việc thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn, kiến trúc, nội ngoại thất, cảnh quan cũng như quản lý đô thị.
Phương Dung
" alt=""/>4 ngành học mới ‘hút’ thí sinh của ĐH Kiến trúc Hà NộiCác cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện, tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian học sinh phải tạm dừng đến trường.
Bộ GD-ĐT cho rằng, cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19; nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Ở hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.
![]() |
Nhiều thách thức khi thực hiện chương trình mới
Năm nay, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới đối với lớp 6.
Các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng, hướng dẫn các modul 1,2,3 của chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về sách giáo khoa, mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách, trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%.
Một số hạn chế còn tồn tại theo đánh giá của Bộ GD-ĐT là: chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.
Thanh Hùng
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học diễn ra sáng nay (12/8).
" alt=""/>Năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới với lớp 6 được chuẩn bị ra sao?Chị Nguyễn Vũ Ngọc Bích, trưởng nhóm Thiện Tâm An chia sẻ, nhóm được thành lập từ năm 2003, hiện có gần 100 thành viên tham gia và rất nhiều tình nguyện viên đồng hành.
“Năm 2002 cùng các thầy ở Thiền Viện Sùng Phúc phát quà Tết cho các bệnh nhi ở K2, khi đó bệnh viện K3 Tân Triều chưa thành lập, tôi đã chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh éo le. Có những bé còn ít tuổi đã mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, chịu đựng nhiều đau đớn. Tình cờ tôi bắt gặp một nhóm phát cơm miễn phí cho các bệnh nhân, thấy việc làm đó vô cùng ý nghĩa. Từ đó, tôi cùng một số bạn bè đã thành lập nhóm nấu cơm chay", chị Bích chia sẻ.
Lúc đầu, nhóm của chị chỉ có vài thành viên, nhưng sau một thời gian lan toả, càng nhiều người biết đến, bày tỏ mong muốn cùng đồng hành với chị. Tất cả đều xuất phát từ tâm thiện, mong muốn "lá lành đùm lá rách".
Được biết, những ngày đầu thành lập, phần lớn chi phí để mua nguyên liệu đều do các thành viên trong nhóm tự bỏ tiền túi ra lo liệu. Sau đó, nhóm đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các mạnh thường quân. Các thành viện trong CLB cũng như nhà hảo tâm cùng chung tay đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần, hy vọng CLB ngày càng phát triển hơn về số lượng và chất lượng, đem đến nhiều niềm vui hơn cho người bệnh.
Chị Lê Thị Hằng đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, nói: “Đến đây chúng tôi đều là bệnh nhân mắc bệnh nặng khó khăn. Trong lúc bệnh tật như thế mà được mọi người giúp đỡ cả suất cơm, tôi cảm thấy rất ấm lòng".
Ngoài phát cơm chay miễn phí, hàng năm, nhóm còn kêu gọi xây dựng trường học mới và tổ chức chương trình tặng quà cho bà con nghèo ở vùng sâu vùng xa. Chị Ngọc Bích cũng như các thành viên đều mong rằng, nhóm Thiện Tâm An sẽ duy trì lâu dài và ngày càng lớn mạnh để phát thêm được nhiều suất cháo, suất cơm đến các hoàn cảnh khó khăn hơn nữa.